Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 99 - 107)

10. Khung cấu trúc của luận án

3.2. Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt

môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm

Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học là một tập hợp các bước để hướng dẫn nhà giáo phát triển các bài giảng, bắt đầu từ thiết kế cho đến thực hiện và đo lường kết quả. Hình 3.1 dưới đây mơ tả một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm. Tiến trình này là sự hiện thực hóa các cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm (Hình 1.6 và Hình 1.7) vào trong thực tiễn giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam, giúp các nhà giáo dễ dàng tiếp cận và áp dụng trong thiết kế và thực hiện dạy học. Theo đó, tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm bao gồm bốn bước: 1) phân tích đặc điểm sinh viên, 2) phân tích bối cảnh đào tạo, 3) thiết kế và thực hiện dạy học, và 4) đánh giá kết quả học tập.

+ Bước 1 – phân tích đặc điểm sinh viên bao gồm ba cơng việc: phân tích kinh nghiệm đã có, các hoạt động học bằng lao động sản xuất và động cơ học tập của sinh viên Cắt gọt kim loại.

+ Bước 2 – phân tích bối cảnh đào tạo bao gồm ba cơng việc: phân tích chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề và nguồn lực vật chất trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại.

+ Bước 3 – thiết kế và thực hiện dạy học bao gồm việc thiết kế nội dung trải nghiệm, thiết kế và thực hiện các hoạt động học tập trải nghiệm và hoạt động dạy học theo tiếp cận trải nghiệm.

+ Bước 4 – đánh giá kết quả học tập bao gồm việc thiết kế và thực hiện đánh giá các kiến thức gia công và kỹ năng thực hành nghề nghiệp của sinh viên.

Hình 3.1: Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm

Phân tích chi tiết tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm:

Bước 1: Phân tích đặc điểm sinh viên

(1) Về kinh nghiệm đã có: Nhà giáo có thể sử dụng kết hợp hai cách thức đơn

giản sau:

- Chẩn đoán về những kiến thức, kinh nghiệm mà sinh viên đã có trong các bậc học trước (đặc biệt là mơn công nghệ và các môn khoa học tự nhiên), môn học/bài học trước trong chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại.

- Tổ chức cho sinh viên phản ánh kinh nghiệm ở cuối bài học trước để khai thác trực tiếp các kinh nghiệm đã có của sinh viên. Nội dung phản ánh tập trung vào những sự kiện sinh viên đã trải nghiệm trong cuộc sống. Có thể giao cho sinh viên

một nhiệm vụ (giống như một bài tập về nhà) có liên quan đến những trải nghiệm đó họ chia sẻ trong bài học sau.

(2) Về hoạt động chủ đạo - học bằng lao động sản xuất

- Nhà giáo cần nắm chắc về hoạt động chủ đạo của lứa tuổi sinh viên. Đó là học bằng lao động sản xuất để xây dựng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và thái độ nghề nghiệp của sinh viên.

- Ngoài ra, giáo viên cũng nên dự cảm về những đặc điểm tâm sinh lí, thể chất lao động của sinh viên để có thể thiết kế các nhiệm vụ vừa sức.

(3) Động cơ học tập

- Điều tra kì vọng, mối quan tâm của sinh viên trong nghề nghiệp.

- Thu thập các thông tin về ngữ cảnh cuộc sống cơng nghệ của sinh viên gắn với tình hình kinh tế xã hội của địa phương.

Từ dữ liệu thu thập được, nhà giáo chọn ra những kinh nghiệm có giá trị nhất, mối quan tâm chủ yếu của sinh viên để đưa vào thiết kế dạy học.

Dưới đây là ba câu hỏi cần thiết cho nhà giáo để đánh giá chẩn đoán (diagnostic assessment) đặc điểm sinh viên trước khi thiết kế giảng dạy:

(1) Các sinh viên của tơi đã có trước những kinh nghiệm (kiến thức, kĩ năng) cần thiết gì để hồn thành thành cơng các nhiệm vụ bài học?

(2) Về các kiến thức tiên quyết, cái gì là điểm yếu (lỗ hổng) kiến thức và kĩ năng của sinh viên cho nhiệm vụ học tập và tôi sẽ bổ sung khoảng trống kiến thức đó như thế nào?

