Những khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 38 - 42)

10. Khung cấu trúc của luận án

1.2. Những khái niệm công cụ

1.2.1. Kinh nghiệm và trải nghiệm

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (2003), Kinh nghiệm là “Điều hiểu

biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải” [33, tr. 529]; Trải nghiệm là “trải qua, kinh qua” [33, tr. 1020].

Trong Tiếng Anh, thuật ngữ ‘Kinh nghiệm’ và ‘Trải nghiệm’ đều là ‘Experience’. Khi là một danh từ, ‘Experience’ được hiểu là ‘Kinh nghiệm’, và khi là một động từ, ‘Experience’ được hiểu là ‘Trải nghiệm’. Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford Online, kinh nghiệm được hiểu ở ba ý nghĩa, thứ nhất nó là “các kiến thức và

kĩ năng mà con người đã đạt được khi làm việc gì đó trong một khoảng thời gian”,

thứ hai, nó là “các sự kiện hoặc kiến thức được chia sẻ bởi tất cả các thành viên của

một nhóm cụ thể trong xã hội”, và thứ ba, nó là “những điều đã xảy ra với con người ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của họ”. Cũng theo Từ điển Tiếng Anh Oxford

Online, trải nghiệm được hiểu ở hai ý nghĩa, thứ nhất, nó là “trải qua điều gì đó để

hiểu một tình huống cụ thể ảnh hưởng đến bạn hoặc xảy ra với bạn”, thứ hai, nó là

“trải qua điều gì đó để có hoặc nhận thức một cảm xúc cụ thể hoặc cảm giác vật lí”. Như vậy, bản chất của kinh nghiệm là kết quả của việc tham gia hành động hoặc tiếp xúc trực tiếp với điều gì đó. Các đặc trưng chính của kinh nghiệm gồm: i) các kiến thức và kĩ năng mà con người đã đạt được khi làm điều gì đó; ii) được chia sẻ bởi các thành viên của một nhóm cụ thể trong xã hội (tức là tiếp xúc nghe, nhìn, thảo luận); và iii) ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của họ. Đến đây, chúng ta có thể định nghĩa: Kinh nghiệm là những kiến thức và kĩ năng mà con người có được khi

tham gia hành động trực tiếp hoặc được chia sẻ bởi các thành viên của một nhóm cụ thể trong xã hội; tất cả những kết quả đó ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi của họ.

Trong khi đó, bản chất của trải nghiệm là q trình tham gia hành động hoặc tiếp xúc trực tiếp với sự vật hiện tượng. Các đặc trưng chính của trải nghiệm gồm: i)

quá trình trải qua (hay làm, hành động) một điều gì đó có ý nghĩa hoặc xảy ra với bản thân; ii) hiểu (hay nghiệm ra, ngẫm lại) ý nghĩa của một tình huống cụ thể hoặc một cảm xúc cụ thể. Đến đây, chúng ta có thể định nghĩa: Trải nghiệm là quá trình

trải qua (làm, hành động) một điều gì đó và nghiệm ra (xem, ngẫm) ý nghĩa của một tình huống cụ thể hoặc một cảm xúc cụ thể.

Mục đích chính của đào tạo nghề là đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho sản xuất có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo [34]. Vì vậy trong luận án này, tác giả nghiên cứu sẽ giải thích rõ hơn hai khái niệm trải nghiệm và kinh nghiệm dưới phương diện đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Cụ thể như sau:

- Kinh nghiệm là các năng lực hành nghề bao gồm kiếm thức và kĩ năng nghề nghiệp mà người học có được trong q trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại khi được tham gia trực tiếp trong thực hành nghề nghiệp hoặc được chia sẻ bởi các thành viên của lớp/ nhóm.

- Trải nghiệm là một quá trình tham gia thực hành nghề và nghiệm ra những ý nghĩa của các nhiệm vụ/ công việc nghề nghiệp Cắt gọt kim loại, trong đó cá nhân sử dụng vốn kinh nghiệm đã có để tương tác với các nhiệm vụ nghề nghiệp và những thông tin thu được sẽ phản ánh trở lại bộ não tạo nên những hiểu biết mới/ kinh nghiệm mới về nhiệm vụ nghề nghiệp đó. Những kinh nghiệm mới này giúp cá nhân hình thành những ý tưởng mới cho những lần trải nghiệm trong tương lai.

Như vậy, cũng giống như mọi khái niệm “quá trình” khác, trải nghiệm cũng bao gồm ba yếu tố là: (1) đầu vào, (2) diễn biến, và (3) kết quả. Trong đó, kinh nghiệm

đã có là vật liệu đầu vào của trải nghiệm, các hoạt động làm và ngẫm để sửa đổi kinh

nghiệm là diễn biến của trải nghiệm, sau đó người học đúc rút ra một kinh nghiệm

mới chính là kết quả của trải nghiệm.

1.2.2. Học tập trải nghiệm

Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford Online, tính từ ‘trải nghiệm’ (Experiential) được hiểu là “dựa vào hoặc liên quan đến trải nghiệm”. Tính từ ‘trải nghiệm’ đứng trước danh từ để giải thích những yếu tố khởi nguồn và rút ra từ trải nghiệm, chẳng hạn như học tập trải nghiệm, marketing trải nghiệm, du lịch trải nghiệm. Như vậy, một cách đơn giản chúng ta có thể hiểu ‘học tập trải nghiệm là việc học mà kiến thức

Theo Bates (2015), học tập trải nghiệm được hiểu là một quá trình học tập diễn ra bằng kinh nghiệm và trải nghiệm của các nhân [48].

