Quan điểm của các giảng viên về sự phù hợp của dạy học các mô đun

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 95 - 98)

10. Khung cấu trúc của luận án

2.2. Thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo

2.2.4.7. Quan điểm của các giảng viên về sự phù hợp của dạy học các mô đun

đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm với cấu trúc

giáo án tích hợp

Các phân tích từ cơ sở lí luận đã cho thấy thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là phù hợp nhất với loại giáo án tích hợp. Nhưng vấn đề này cũng cần được làm rõ trong thực tiễn bởi các quan điểm của giảng viên. Dữ liệu khảo sát cho vấn đề này được xử lí theo đồ thị tần suất phần trăm, và được trình bày trên Bảng 2.13 dưới đây.

Bảng 2.13: Quan điểm của các giảng viên về sự phù hợp của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm với cấu trúc giáo án

tích hợp

Tần suất Phần trăm Các giảng viên có đồng ý rằng

dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là phù hợp nhất với giáo án tích hợp? Rất không đồng ý 0 0 Không đồng ý 2 2.0 Phân vân 5 5.0 Đồng ý 47 47.0 Rất đồng ý 46 46.0 Total 100 100.0

Kết quả trong Bảng 2.13 cho thấy có 93 giảng viên (93%) đồng ý rằng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là phù hợp nhất với giáo án tích hợp. Điều đó cho thấy những phân tích trong cơ sở lí luận là phù hợp với thực tiễn bởi các quan điểm của giảng viên. Do đó, thiết kế dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là cần được triển khai trong hình thức giáo án tích hợp.

Kết luận chương 2

Kết quả phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình đã cho thấy dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có thể vận dụng với các bài tích hợp giữa lí thuyết và thực hành trong các mô đun chuyên môn nghề và định hướng lao động sản xuất.

Kết quả khảo sát đã giải quyết được vấn đề là đánh giá thực trạng của dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Mục đích chính là đánh giá thực trạng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại dưới phương diện học tập trải nghiệm. Cụ thể, đã có bảy vấn đề nghiên cứu chính được trả lời bằng dữ liệu khảo sát và đưa đến những phát hiện thú vị về thực trạng.

(1) Có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các dạng hoạt động học tập trải nghiệm được sử dụng bởi các giảng viên trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (χ2=40.511, p=0.00). Trong đó, ‘nghiên cứu lí thuyết về các phương pháp và quy trình gia cơng’ và ‘quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp’ là những dạng hoạt động trải nghiệm được thiết kế thường xuyên bởi các giảng viên trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại. Hoạt động ‘lập quy trình cơng nghệ gia cơng’ có thứ hạng trung bình rất thấp cho thấy đây là các hoạt động ít được quan tâm nhất bởi các giảng viên, và cần đề xuất giải pháp tăng cường đối với các sinh viên.

(2) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về mức độ sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Các giảng viên chủ yếu vẫn sử dụng các hoạt động học tập trải nghiệm với trung tâm là giảng viên, chưa sử dụng nhiều các hoạt động học tập trải nghiệm lấy sinh viên là diễn viên của lớp học. Do đó, cần có giải pháp tăng cường thiết kế các hoạt động học tập trải nghiệm chủ động để giúp các sinh viên có thể tham gia học tập như một ‘diễn viên’.

(3) Có sự khác biệt tổng thể có ý nghĩa thống kê giữa các thứ hạng trung bình về các hình thức học tập trải nghiệm được sử dụng bởi các giảng viên trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại (χ2=11.070, p=0.00). Các hình thức ‘Trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật’ là hình thức quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất bởi các giảng viên trong dạy học các mô đun chuyên

mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Các hình thức học tập trải nghiệm khác cũng rất quan trọng, nhưng khi triển khai gặp nhiều khó khăn do sự tham gia của nhiều bên liên quan, chẳng hạn như kinh phí của nhà trường, hợp đồng liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp… Do vậy, các giải pháp đề xuất trong luận án sẽ tập trung vào hình thức học tập trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành.

(4) Các giảng viên đồng ý với những đặc trưng chính của dạy học các mơ đun chun mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng mà luận án đã chỉ ra. Cụ thể, ‘Dạy tích hợp lí thuyết và thực hành trong những tình huống nghề nghiệp thực tiễn’, ‘Dạy dựa trên quan điểm kiếm tạo để nâng cao vai trò của kinh nghiệm cá nhân trong những tình huống nghề nghiệp’, ‘Trải nghiệm vừa là con đường để xây dựng kiến thức, vừa là con đường để rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp’ và ‘Tăng cường rèn luyện thói quen tự phản ánh các kinh nghiệm trong tình huống nghề nghiệp’ là những đặc trưng chính của dạy học các mơ đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm trình độ cao đẳng.

(5) Ngoài ra, các cơ sở và những yêu cầu cần thiết cho thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm cũng được làm rõ trong thực tiễn bởi quan điểm của giảng viên. Mặc dù thừa nhận đặc điểm sinh viên là một cơ sở quan trọng cho thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, nhưng các giảng viên vẫn ít dựa vào những yếu tố ‘hiểu biết về đặc điểm sinh viên’ để thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Do đó, cần phải có một tiến trình rõ ràng cho giảng viên để thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Cuối cùng, có 93% giảng viên đồng ý rằng dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là phù hợp nhất với cấu trúc giáo án tích hợp. Do đó, trong Chương 3, các thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm sẽ được triển khai trong hình thức giáo án tích hợp.

Chương 3:

TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN DẠY HỌC CÁC MÔ ĐUN CHUN MƠN NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG THEO TIẾP CẬN TRẢI NGHIỆM

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)