Tình hình chung về công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 79 - 82)

6. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.2.2.Tình hình chung về công tác huy động vốn

Trong những năm qua, để cạnh tranh và không ngừng tăng trưởng về quy mô và chất lượng nguồn vốn, trong công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã sử dụng nhiều chính sách như:

a.Chính sách Marketing và thu hút khách hàng:

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thường xuyên có các sản phẩm tiền gửi để thu hút khách hàng. Chi nhánh Phú Thọ khi nhận được các chương trình này thường treo các băng rôn, pano và các tờ rơi để quảng bá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Một số chương trình đã áp dụng như: Gửi Chứng chỉ tiền gửi - May mắn trúng Camry; chương trình Lộc Tân Xuân; Chương trình nhận tiền lì xì đầu năm mới; Chương trình Tặng lãi suất Tri ân khách hàng; tiết kieemk thả nổi Rồng vàng Thăng Long - Đón mừng Đại lễ… Ngoài các chương trình của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ cũng áp dụng riêng các chương trình của Chi nhánh để thu hút Khách hàng như: Chương trình Gửi tiết kiệm kỳ hạn nhận quà trao tay; Tổ chức tham quan du lịch cho các Khách hàng có số dư tiền gửi từ 5 tỷ đồng trở lên;… Cùng với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Phú Thọ luôn tìm hiểu thị trường trên địa bàn để có các kiến nghị áp dụng các sản phẩm huy động nguồn vốn phù hợp. Sử dụng nhiều các hình thức huy động như tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, mở tài khoản tiền gửi thanh toán. Các sản phẩm huy động của Chi nhánh hiện tại vẫn phải chịu sự quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, do đó các sản phẩm chưa mang được tính riêng biệt. Do màng lưới các phòng Giao dịch không đến được hết các huyện, xã trong tỉnh, vì vậy công tác Marketing quảng bá sản phẩm dịch vụ còn nhiều khó khăn.

Hiện nay, Chi nhánh Phú Thọ cũng đã bắt đầu thực hiện phân khúc khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Tuy nhiên, do mới triển khai và chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể để phân khúc khách hàng nên việc thực hiện chưa được hiệu quả cao.

Để thu hút khách hàng, Chi nhánh còn tăng cường các sản phẩm dịch vụ khác để tăng khả năng sử dụng các sản phẩm dịc vụ của Chi nhánh như mở thẻ ATM, thanh toán chi trả lương qua thẻ, dịch vụ thu phí cho Trường Đại học Hùng Vương, dịch vụ thu tiền điện, tiền nước… Việc tăng cường phát triển các dịch vụ này cũng là kênh quảng bá sản phẩm và thương hiệu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngân hàng Công thương trực tiếp đến người sử dụng sản phẩm dịch vụ, tạo niềm tin và sự thân thiện với khách hàng.

b. Chính sách mở rộng màng lưới

Hiện nay Chi nhánh Phú Thọ có 8 phòng Giao dịch, các phòng Giao dịch của Chi nhánh chủ yếu tập trung trên địa bàn thành phố Việt Trì. Hiện tại Chi nhánh chỉ có 02 phòng giao dịch tại các huyện là phòng giao dịch Lâm Thao tại huyện Lâm Thao và phòng giao dịch Thanh Thủy tại huyện Thanh Thủy. Chi nhánh đang tiếp tục mở rộng các phòng giao dịch tại một số huyện khác trên địa bàn tỉnh để mở rộng quy mô tăng trưởng và phát triển nguồn vốn. Các phòng giao dịch của Chi nhánh có 04 phòng giao dịch loại I với quy mô lớn hơn vừa cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiền gửi, vừa cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiền vay. Còn lại 04 phòng giao dịch loại II hiện tại mới chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiền gửi cho các khách hàng. Chi nhánh đang nâng cấp các phòng giao dịch loại II lên loại I để mở rộng các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, từ đó tăng khả năng huy động nguồn tiền gửi của các khách hàng trên tài khoản giao dịch. Nguồn tiền này tuy không ổn định, nhưng nó phát sinh lớn và thường xuyên, chi phí thấp nên được các TCTD đang mở rộng và phát triển.

c. Chính sách tổ chức và đào tạo cán bộ nhân viên

Chi nhánh thường xuyên đăng ký các lớp đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng và giới thiệu sản phẩm cho các cán bộ làm trực tiếp huy động vốn. Các cán bộ trực tiếp huy động vốn đang kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa có tính chuyên biệt trong công tác quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến cho các khách hàng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh có tuổi đời trung bình cao gần 40 tuổi. Do độ tuổi trung bình cao, ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp và giới thiệu các sản phẩm đến cho khách hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài việc đào tạo cho các cán bộ làm công tác huy động vốn trực tiếp, Chi nhánh đã có các chính sách đến từng cán bộ và đội ngũ nhân viên bảo vệ trong Chi nhánh về việc đón tiếp và hướng dẫn khách hàng khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.

Công tác đào tạo của Chi nhánh và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam hiện nay mới dừng mở mức đào tạo theo chế độ, nghiệp vụ mới, chưa chú trọng đến đào tạo khả năng thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Vì vậy, về phong cách giao dịch và hướng dẫn khách hàng của cán bộ nhân viên chưa được đánh giá tốt qua các lần lấy mẫu đánh giá.

d. Chính sách lãi suất

Là Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, vì vậy các sản phẩm tiền gửi của Chi nhánh chịu sự chi phối lớn của các chính sách lãi suất trong hệ thống. Chi nhánh chỉ được quyết định một phần việc quy định lãi suất thông qua hình thức mua bán vốn FTP của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Mức lãi suất huy động của Chi nhánh so với các TCTD khác trên địa bàn chưa có tính cạnh tranh lớn do một số TCTD được phép huy động vượt trần quy định của Ngân hàng nhà nước và được áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp. Ngoài ra, việc áp dụng lãi suất huy động còn ảnh hưởng lớn đến công tác cho vay của Chi nhánh. Vì vậy, để đảm bảo sự hài hòa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, mức lãi suất huy động của Chi nhánh chưa có tính cạnh tranh với các TCTD khác. Đây là khó khăn cho Chi nhánh trong việc huy động nguồn tiền ngắn và trung dài hạn để đảm bảo nhu cầu tín dụng và nhu cầu đầu tư khác.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 79 - 82)