So sánh kết quả sau thực nghiệm giữa lần 1 và lần 2

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 146)

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Sau thực nghiệm lần 1 0 0 0 0 0 0 3 5 6 4 0 Sau thực nghiệm lần 2 0 0 0 0 0 0 0 4 7 4 3 0 2 4 6 8 S ố lư ợ ng

Kết quả kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm học tập trước thực nghiệm lần 1 và lần 2 được thể hiện trên Bảng 3.24.

Bảng 3.24: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình sau thực nghiệm lần 1 và lần 2

Thống kế nhóm

Nội dung Nhóm N Trung bình Độ lệch chuẩn

Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn

Sau thực nghiệm lần 1 18 7.61 1.037 Sau thực nghiệm lần 2 18 8.33 1.029

Independent Samples Test

Nội dung

Levene's Test cho sự bằng

nhau của phương sai t-test cho sự bằng nhau của giá trị trung bình F Sig. t df Sig. (2-tailed) Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn Equal variances assumed 0.02 .899 -2.098 34 .043 Equal variances not assumed -2.098 33.998 .043

Kết quả kiểm định Levene cho thấy giá trị “p = 0.899” lớn hơn “0.05”. Do đó, kết quả t-test ở dòng “Equal variances assumed” thể hiện giá trị “p = 0.043” nhỏ hơn “0.05” cho thấy có sự khác biệt về điểm trung bình sau thực nghiệm giữa lần 1 và lần 2. Từ đó có thể khẳng định kết quả sau thực nghiệm lần 2 cao hơn kết quả sau thực nghiệm lần 1.

Điểm trung bình sau thực nghiệm lần 2 (8.33 điểm) là cao hơn điểm trung bình sau thực nghiệm lần 1 (7.61 điểm) cho thấy, những điều chỉnh được rút ra từ thực nghiệm lần 1 đã góp phần nâng cao đáng kể chất lượng học tập của sinh viên trong thực nghiệm lần 2.

iv) So sánh kết quả đánh giá quá trình trong thực nghiệm lần 1 và lần 2

Kết quả kiểm định “Independent Samples T-test” về các tiêu chí đánh giá q trình học tập giữa thực nghiệm lần 1 và thực nghiệm lần 2 được thể hiện trên Bảng 3.25.

Bảng 3.25: Kiểm định “Independent Samples T-test” về điểm trung bình các tiêu chí đánh giá q trình học tập giữa thực nghiệm lần 1 và lần 2

Các tiêu chí Nhóm thực

nghiệm N Trung bình p-value

Tơi được sử dụng kinh nghiệm đã có trong học tập Lần 1 18 3.50 ± 0.78 0.01 Lần 2 18 3.94 ± 0.67

Các tiêu chí Nhóm thực

nghiệm N Trung bình p-value

Tôi tham gia học bằng lao động sản xuất Lần 1 18 4.31 ± 0.82 0.88 Lần 2 18 4.33 ± 0.76

Tôi học dựa trên các công việc thực tế Lần 1 18 4.42 ± 0.77 0.75 Lần 2 18 4.47 ± 0.70

Tôi thấy bài giảng đáp ứng tiêu chuẩn nghề Lần 1 18 4.47 ± 0.77 0.65 Lần 2 18 4.39 ± 0.77

Tôi được phát triển năng lực hành nghề bằng trải nghiệm

Lần 1 18 3.42 ± 0.69

0.01 Lần 2 18 3.86 ± 0.72

Tôi cảm thấy nguồn lực vật chất đầy đủ Lần 1 18 4.22 ± 0.93 0.68 Lần 2 18 4.31 ± 0.75

Các nội dung trải nghiệm là thú vị và hấp dẫn Lần 1 18 3.53 ± 0.56 0.04 Lần 2 18 3.83 ± 0.70

Các hoạt động trải nghiệm là thú vị và hấp dẫn Lần 1 18 4.17 ± 0.97 0.40 Lần 2 18 4.33 ± 0.68

Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chuẩn nghề Lần 1 18 3.64 ± 0.59 0.04 Lần 2 18 3.94 ± 0.67

