Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu và nội dung của luận văn

1.2.1.Kinh nghiệm một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của một số nước EU

Kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà đầu tư châu Âu đều có xu hướng tăng tỷ lệ vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong vài tuần qua, hầu hết các ngân hàng lớn nhất châu Âu đều công bố đáp ứng đầy đủ tỷ lệ vốn của Basel III, phản ánh áp lực lên các ngân hàng buộc phải đáp ứng các quy định trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2019.

Deutsche Bank gần đây đã hoàn thành việc phát hành 2,96 tỷ Euro cổ phiếu mới trong khi đó ngân hàng Commerzbank trong tháng 3 nói rằng sẽ huy động 2,5 tỷ Euro. Các ngân hàng Hy Lạp cũng đang huy động vốn từ các nhà đầu tư thương mại để bù đắp 21,7 tỷ Euro thâm hụt.

Các ngân hàng của Pháp như Credit Agricole và Societe Generale dự kiến sẽ tăng vốn chủ yếu thông qua việc thay đổi kinh doanh hỗn hợp và tái kiểm tra tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro.

Trong khi đó với sự cho phép của các cơ quan điều tiết của Anh, ngân hàng Barclays và các ngân hàng Anh khác dự kiến sẽ huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi.

Các trường hợp ở Mỹ lại khác biệt khi các nhà đầu tư ngân hàng gây sức ép lên các ngân hàng như JPMorgan, Goldman Sachs và Citigroup nhằm hoàn vốn cho các cổ đông thông qua trả cổ tức cao hơn và mua lại cổ phiếu. Tuy nhiên ở châu Âu, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ, xu hướng tích luỹ vốn vẫn được tiếp tục.

Vì vậy, trên thực tế, 4 trong số các ngân hàng lớn nhất toàn cầu hiện nay huy động vốn tốt nhất là ở châu Âu như UBS, BNP Paribas, HSBC, Deutsche Bank và ở Mỹ chỉ có Morgan Stanley.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Deutsche Bank (DB)

Từ năm 2008, Deutsche Bank (DB) đã cho các ngân hàng khác vay hàng tỉ đô la và ghi nhận vào sổ sách kế toán theo cách sẽ giúp che giấu rủi ro trước nhà đầu tư. Hiện ngân hàng lớn nhất nước Đức này có thể cho các ngân hàng từ Ý tới Brazil vay nhưng giao dịch đó hoàn toàn biến mất trên bảng cân đối kế toán.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngân hàng Ý Banca Monte dei Paschi di Siena và ngân hàng Brasil Banco do Brasil đã vay 2,5 tỷ USD từ Deutsche Bank chính bằng cách này.

Cách Deutsche Bank ghi nhận khoản vay được gọi là hợp đồng mua lại “tăng cường” (enhanced “repo”),và được Deutsche Bank đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán, nhằm làm giảm tổng tín dụng trong báo cáo tài chính.

Ngân hàng hưởng lợi nhuận từ việc sắp xếp các giao dịch phụ đi kèm khoản cho vay, bao gồm cả việc bán hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng đối với trái phiếu chính phủ.

Trong một giao dịch cho vay thế chấp thông thường, ngân hàng cho vay tiền mặt của mình và ghi nhận khoản vay như một tài sản trong bảng cân đối. Đổi lại, nó nhận tài sản thế chấp và nắm giữ đến khi các khoản vay được hoàn trả.

Còn với giao dịch “no-balance-sheet” của Deutsche Bank, ngân hàng này nhận tài sản thế chấp, bán và dùng tiền để cho vay. Ví dụ như khi bán trái phiếu chính phủ, DB tạo ra một nghĩa vụ hoàn trả chứng khoán, cho phép ngân hàng bù trừ giữa tài sản và công nợ.

Các điều khoản của thỏa thuận cho vay cho phép Deutsche Bank bán tài sản thế chấp và không phải hoàn trả đúng loại trái phiếu đem thế chấp. Thay vào đó, Deutsche Bank có thể trả khách các trái phiếu có giá trị rẻ nhất tương đương.

Bằng cách đồng ý chấp nhận các tài sản với giá rẻ nhất trong trường hợp mặc định, Monte Paschi và Banco do Brasil thực tế đã coi số trái phiếu họ đưa cho Deutsche Bank là tài sản thế chấp.

Các khoản vay của Deutsche Bank có thời hạn tới 5 năm hoặc hơn và không được ghi nhận như tài sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhờ những giải pháp trên, ngân hàng lớn nhất nước Đức không phải huy động thêm 12,3 tỷ đôla vốn từ cổ đông.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 34 - 37)