10. Khung cấu trúc của luận án
2.2. Thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo
2.2.4.6. Nhận thức của các giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết
thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả
Để trả lời vấn đề trên, một bài thống kê mơ tả đã được sử dụng để tính tốn trung bình và độ lệch chuẩn nhằm kiểm tra nhận thức của các giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Các kết quả thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 2.11 dưới đây.
Bảng 2.11: Thống kê mô tả về nhận thức của giảng viên về những yêu cầu cần thiết cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp
cận trải nghiệm
Những yêu cầu cần thiết cho thiết kế
dạy học theo tiếp cận trải nghiệm N Minimum Maximum Mean
Std. Deviation 1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên 100 2 5 3.16 .775 2) Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận
trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo 100 3 5 3.47 .594 3) Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận
trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra 100 2 5 3.48 .643
Kết quả thống kê trong Bảng 2.11 cho thấy các giảng viên chủ yếu dựa vào các yêu cầu về bối cảnh đào tạo và kết quả đầu ra đào tạo để thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (mean > 3.4). Mặc dù thừa nhận đặc điểm sinh viên cũng là một yêu cầu quan trọng cho thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả, nhưng các giảng viên vẫn ít dựa vào những yếu tố ‘hiểu biết về đặc điểm sinh viên’ để thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm (mean = 3.16 < 3.4). Do đó, cần phải đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học rõ ràng để hướng dẫn nhà giáo thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm.
Tiếp theo, một bài kiểm tra tương quan Spearman đã được thực hiện để kiểm tra xem liệu (1) ‘Hiểu biết về đặc điểm sinh viên’, (2) ‘Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo’, và (3) ‘Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra’ có phải là ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả hay khơng. Giả thuyết vơ hiệu của kiểm định Spearman phát biểu rằng ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả là khơng tương quan với nhau. Kết quả kiểm định Spearman cung cấp một bảng ma trận tương quan giữa ba yêu cầu cơ bản này được thể hiện trong Bảng 2.12.
Bảng 2.12. Ma trận tương quan Spearman giữa ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có
hiệu quả Correlations 1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên 2) Thiết kế dạy tích hợp theo tiếp cận trải
nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo
3) Thiết kế tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến
kết quả đầu ra 1) Hiểu biết về đặc điểm
sinh viên
Correlation Coefficient 1.000 .238* .202*
Sig. (2-tailed) . .017 .044
N 100 100
2) Thiết kế dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo
Correlation Coefficient 1.000 .749**
Sig. (2-tailed) . .000
N 100
3) Thiết kế tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra
Correlation Coefficient 1.000
Sig. (2-tailed) .
N
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Kết quả Bảng 2.12 cho thấy hệ số tương quan Spearman, rs, là dương và có ý nghĩa thống kê ( p < 0.05) trong tất cả các trường hợp. Hay nói khác đi, kết quả tương quan Spearman cho thấy có mối tương quan dương mạnh mẽ giữa ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả (rs > 0, p (2-tailed) < 0.05). Do đó có thể khẳng định rằng (1) ‘Hiểu biết về đặc điểm sinh viên’, (2) ‘Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm phù hợp với bối cảnh đào tạo’, và (3) ‘Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận
trải nghiệm hướng đến kết quả đầu ra’ chính là ba yêu cầu cơ bản cho việc thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả. Tuy nhiên thực trạng đang cho thấy các giảng viên chưa đề cao yếu tố ‘hiểu biết về đặc điểm sinh viên’ (mean = 3.16 < 3.4) trong thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Do đó, để cải thiện hơn nữa chất lượng bài giảng theo hướng tiếp cận trải nghiệm, các giảng viên cần phải dựa vào những hiểu biết về đặc điểm sinh viên để thiết kế và thực hiện dạy học.