(3) Mối quan tâm và động lực của sinh viên là gì?

Bước 2: Phân tích bối cảnh đào tạo

(1) Về chương trình đào tạo

Nhà giáo cần nắm rõ triết lí của đào tạo theo tiếp cận năng lực, đó là vừa xem năng lực là kinh nghiệm đã có, vừa xem năng lực là kết quả đào tạo. Bản chất của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm là phát triển kinh nghiệm đã có của sinh viên hướng đến đạt được kết quả đào tạo.

(2) Về tiêu chuẩn nghề Cắt gọt kim loại

Theo Nghị định 31/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/3/2015, các sinh viên tốt nghiệp chương trình cao đẳng nói chung và nghề Cắt gọt kim loại nói riêng được

tham dự đánh giá, cấp chứng chỉ kĩ năng nghề quốc gia ở trình độ kĩ năng nghề bậc 3 (Điều 16, mục 3, khoản c) [27]. Do vậy, nhà giáo cần phải nghiên cứu và hiểu rõ về tiêu chuẩn nghề Cắt gọt kim loại tương ứng với trình độ kĩ năng nghề bậc 3. Trong đó, các sinh viên được yêu cầu vận hành thành thạo các máy Cắt gọt kim loại như máy tiện, máy phay, máy mài; gia công các chi tiết máy thơng dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra 1.25; lập được chương trình gia cơng, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện, phay CNC) để gia công các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5. Nhà giáo có thể sử dụng phương pháp đọc các bản vẽ kỹ thuật hoặc bản thiết kế để xác định xem tiêu chuẩn gia cơng sản phẩm đó có tương ứng với trình độ kĩ năng nghề bậc 3 hay khơng. Nếu có thì có thể lựa chọn nhiệm vụ đó để sinh viên trải nghiệm.

(3) Về nguồn lực vật chất

Mọi chiến lược dạy học đều phải dựa vào nguồn lực vật chất, kinh phí, vật liệu, hệ thống máy móc hiện có tại trường. Nhà giáo có thể sử dụng phương pháp quan sát để điều tra nguồn lực vật chất hỗ trợ đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để thực hiện dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Việc xác định rõ chủng loại và thông số kỹ thuật của thiết bị, máy móc sẽ giúp nhà giáo xây dựng được các quy trình vận hành và gia cơng thích hợp, cũng như đưa ra nhận xét liệu một quy trình cơng nghệ gia cơng được lập bởi sinh viên có thể thực hiện gia cơng trên máy móc hiện có của nhà trường hay khơng.

Bước 3: Thiết kế và thực hiện dạy học

Từ việc khả năng vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại (mục 3.1) cho thấy kiểu bài tích hợp là thích hợp nhất để thiết kế và thực hiện theo tiếp cận trải nghiệm trong các mô đun chuyên môn nghề. Biểu mẫu giáo án tích hợp là được quy định trong Quyết định số 62/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Mặc dù có nhiều phương pháp sư phạm khác nhau có thể sử dụng trong giáo án tích hợp nhưng cấu trúc giáo án và tiến trình thực hiện là được thống nhất chung, gồm các phần: tên bài, mục tiêu của bài, đồ dùng và trang thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học, và thực hiện

bài học. Trong đó, cơng việc thực hiện dạy học bao gồm các giai đoạn: dẫn nhập, giới thiệu chủ đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, hướng dẫn tự học.

- Từ việc phân tích chương trình đào tạo, nhà giáo sẽ xác định được tên bài,

mục tiêu và nội dung của bài. Nói chung, tên bài, mục tiêu và nội dung của bài, thời

lượng của bài được quy định cụ thể trong chương trình mơ đun chun mơn.

- Từ việc phân tích nguồn lực vật chất, nhà giáo sẽ xác định được các đồ dùng

và trang thiết bị dạy học cụ thể. Ngồi ra, nhà giáo có thể chuẩn bị thêm các đồ dùng

và trang thiết bị khác để tăng cường trải nghiệm cho sinh viên, chẳng hạn như chuẩn bị về các phần mềm mơ phỏng Cắt gọt kim loại, ví dụ phần mềm SSCNC, Master CAM và CREO.

