10. Khung cấu trúc của luận án
1.4.2. Tiếp cận lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên
chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm
Việc thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm có liên quan đến rất nhiều yếu tố như các điều kiện máy móc gia cơng hiện có tại xưởng trường, tiêu chuẩn kĩ năng nghề, các kinh nghiệm đã có của người học, lựa chọn các hình thức học tập trải nghiệm, chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại… Do đó, để bao quát tất cả các yếu tố này, việc thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm cần phải dựa trên một mơ hình lí thuyết cơ sở để thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố trên và chỉ dẫn thiết kế giảng dạy cụ thể. Mơ hình dạy và học của Biggs (1993) [54] đã được sử dụng để phát triển một mơ hình chỉ dẫn thiết kế dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm (Hình 1.6).
Hình 1.6: Mơ hình mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm
Mơ hình mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại theo tiếp cận trải nghiệm là một mơ hình lí thuyết mơ tả các yếu tố mà nhà giáo cần xem xét khi thiết kế dạy học. Các mối quan hệ giữa các yếu tố là các tương tác hai chiều, nhưng các mũi tên ‘đậm’ là chỉ chiều hướng quan tâm chính trong thiết kế giảng dạy của nhà giáo. Theo chiều mũi tên chính này, có ba vấn đề chính mà nhà giáo cần quan tâm khi thiết kế dạy học.
1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên
Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm đòi hỏi các nhà giáo phải hiểu biết về các kinh nghiệm đã có của sinh viên, các hoạt động học tập chủ đạo (học bằng lao động sản xuất) và động cơ học tập của họ. Liên kết những kinh nghiệm đã có với bối cảnh đào tạo cụ thể (bao gồm chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề và nguồn lực vật chất) để hướng tâm trí của sinh viên đến các kết quả học tập của họ (bao gồm các kiến thức gia công và kĩ năng thực hành nghề nghiệp). Giảng viên cũng nên cho phép sinh viên phản ánh các kinh nghiệm của họ.
- Về kinh nghiệm đã có: Mặc dù vốn kinh nghiệm lao động chưa nhiều như
người lớn, nhưng bù lại sinh viên cao đẳng đã tốt nghiệp chương trình giáo dục phổ thơng nên họ đã có những kiến thức cơ bản về tốn, khoa học tự nhiên làm nền tảng để giải thích các hiện tượng trong các thiết bị, máy móc và hệ thống cơ khí. Các sinh viên cũng đã được học các khái niệm cơ bản liên quan đến ngành nghề cơ khí thơng qua các môn Công nghệ và các môn học nghề ở chương trình phổ thơng. Ngồi ra, kiến thức từ các mơn học cơ sở ngành chính là các kinh nghiệm nền tảng quan trọng
nhất cho việc học tập các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại. Các kinh nghiệm có được từ mơ đun chun mơn nghề trước trở thành kinh nghiệm nền tảng cho việc học các mô đun chuyên môn nghề đến sau. Đây là vốn kinh nghiệm rất có giá trị mà nhà giáo có thể sử dụng để thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại.
- Về hoạt động học tập chủ đạo của sinh viên: Theo Đặng Thành Hưng (2012),
mọi lứa tuổi ln có các hoạt động cơ bản, trong số đó có các hoạt động chủ đạo, dẫn đường cho các hoạt động khác và các hình thức phát triển cá nhân [19]. Ở người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) thì các hoạt động cơ bản là: (1) nhận thức, (2) giao tiếp, (3) lao động nghề nghiệp, (4) xã hội, 5) sinh hoạt; (6) học tập, trong đó lao động
nghề nghiệp là chủ đạo, là dạng trải nghiệm cơ bản của người học. Ông cho rằng
người lớn mà khơng có lao động nghề nghiệp thì các hoạt động khác đều méo mó, thiếu hiệu quả và nhiều sai lầm. Các phân tích trên cho thấy rằng, hoạt động trải nghiệm chủ đạo của sinh viên cao đẳng Cắt gọt kim loại là học bằng lao động sản
xuất. Do vậy, nhà giáo cần chuyển hóa nội dung và thiết kế thành các trải nghiệm học
tập dưới dạng các nhiệm vụ lao động sản xuất để sinh viên thực hiện. Các nhiệm vụ lao động sản xuất nên là các nhiệm vụ thực tế hoặc mô phỏng giống với thực tế nhất.
- Về động cơ học tập: Hiệu quả dạy học phụ thuộc rất lớn vào động lực nội tại
và sự tham gia chủ động của sinh viên [77]. Được xem là người trưởng thành nên việc học của sinh viên là có mục đích rõ ràng, tính độc lập và sáng tạo, sẵn sàng hợp tác và chia sẻ, hình thành tình cảm nghề nghiệp [30]. Nghiên cứu của Savage, Birch & Noussi (2011) cho thấy rằng, sinh viên kỹ thuật thường có động lực học tập cao khi [86]: (1) các công việc thực tế phải là trung tâm của các bài giảng, trong đó xuất hiện các vấn đề thực tế và những giải pháp kỹ thuật tối ưu đã được sử dụng, cùng với những hậu quả của hành động; (2) các nhiệm vụ học tập phải có liên quan đến các vấn đề thực tế, và cho phép sinh viên học bằng lao động sản xuất. Như vậy, các công việc thực tế của nghề nghiệp là giá trị cốt lõi để thu hút sinh viên tham gia học tập bằng lao động sản xuất, học bằng làm. Hay nói khác đi, thiết kế các nhiệm vụ lao động sản xuất có chất lượng chính là cách hiệu quả để nâng cao động lực học tập của các sinh viên kỹ thuật nói chung và sinh viên Cắt gọt kim loại nói riêng.