Kết quả kiểm định “Independent Samples T-test” cho thấy có sự khác biệt giữa về điểm trung bình các tiêu chí đánh giá nhấn mạnh đến dạy học theo tiếp cận trải nghiệm giữa thực nghiệm lần 1 và lần 2 (giá trị p < 0.05). Điểm trung bình ở các tiêu chí về “(1) Sử dụng kinh nghiệm đã có trong học tập, (2) phát triển năng lực hành nghề bằng trải nghiệm, (3) Các nội dung trải nghiệm là thú vị và hấp dẫn, (4) Đánh giá kết quả học tập theo các tiêu chuẩn nghề” trong thực nghiệm lần 2 đều cao hơn đáng kể so với thực nghiệm lần 1. Điều đó cho thấy, những kinh nghiệm rút ra từ thực nghiệm lần 1 đã giúp cải thiện đáng kể đến quá trình học tập của sinh viên trong thực nghiệm lần 2. Hay nói khác đi, dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm đã tác động tích cực đến q trình học tập của các sinh viên.

Kết luận chương 3

Kết quả nghiên cứu chương 3 đã đưa ra 4 nguyên tắc cốt lõi để vận dụng mơ hình dạy học các mơ đun chun mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm gồm: (1) Đảm bảo tính hệ thống, (2) Đảm bảo tính thực tiễn, (3) Đảm bảo tiêu chuẩn kĩ năng nghề, (4) Đảm bảo sự thống nhất giữa lí thuyết và thực hành. Từ đó, đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chun mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm đảm bảo phù hợp với thực tiễn giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam. Tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học theo tiếp cận trải nghiệm đã được vận dụng để thiết kế minh họa cho một bài tích hợp “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn” trong Mô đun 20: Tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc và trụ dài L10D. Nội dung này sẽ được sử dụng để tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và khả thi của đề tài trong thực tế.

Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp chuyên gia đã cho thấy, tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm là rất cần thiết và rất khả thi. Vận dụng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong thiết kế dạy học “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn” là có chất lượng tốt, hiệu quả để triển khai thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm sư phạm trong “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn” cho thấy, dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm đã tác động tích cực đến kết quả và quá trình học tập của sinh viên. Việc dạy học các mơ đun chun mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm vẫn kế thừa được các ưu điểm của đào tạo nghề truyền thống như tập trung rèn luyện tiêu chuẩn kĩ năng nghề, học bằng lao động sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn nghề. Ngồi ra, cịn bổ sung thêm các giá trị mới để làm tăng hiệu quả học tập như (1) huy động vốn kinh nghiệm của sinh viên, (2) phát triển năng lực hành nghề bằng trải nghiệm, (3) chuyển hóa nội dung học tập thành các nhiệm vụ trải nghiệm, (4) đánh giá kết quả học tập trải nghiệm theo các tiêu chuẩn nghề.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Những kết quả tổng quan tài liệu nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu nào bàn luận về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (với trọng tâm là dạy học các mô đun chun mơn nghề). Cơ sở lí luận về dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng đã làm rõ các khái niệm cơ bản về (1) kinh nghiệm và trải nghiệm, học tập trải nghiệm, (2) dạy học theo tiếp cận trải nghiệm. Đồng thời, mơ hình của Kolb (1984) đã được sử dụng và phát triển mở rộng thành mơ hình học tập trải nghiệm trong dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Những hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại cũng đã được phân tích tổng hợp đầy đủ. Từ đó đưa ra cơ sở lý thuyết về thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm đã được làm sáng tỏ.

Kết quả phân tích chương trình đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng tại Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình bằng phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm đã cho thấy dạy học theo tiếp cận trải nghiệm có thể vận dụng với các bài tích hợp giữa lí thuyết và thực hành trong các mô đun chuyên môn nghề và định hướng lao động sản xuất.

Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại bằng phương pháp khảo sát cho thấy, hình thức học tập trải nghiệm bằng xưởng thực hành là hình thức khả thi nhất trong bối cảnh nhà trường hiện nay, các giảng viên chưa thực sự chú trọng sử dụng kinh nghiệm của sinh viên trong quá trình dạy học, việc dạy học vẫn chủ yếu đề cao vai trò trung tâm của giảng viên, chưa phát huy vai trò chủ động, trải nghiệm của sinh viên, việc đánh giá kết quả học tập chủ yếu nhấn mạnh vào tiêu chuẩn nghề mà chưa thực sự chú trọng vào các kinh nghiệm, sự sáng tạo vốn có của sinh viên.

Trên cơ sở lí luận ở Chương 1 và những hạn chế ở Chương 2, luận án đã đề xuất một tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên mơn nghề Cắt

gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm. Từ đó, thiết kế minh họa cho một bài tích hợp “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn” trong “Mô đun 20: Tiện trụ trơn ngắn, trụ bậc và trụ dài L10D” để sử dụng cho việc kiểm nghiệm sư phạm. Kết quả xin ý kiến từ 15 chuyên gia về Cắt gọt kim loại và 15 chuyên gia sư phạm đã khẳng định, tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chun mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm là rất cần thiết và khả thi. Kết quả thực nghiệm sư phạm trong “Bài 5: Tiện trụ trơn ngắn” đã khẳng định tính hiệu quả của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm đã đề xuất. Từ đó khẳng định, dạy học các mơ đun chun mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm đã tác động tích cực đến kết quả và q trình học tập của sinh viên. Việc dạy học các mô đun chuyên mơn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm vẫn kế thừa được các ưu điểm của đào tạo nghề truyền thống (như tập trung rèn luyện tiêu chuẩn kĩ năng nghề, học bằng lao động sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn nghề), mà còn bổ sung thêm các giá trị mới để làm tăng hiệu quả học tập (ví dụ, huy động vốn kinh nghiệm của sinh viên, phát triển năng lực hành nghề bằng trải nghiệm, chuyển hóa nội dung học tập thành các nhiệm vụ trải nghiệm, đánh giá kết quả học tập trải nghiệm theo các tiêu chuẩn nghề).

Luận án này đã chỉ ra nhiều hình thức học tập trải nghiệm thích hợp với đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng, bao gồm: 1) trải nghiệm với các dự án kỹ thuật, 2) trải nghiệm với các chuyến đi thực địa công nghiệp, 3) trải nghiệm với các cuộc thi thiết kế kỹ thuật, 4) trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật, 5) trải nghiệm trong các hội thảo ngoại khóa/ bài giảng khách mời, 6) trải nghiệm thực tập sản xuất công nghiệp kết hợp với phản ánh bằng nhật kí học tập. Tuy nhiên, luận án mới chỉ thiết kế bài giảng minh họa và thực nghiệm được với chỉ hình thức học tập trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành kỹ thuật. Lý do bởi vì trải nghiệm trong phịng thí nghiệm/ xưởng thực hành là hình thức quen thuộc, thích hợp nhất để triển khai dạy học các mô đun chuyên môn của nghề Cắt gọt kim loại, quen thuộc và dễ thực hiện nhất với giảng viên. Nó khơng u cầu sự hỗ trợ của nhà trường (về tài chính, kế hoạch tổ chức, sự hợp

tác với các doanh nghiệp…) như các hình thức học tập trải nghiệm khác, chẳng chuyến đi thực địa công nghiệp, các cuộc thi thiết kế kỹ thuật, các bài giảng khách mời, các trải nghiệm sản xuất công nghiệp. Do vậy, trong hướng nghiên cứu và phát triển hơn nữa, đề tài sẽ tiếp tục thiết kế bài giảng minh họa và thực nghiệm kiểm tra kết quả nghiên cứu.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với ban lãnh đạo các trường cao đẳng

(1) Xây dựng chương trình và tổ chức các khóa tập huấn về tiến trình thiết kế và thực hiện dạy học các mô đun chuyên môn nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng theo tiếp cận trải nghiệm cho đội ngũ giảng viên cao đẳng, đặc biệt là giảng viên trẻ.