- Trong phần hình thức tổ chức dạy học, nhà giáo sẽ lựa chọn hình thức học tập trải nghiệm phù hợp nhất với bài học, có thể là hình thức trải nghiệm với các dự án kỹ thuật, trải nghiệm với các chuyến đi thực địa công nghiệp, trải nghiệm với các cuộc thi thiết kế kỹ thuật, trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật, trải nghiệm trong các hội thảo ngoại khóa/ bài giảng khách mời, trải nghiệm thực tập sản xuất công nghiệp kết hợp với phản ánh bằng nhật kí học tập. Trong đó, hình thức học bằng trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật là hình thức tổ chức dạy học quen thuộc và dễ thực hiện nhất với giảng viên, được khuyến nghị nên sử dụng để dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong các mô đun chuyên môn nghề.

- Trong phần thực hiện bài học của giáo án, nhà giáo cần thiết kế chi tiết nội dung, hoạt động học tập trải nghiệm của sinh viên, hoạt động dạy học theo tiếp cận trải nghiệm của nhà giáo. Đối với nội dung học tập, nhà giáo sẽ cần chuyển hóa nội dung trừu tượng trong tài liệu chuyên môn thành các nhiệm vụ trải nghiệm của sinh viên. Ngoài ra, nhà giáo cần căn cứ vào thời khóa biểu và khối lượng nội dung để xác định xem bài học sẽ được thực hiện trong mấy ‘ca’ học. Tiến trình thực hiện dạy học bao gồm: dẫn nhập, giới thiệu chủ đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề, hướng dẫn tự học. Tương ứng với mỗi nội dung, nhà giáo thiết kế các hoạt động trải nghiệm của sinh viên và các hoạt động giảng dạy của nhà giáo. Các hoạt động học tập cần dẫn dắt sinh viên đi qua bốn pha trải nghiệm gồm 1) thực hành gia công Cắt gọt kim loại, 2) quan sát phản ánh về tình huống nghề nghiệp, 3) lý thuyết về các phương pháp và quy trình gia cơng, 4) lập quy trình cơng nghệ gia công theo bản vẽ/ bản thiết kế.

Bảng 3.1 mô tả khái quát công việc thiết kế cụ thể.

Bảng 3.1: Tóm tắt tiến trình thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại

Nội dung Gợi ý hoạt động dạy Gợi ý hoạt động học 1. Dẫn nhập

Tình huống nghề nghiệp thực tế

- Tổ chức trải nghiệm tình huống

- Chiếu video và giải thích

- Tổ chức làm việc thực tế

- Trải nghiệm làm thử tình huống nghề nghiệp

- Xem video hoặc xem thí nghiệm, mơ phỏng - Trải nghiệm làm thực tế nghề nghiệp 2. Giới thiệu chủ đề - Tên bài - Mục tiêu

- Nội dung khái quát

- Tổ chức thảo luận toàn lớp, phản ánh kinh nghiệm các nhân

- Thảo luận toàn lớp về mục tiêu, nội dung khái quát của bài

- Câu hỏi ngắn/ thảo luận/ nhật kí học tập để phản ánh về kinh nghiệm đã có trong tình huống.

- Thảo luận, thống nhất về mục tiêu, nội dung khái quát của bài.

3. Giải quyết vấn đề

Cơng việc/ kĩ năng 1

- Tình huống trải nghiệm với kỹ năng 1

- Phản ánh tình huống trải nghiệm

- Lý thuyết chuyên môn liên quan đến công việc/ kĩ năng 1

- Nội dung mô phỏng với SSCNC, Master CAM và CREO

- Quy trình gia cơng

- Tổ chức trải nghiệm, làm mẫu thí nghiệm…

- Hướng dẫn thảo luận toàn lớp.

- Hướng dẫn đọc tài liệu, câu hỏi truy vấn tìm tịi, hướng dẫn khám phá. - Lập mô phỏng và trình diễn mơ phỏng.

- Hướng dẫn SV nghiên cứu tài liệu, kết hợp làm mẫu của GV

- Trải nghiệm công việc bằng video/ làm thử hoặc làm thực tế.