2) Thiết kế dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm tập trung vào bối cảnh đào tạo nghề Cắt gọt kim loại
Bối cảnh đào tạo đề cập đến các phân tích về chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề và nguồn lực vật chất. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các thiết kế dạy học, bởi vì mục đích cuối cùng của bất kì đổi mới phương pháp dạy học nào là phải giải quyết vấn đề của thực tiễn, vẫn trong những điều kiện ấy, hoàn cảnh ấy mà chất lượng đào tạo được nâng lên. Do vậy, nhà giáo cần phải hiểu rõ các bối cảnh đào tạo tại cơ sở của mình để thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả.
- Về chương trình đào tạo: Các chương trình đào tạo nghề hiện nay được xây
dựng theo hướng tiếp cận mục tiêu, tiếp cận chuẩn đầu ra, cấu trúc nội dung đào tạo theo kiểu kết hợp giữa môn học và mô đun. Các môn học được sử dụng cho khối kiến thức chung và kiến thức cơ sở ngành, trong khi các mô đun được sử dụng cho khối kiến thức chun ngành. Các mơ đun chun ngành có cấu trúc gồm các bài học tích hợp giữa lí thuyết chuyên môn và thực hành nghề nghiệp. Do vậy, dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm chính là giải pháp thiết kế dạy học rất thích hợp trong đào tạo các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại.
- Về tiêu chuẩn nghề: Tiêu chuẩn nghề là các căn cứ tham chiếu chính định rõ
đầu ra và chất lượng đầu ra mà đào tạo nghề hướng tới nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu nghề cụ thể. Do đó, tiêu chuẩn nghề là xuất phát điểm để xây dựng các chương trình đào tạo nghề hướng cầu, đồng thời là đích đến của đào tạo nghề với vai trò tham chiếu để đánh giá và chứng nhận. Về cơ bản, sinh viên tốt nghiệp cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại cần đạt bậc 3/5 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo và các loại máy cắt kim loại như máy tiện, máy phay, máy mài. Gia công các chi tiết máy thông dụng và cơ bản đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra 1.25; Lập được chương trình gia cơng, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ điều khiển số (tiện, phay CNC) để gia cơng các loại chi tiết máy đạt cấp chính xác từ cấp 7 đến cấp 9, độ nhám từ Rz20 đến Ra2.5; đúng thời gian quy định, đảm bảo an tồn cho người và máy móc. Các tiêu chuẩn đối với các chi tiết gia công cụ thể là được chỉ ra trong các bản vẽ chi tiết hoặc bản thiết kế.
- Về nguồn lực vật chất: Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để thực hiện dạy
tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm. Cơ sở vật chất trong thực hành nghề Cắt gọt kim loại được quy định trong Thông tư số 12/2020/TT-LĐTBXH ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Các phịng học chun mơn cơ bản của nghề Cắt gọt kim loại gồm phịng thí nghiệm vật liệu, phòng thực hành đo lường, xưởng nguộn cơ bản, xưởng gia công cắt gọt vạn năng, xưởng gia công cắt gọt CNC. Mỗi phịng/ xưởng thực hành có quy định cụ thể diện tích sàn, số lượng các máy móc, thiết bị cần được trang bị. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chủng loại và thông số kỹ thuật của thiết bị, máy móc sẽ tạo ra sự khác biệt trong quy trình cơng nghệ gia cơng. Do đó, nhà giáo cần phân tích các thiết bị, máy móc này để thiết kế các hoạt động trải nghiệm thích hợp cho sinh viên, cũng như đưa ra nhận xét liệu một quy trình cơng nghệ gia cơng được lập bởi sinh viên có thể thực hiện gia cơng trên máy móc hiện có của nhà trường hay khơng.
3) Thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả
Từ đặc điểm người học và bối cảnh đào tạo, nhà giáo tiến hành các thiết kế dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả. Trọng tâm của thiết kế là các hoạt động trải nghiệm của sinh viên trong môi trường đào tạo nghề Cắt gọt kim loại. Các hoạt động trải nghiệm cần tập trung hướng đến kết quả chính, bao gồm kiến thức gia cơng và kĩ năng thực hành. Năng lực tự chủ và trách nhiệm thường được lồng ghép, tích hợp vào trong các kết quả về kiến thức và kĩ năng. Về hoạt động dạy học theo tiếp cận trải nghiệm, nhà giáo nên giới thiệu rõ ràng các yêu cầu cần đạt, cách thức làm việc của sinh viên, cách họ sẽ được đánh giá để cung cấp cho sinh viên với một tầm nhìn trải nghiệm rõ ràng. Xác định các hoạt động giám sát, theo dõi để nắm bắt sự tiến bộ của mỗi sinh viên trong lớp và sẵn sàng hỗ trợ các sinh viên gặp khó khăn; đồng thời cung cấp những phải hồi cho biết khoảng cách của họ trên con đường đi đến kết quả học tập theo các yêu cầu cần đạt của tiêu chuẩn nghề, mục tiêu đào tạo.
Tóm lại, việc thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại chịu tác động qua lại giữa nhiều yếu tố liên quan. Tuy nhiên, các mũi tên ‘đậm’ trong Hình 1.6 là chỉ chiều hướng quan tâm chính của nhà giáo để thiết kế dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có hiệu quả. Theo đó, giáo án được sử dụng là giáo án
1) Hiểu biết về đặc điểm sinh viên, 2) Thiết kế dạy tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm tập trung vào bối cảnh đào tạo, và 3) Thiết kế tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm hướng đến kết quả.