(2) Tăng cường liên kết, hợp tác với doanh nghiệp để tổ chức cho sinh viên được trải nghiệm thực tế, học bằng lao động sản xuất thực.

(3) Tăng quyền hạn cho giảng viên để áp dụng các áp dụng phương pháp trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng.

2.2. Đối với giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề Cắt gọt kim loại

(1) Tăng cường học tập để nhận thức đầy đủ giá trị của dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề.

(2) Liên tục suy nghĩ, tìm tịi và sáng tạo các ý tưởng thiết kế trải nghiệm độc đáo, hiệu quả, thú vị cho các sinh viên.

DANH MỤC

CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA LUẬN ÁN

1. Trần Tiến Đức, Dương Văn Cường, Thái Thế Hùng, Nguyễn Tiến Long (2016) Dạy học trải nghiệm: Lý thuyết, nguyên tắc và thực tiễn. Hội thảo

khoa học cấp quốc gia, tr. 127-133.

2. Dương Văn Cường (2017) Vận dụng lý thuyết kiến tạo trong dạy học tiếp cận

trải nghiệm. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 149 kỳ 2, tr. 88-91.

3. Dương Văn Cường, Thái Thế Hùng, Nguyễn Tiến Long (2020) Vận dụng mơ

hình dạy học trải nghiệm để dạy học thiết kế kỹ thuật trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4/2020,

tr. 201-205.

4. Dương Văn Cường (2021) Mơ hình học tập trải nghiệm trong đào tạo nghề

Cắt gọt kim loại. Tạp chí Giáo dục nghề nghiệp, số 90, tr. 15-20.

5. Dương Văn Cường (2021) Các hình thức học tập trải nghiệm trong đào tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Doãn Ngọc Anh (2015), “Vận dụng mơ hình học tập trải nghiệm của David A. Kolb vào dạy học môn Giáo dục học ở trường đại học sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, số 360 tr. 53-55.

2. Nguyễn Văn Bảy (2015), Dạy học trải nghiệm và vận dụng trong đào tạo nghề Điện dân dụng cho lực lượng lao động nông thôn, Luận án tiến sĩ Giáo

dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 210 tr.

3. Nguyễn Thanh Bình (2008), “Giáo dục kĩ năng sống dựa vào trải nghiệm”,

Tạp chí Giáo dục Số 203 tr. 18-19, 15.

4. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Swisscontact (2010), Sổ tay bộ phận

đào tạo của trung tâm dạy nghề, Dự án tăng cường các trung tâm dạy nghề,

Hà Nội.

5. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Swisscontact (2010), Sổ tay về thiết kế và tổ chức khóa tập huấn kĩ năng giảng dạy, Dự án tăng cường các trung

tâm dạy nghề, Hà Nội.

6. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Tổng cục dạy nghề (2009), Tài liệu

bồi dưỡng Kĩ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện cho giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề, Hà Nội.

7. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Tài liệu bồi dưỡng kĩ năng dạy

học, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết

định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 8. Lê Linh Chi (2013), “Đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm kiến

tạo”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam Số 72 tr. 32-37, 45.

9. Vũ Quốc Chung và nhóm tác giả (2011), Tài liệu hướng dẫn tăng cường năng

lực sư phạm cho giảng viên các trường đào tạo giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

10. Dewey, J. (1916), Dân chủ và giáo dục, bản dịch của Phạm Anh Tuấn, Nhà xuất bản Tri thức năm 2014, Hà Nội.

11. Dewey, J. (1938, 1998 by Kappa Delta Pi), Kinh nghiệm và giáo dục: The

60th Anniversary Edition, bản dịch của Phạm Anh Tuấn, Nhà xuất bản Trẻ

năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh.

12. Dewey, J. (1910), John Dewey – Cách ta nghĩ, bản dịch của Vũ Đức Anh

năm 2014, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội.

13. Trần Tiến Đức (2019), Dạy học tích hợp theo tiếp cận trải nghiệm trong đào

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Dạy học theo tiếp cận trải nghiệm trong đào tạo nghề Cắt gọt kim loại trình độ cao đẳng (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)