Tăng cường công tác Marketing

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 104 - 106)

6. Kết cấu và nội dung của luận văn

4.2.5. Tăng cường công tác Marketing

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ là một Ngân hàng có uy tín, có thương hiệu được khách hàng biết đến, tuy nhiên Chi nhánh cần có chiến lược quảng cáo sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Marketing Ngân hàng có một ý nghĩa rất quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại. Nó được xem là công cụ hữu hiệu và không thể thiếu để Ngân hàng cung cấp thông tin về bản thân ngân hàng, về hình ảnh, về các loại hình sản phẩm dịch vụ mới… nhằm tiếp cận gần hơn với mọi đối tượng khách hàng. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc xây dựng chiến lược marketing sẽ nâng cao uy tín và thương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiệu của Ngân hàng, từ đó tạo được lòng tin đối với khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Ngân hàng.

Đặc biệt đối với công tác huy động vốn, quảng cáo sản phẩm là khâu không thể thiếu được là việc làm cần thiết giúp Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong huy động vốn. Qua đó, khách hàng sẽ nắm rõ những sản phẩm tiết kiệm mà Ngân hàng đang có. Uy tín là một vấn đề nhưng giới thiệu những sản phẩm dịch vụ lại là vấn đề khác. Khách hàng có thể tin tưởng Ngân hàng nhưng không biết được những sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đang có thì khi họ có nhu cầu và được biết thông tin từ Ngân hàng thì việc họ lựa chọn sản phẩm của Ngân hàng khác là đương nhiên.

Tiến hành làm tờ rơi khi giới thiệu từng dịch vụ sản phẩm, cũng như các chỉ dẫn cần thiết và quyền lợi của khách hàng về một số vấn đề trọng tâm như: thủ tục, hình thức huy động, kỳ hạn lãi suất, những quyền lợi thiết thực của người gửi tiền và những tiện ích của sản phẩm, đây là một hình thức Marketing hiệu quả và rất nhiều khách hàng mong muốn.

Để thực hiện thành công Marketing trong Ngân hàng, tất cả nhân viên cũng như lãnh đạo đều phải tham gia vào hoạt động này, coi tiếp thị là một công tác trọng tâm, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, áp dụng cơ chế khuyến khích tạo động lực đến từng cán bộ. Tiếp thị hiệu quả nhất chính là tiếp thị thông qua các khách hàng, tức là chính các khách hàng là người tiếp thị cho ngân hàng thì sẽ gây được lòng tin và uy tín cho ngân hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Để cho khách hàng trở thành những người tiếp thị trực tiếp cho ngân hàng, thì trước hết lợi ích và công tác phục vụ khách hàng của ngân hàng phải được đặt lên hàng đầu. Đây là hình thức quảng cáo tốt nhất ho Ngân hàng với chi phí thấp nhất.

Ngân hàng Công thương Việt Nam cần sớm triển khai trong toàn hệ thống mô hình kinh doanh phục vụ khách hàng doanh nghiệp riêng, cá nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

riêng từ đó tạo ra tính chuyên sâu, chủ động tìm đến khách hàng. Có như vậy Ngân hàng mới có điều kiện nắm bắt, nghiên cứu sâu sắc nhu cầu của từng nhóm khách hàng từ đó đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp.

- Phân định nhóm khách hàng theo từng đối tượng ví dụ với khách hàng cá nhân cần phân định 3nhóm:

+ Khách hàng hạng sang (private banking): đây là những khách hàng nhà giàu đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng thông qua số dư tiền gửi lớn, thì các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho đối tượng này cần được thiết kế riêng theo yêu cầu của từng khách hàng hoặc nhóm khách hàng.

+ Khách hàng trung lưu (uspacale) là những khách hàng có thu nhập cao, ổn định, thường xuyên sử dụng dịch vụ Ngân hàng.

+ Khách hàng bình dân: họ không yêu cầu cao về sản phẩm dịch vụ, các sản phẩm mang tính dễ dàng và thuận tiện.

Từ việc phân định các nhóm khách hàng. Ngân hàng có định giá đối với từng nhóm khách hàng cũng như là một số ưu đãi một cách kịp thời, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để nhanh chóng đáp ứng tạo sự gắn bó trung thành giữa Ngân hàng và khách hàng.

Xây dựng văn hóa giao dịch Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam vì đặc thù hoạt động Ngân hàng là một ngành dịch vụ, mọi hoạt động của Ngân hàng diễn ra giữa người với người trên phương diện giao tiếp hàng ngày. Công nghệ sản phẩm có thể học theo, có thể bị bắt chước song yếu tố con người (văn hóa giao dịch không dễ gì có được) vì vậy cần xây dựng văn hoá giao dịch đặc thù của Ngân hàng Công thương sẽ để lại trong lòng khách hàng một hình ảnh riêng có của Ngân hàng Công thương.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)