Đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loạ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 51 - 53)

10. Khung cấu trúc của luận án

1.4.1. Đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loạ

1.4.1. Đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm loại theo tiếp cận trải nghiệm

Dựa vào mơ hình học tập trải nghiệm như Hình 1.5, những đặc trưng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có thể được rút ra, bao gồm:

1) Dạy tích hợp lí thuyết và thực hành trong những tình huống nghề nghiệp thực tiễn: Các bài giảng lý thuyết là rất phong phú nhưng nghèo nàn kinh

nghiệm thực tế, lý thuyết mang tính trừu tượng, đại diện cho kiến thức, trong khi các bài giảng thực hành là sự áp dụng các kiến thức và kinh nghiệm vào trong tình huống thực tế. Thiếu sự tương đồng giữa lý thuyết và thực hành làm giảm sự tương tác với các kinh nghiệm đã có và ngăn cản sự hình thành các kinh nghiệm mới của người học. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm sẽ mang lại sự thống nhất giữa lý thuyết và thực hành, hướng sự quan tâm của nhà giáo đến việc cải thiện những thiếu sót trong kinh nghiệm đã có của các cá nhân người học hơn là cung cấp mơ hình mẫu mực chung cho tất cả mọi người [49]. Khi người học được trải nghiệm trong những tình huống nghề nghiệp thực tiễn, những thiếu sót trong lí thuyết hoặc thực hành của họ sẽ được bộc lộ, và cần đến sự giúp đỡ của nhà giáo.

2) Dạy dựa trên quan điểm kiếm tạo để nâng cao vai trị của kinh nghiệm cá nhân trong những tình huống nghề nghiệp: Thuyết kiến tạo nhấn mạnh việc cá

nhân tự xây dựng kiến thức của riêng họ dựa trên sự trải nghiệm của bản thân trong môi trường học tập. Việc học tập không phải diễn ra bởi q trình chuyển thơng tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của người học; thay vào đó, mỗi người học tự xây dựng hiểu biết hợp lý mang tính cá nhân của riêng họ. Tức là ở đây người học đã sử dụng kinh nghiệm/ trải nghiệm của họ để hiểu một bài học, cịn nhà giáo thì sử dụng các phương pháp ‘nâng đỡ vừa sức’ (của Vygotsky) để thúc đẩy quá trình học tập chủ động của người học. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các trải nghiệm học tập của người học là diễn ra trong cả hai hình thức khách quan và chủ quan, chứ không phải chỉ là kiến thức chủ quan. Người học thường được tham gia vào các bài giảng, làm việc nhóm cùng nhau để đạt được các kiến thức chung, ‘khách quan’ về chủ đề, sau

đó họ vận dụng các kiến thức đó để tạo ra một sản phẩm ‘chủ quan’ theo suy nghĩ của riêng họ, giúp họ thỏa mãn sự tò mò, theo đuổi niềm đam mê và sửa đổi kinh nghiệm của bản thân. Động lực học tập của họ là những cảm giác mấp mé về năng lực và niềm tin vào kinh nghiệm đã có để giải quyết những vấn đề mới, nó mạnh mẽ hơn rất nhiều so với bất kỳ sự thúc đẩy từ bên ngồi. Do đó, nhà giáo nên tạo ra những nhiệm vụ học tập có tính chất thách thức và hấp dẫn người học, có liên quan đến cuộc sống, nghề nghiệp hiện tại hoặc tương lai của họ. Vai trò của nhà giáo như một người hướng dẫn, nâng đỡ từ phía sau, lấp đầy các thiếu sót, lỗ hỏng kiến thức bằng những lời khuyên. Đồng thời, tạo ra môi trường thuận lợi để người học trải nghiệm và đi đến kết luận của riêng mình khi đối diện với các tình huống nghề nghiệp. Sự hợp tác chia sẻ kinh nghiệm giữa người học với nhau sẽ san phẳng những khác biệt trong vốn kinh nghiệm đã có của cá nhân, hướng đến một chân lí chung, thành quả chung để mang lại sự thành cơng cho mỗi thành viên. Do đó, nhà giáo nên tổ chức cho sinh viên học bằng cách dạy lại cho nhau là một phương pháp hiệu quả.

3) Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng kiến thức, vừa là con đường để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp: Nhà giáo cần phải thấu hiểu các hoạt động trải

nghiệm như là một thực thể có hai khn mặt. Ở khn mặt thứ nhất, trải nghiệm là con đường để xây dựng kiến thức, giống như Kurt Lewin (1890-1947) sử dụng khái niệm “đào tạo bằng thực nghiệm” (Laboratory Training) để dạy các lý thuyết trừu tượng một cách thật sự sinh động và hấp dẫn. Chẳng hạn như một nhà giáo thay vì việc cố gắng giải thích một khái niệm trừu tượng bằng lời nói, hãy cho người học trải nghiệm một điều gì đó để nghiệm ra lý thuyết ẩn mình ở phía sau tình huống đó. Ở khn mặt thứ hai, trải nghiệm là con đường để đào tạo cho sinh viên thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của công việc. Hai mặt của trải nghiệm luôn chi phối và lệ thuộc lẫn nhau, trải nghiệm để xây dựng kiến thức, sau đó sẽ là trải nghiệm để rèn kĩ năng, và những vấn đề phát sinh sẽ lại kích hoạt chu trình học tập tiếp theo.

4) Tăng cường rèn luyện thói quen tự phản ánh các kinh nghiệm trong tình huống nghề nghiệp: Cuộc sống nghề nghiệp luôn thay đổi, chỉ đơn thuần sử

dụng các kiến thức và kĩ năng trong nhà trường sẽ không thể giúp người học làm việc suốt đời. Do đó, rèn luyện thói quen tự phản ánh kinh nghiệm của bản thân là điều vô cùng quan trọng để giúp người học thích ứng với cuộc sống và học tập suốt đời. Quá trình dạy học theo tiếp cận trải nghiệm sẽ dẫn dắt người học đi qua đầy đủ bốn pha

của học trải nghiệm, bắt đầu bằng sự thể hiện các kinh nghiệm đã có trong tình huống nghề nghiệp để nhận ra các sai lầm, các quan sát phản ánh sẽ giúp người học nhận ra những gì là tốt và những gì cần sửa đổi, từ đó họ tìm kiếm những ý tưởng, cách làm làm mới, và cuối cùng là các thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm mới. Cứ như vậy, chu trình này liên tục lặp lại trong mỗi bài học, dần dần sẽ hình thành thói quen học tập suốt đời cho người học.

Tóm lại, các đặc trưng của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng đặt trọng tâm của việc dạy học vào việc bù đắp, lấp đầy những thiếu sót trong vốn kinh nghiệm đã có của người học thơng qua những hoạt động trải nghiệm thực tế của chính họ. Việc thu nhận kiến thức chủ yếu diễn ra bằng sự kiến tạo khi sinh viên trải nghiệm trong các tình huống nghề nghiệp thực tiễn, chứ không phải sự chuyển giao kiến thức từ người dạy sang người học. Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng kiến thức, vừa là con đường để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp. Những đặc trưng này giúp phân biệt tương đối giữa dạy học theo tiếp cận trải nghiệm với các kiểu dạy khác, chẳng hạn như kiểu dạy ‘thông báo – thu nhận’ tập trung vào thuyết trình, giải thích minh họa; kiểu ‘làm mẫu – tái tạo’ tập trung vào việc sao chép, bắt chước mẫu có sẵn; kiểu ‘vấn đề - nghiên cứu’ tập trung vào dẫn dắt sinh viên suy nghĩ và hành động để giải thích một nguyên lí khoa học.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)