- Thu thập thông tin, xác nhận cái đã biết và chưa biết. - Đọc tài liệu/ bài giảng để học lí thuyết mới. Hoặc sử dụng phần mềm mô phỏng SSCNC, Master CAM và CREO để hướng dẫn kiến thức mới.

- SV nghiên cứu tài liệu và quan sát, rút ra kiến thức về quy trình gia cơng

Nội dung Gợi ý hoạt động dạy Gợi ý hoạt động học

- Bản vẽ / bản thiết kế chi tiết cơ khí cần gia công

- Luyện tập/ Thực hành/ bài tập

Công việc/ kĩ năng 2

Công việc/ kĩ năng n Kiểm tra quá trình

- Giao nhiệm vụ, hướng dẫn biểu mẫu thực hiện. Tổ chức chia sẻ kết quả.

- Tổ chức vị trí luyện tập, giám sát, uốn nắn SV.

Kết nối công việc/ kỹ năng 1 với kỹ năng 2 và thiết kế chu trình trải nghiệm lần 2.

- Vận dụng kiến thức để lập quy trình cơng nghệ gia công, sau đó thảo luận nhóm/ lớp để chia sẻ kết quả cho nhau.

- Thực hành gia công chi tiết theo quy trình cơng nghệ gia cơng đã lập, và thực hành nhiều lần.

Lặp lại chu trình học tập trải nghiệm trong các cơng việc/ kĩ năng tiếp theo của bài.

4. Kết thúc vấn đề

- Kiến thức gia công

- Kĩ năng thực hành

- Đúc kết kinh nghiệm

- Tổ chức cho sinh viên tự đánh giá quy trình gia cơng

- Hướng dẫn sinh viên tự đánh giá sản phẩm theo bảng tiêu chí.

- Yêu cầu sinh viên đề xuất những cải thiện trong lần trải nghiệm tiếp theo.

- Phản ánh về sự tối ưu của quy trình gia cơng đã được lập

- Tự đánh giá sản phẩm cơ khí được gia cơng.

- Đề xuất những cải thiện trong lần thực hành tiếp theo.

5. Hướng dẫn tự học

- Bài tập về nhà/ tình huống tự trải nghiệm - Khái quát ca học tiếp theo.

- Tổ chức thảo luận tình huống

- Giới thiệu khái quát ca học tiếp theo

- Thảo luận về tình huống tự trải nghiệm

- Tự đọc tài liệu, tìm kiếm thơng tin.

Bước 4: Đánh giá kết quả học tập

Đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận trải nghiệm là đánh giá hướng vào sự tiến bộ trong kinh nghiệm của sinh viên so với tiêu chuẩn nghề nghiệp (tập trung vào kĩ năng hành nghề và tôn trong sự độc đáo về vốn kinh nghiệm đã có của sinh viên), đối lập hoàn toàn so với đánh giá truyền thống (thường hướng vào đánh giá kiến thức, phân loại và xếp hạng sinh viên). Do vậy, đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận trải nghiệm là đánh giá sự tiến bộ trong kinh nghiệm của sinh viên sẽ mang lại ý nghĩa hơn là việc tổng kết và phân loại học lực của họ.

Trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, một nhiệm vụ học tập có thể có nhiều giải pháp khác nhau được thực hiện do vốn kinh nghiệm đã có ở mỗi cá nhân là khác nhau, và do vậy kết quả học tập cũng khó dự đốn trước. Vì vậy, đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận trải nghiệm là nhấn mạnh vào cả đánh giá quá trình (cách mà mỗi sinh viên tiếp cận vấn đề) và đánh giá tổng kết để xem xét sự thành công của cá nhân trong việc sử dụng kinh nghiệm đã có để phát triển bản thân.

Do sự khác biệt về vốn kinh nghiệm, về cách tiếp cận giải quyết vấn đề và về kết quả giữa các sinh viên trong dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, những tiêu chí chính để đánh giá kết quả học tập sẽ bao gồm [16]:

- Tính thích hợp: Giải pháp có thích hợp với vấn đề khơng?

- Tính khả thi: Giải pháp có thể triển khai trong bối cảnh cơng nghệ (thiết bị,

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)