Theo Kolb (1984) định nghĩa: “Học tập trải nghiệm là một quá trình, trong đó

kiến thức được tạo ra thơng qua việc sửa đổi kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự kết hợp của việc nhận thức và sửa đổi kinh nghiệm” [66, tr.38], [67], [68]. Trong khái

niệm này, Kolb sử dụng nhấn mạnh việc ‘sửa đổi kinh nghiệm’ như là con đường để xây dựng kiến thức. Cho đến nay, định nghĩa học tập trải nghiệm của Kolb được các học giả nghiên cứu thừa nhận, ủng hộ và giải thích rõ hơn trong các bối cảnh giáo dục khác nhau. Kolb đưa ra ba thuộc tính bản chất để phân biệt học tập trải nghiệm với các kiểu học tập khác (chẳng hạn như học bằng làm, học bằng bắt chước, học bằng suy nghĩ lí trí), bao gồm: i) nhấn mạnh vào q trình thích ứng hơn là các kết quả; ii) kiến thức là một quá trình sửa đổi liên tục của kinh nghiệm, chứ khơng là một thực thể độc lập được truyền đi bởi giáo viên; và iii) các trải nghiệm học tập là trong cả hai hình thức khách quan và chủ quan. Chẳng hạn, việc tham gia vào các bài giảng, làm việc nhóm cùng nhau sẽ giúp người học đạt được các kiến thức ‘khách quan’ về chủ đề, sau đó họ vận dụng các kiến thức đó để tạo ra một sản phẩm ‘chủ quan’ có ý nghĩa với cuộc sống của họ, giúp họ thích nghi với cuộc sống và liên tục sửa đổi kinh nghiệm để cải thiện cuộc sống. Những thuộc tính bản chất này khác biệt tương đối với các kiểu học tập khác, chẳng hạn như học bằng sao chép bắt chước (theo các nguyên mẫu cho trước), học bằng làm (theo các thí nghiệm kiểm chứng), học bằng suy nghĩ lí trí (tập trung vào khả năng lập luận, tư duy khoa học).

Theo Đặng Thành Hưng (2012), “Học tập trải nghiệm là sự tham gia của cá

nhân và nhóm người học vào các quan hệ, các tình huống, và sự hợp tác, chia sẻ với nhau các giá trị, kinh nghiệm trong cơng việc, trong q trình lựa chọn, đánh giá, ra quyết định… Nội dung chủ yếu của q trình học tập này chính là những trải nghiệm thực tế, trực tiếp của người học, những cảm nhận và đánh giá mấp mé giữa tình cảm và lí trí, giữa cân nhắc và quyết đốn, giữa trừu tượng và cụ thể, giữa thực chứng và suy luận, giữa logic và phi logíc” [19, tr.34]. Như vậy, Đặng Thành Hưng cũng nhấn

mạnh những kiến thức và kĩ năng mà người học có được khi được chia sẻ bởi nhóm và được tham gia những trải nghiệm thực tế, trực tiếp.

Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể diễn giải rõ hơn khái niệm học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại (trong phạm vi đào tạo các mô đun chuyên môn nghề) như sau:

Học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại là một quá trình học nghề chính quy, trong đó các sinh viên thu được các kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong các ‘mô đun chuyên môn nghề’ thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, thiết kế công nghệ gia công và trải nghiệm trực tiếp các nhiệm vụ gia công trên các máy công cụ Cắt gọt kim loại.

Định nghĩa trên cho thấy những đặc trưng cơ bản của học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại, gồm:

- Sự chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh viên với sinh viên, sinh viên với giảng viên để đạt được sự hiểu biết chung, khách quan về lí thuyết.

- Sinh viên sử dụng lí thuyết để thiết kế phương pháp gia công đảm bảo phù hợp và tối ưu với các máy cơng cụ hiện có.

- Trải nghiệm trực tiếp các nhiệm vụ gia công trên các máy công cụ Cắt gọt kim loại như máy phay, máy tiện, máy phay CNC, máy tiện CNC.

1.2.3. Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm

Từ bản chất của kinh nghiệm, trải nghiệm và học tập trải nghiệm đã phân tích ở trên, chúng ta có thể định nghĩa: Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là tập hợp các

thiết kế và thực hiện dạy học, trong đó nhà giáo tạo lập mơi trường trải nghiệm phù hợp, và khuyến khích người học chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, sáng tạo và trải nghiệm thực tế.

Kết hợp với khái niệm về ‘học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại’ đã phân tích ở mục trên, chúng ta cũng có thể định nghĩa rõ hơn: Dạy học theo

tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại là tập hợp các thiết kế và thực hiện dạy học, trong đó nhà giáo tạo lập mơi trường trải nghiệm tích hợp lí thuyết – thực hành, và khuyến khích các sinh viên sáng tạo, chia sẻ các kinh nghiệm cho nhau, thiết kế phương pháp gia công và trải nghiệm trực tiếp các nhiệm vụ gia công trên các máy công cụ Cắt gọt kim loại.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)