Mạng lưới huy động vốn của Chi nhánh Phú Thọ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 49 - 51)

6. Kết cấu và nội dung của luận văn

3.1.3.Mạng lưới huy động vốn của Chi nhánh Phú Thọ

Tại chi nhánh Phú Thọ công tác huy động vốn được tập trung tại các phòng: Phòng bán lẻ, Phòng KHDN, các phòng giao dịch loại I, loại II, trong đó Phòng Bán lẻ là phòng đầu mối cho tất cả mọi hoạt động huy động vốn.

+ Nghiên cứu, đề xuất, trình Ban lãnh đạo duyệt mức lãi suất huy động vốn từng loại kỳ hạn, từng thời kỳ khi phát sinh bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm tiền gửi các tổ chức kinh tế.

+ Hướng dẫn các phòng ban huy động vốn việc thực hiện các sản phẩm mới về huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Làm văn bản hướng dẫn các bộ phận huy động vốn thực hiện khi phát sinh yêu cầu mới của Ban lãnh đạo.

+ Hàng tháng, hàng quý phối kết hợp với Tổ thống kê kế hoạch thuộc Phòng khách hàng doanh nghiệp tổng hợp tính toán tổng vốn huy động có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được để phân bổ sử dụng vốn, cân đối vốn trong toàn Chi nhánh; vốn huy động, sử dụng vốn để cho vay và đầu tư.

+ Trình Ban lãnh đạo những khó khăn trong công tác huy động vốn, những phòng ban, bộ phận động vốn kém hiệu quả, tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh điều hành hoạt động tốt hơn.

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: Gồm 13 CBCNV, khách hàng của phòng này là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế đã hoạt động tiền gửi thanh toán, quan hệ tín dụng nhiều năm tại Chi nhánh có số dư tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán. Nhiệm vụ của phòng là chăm sóc duy trì những khách hàng truyền thống và tìm kiếm những khách hàng là tổ chức mới để thu hút họ gửi tiền vào Ngân hàng.

- Phòng kế toán giao dịch: gồm 20 CBCNV hoạt động huy động vốn chủ yếu là mở tài khoản thanh toán cho cá nhân, các tổ chức kinh tế, giao dịch thu chi tài khoản tiền gửi; nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ chức kinh tế.

- Phòng khách bán lẻ: Gồm 35 CBVNV được phân công làm việc tại 8 phòng giao dịch loại I và loại II. Nhiệm vụ chính của các phòng giao dịch loại II là nhận gửi và rút tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá cho khách hàng là thể nhận, mở tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân, doanh nghiệp, thực hiện chuyển tiền cá nhân, doanh nghiệp.

- Tổ thẻ trực thuộc phòng khách hàng cá nhân gồm 03 cán bộ hiện đang phụ trách trên 50.000 thẻ ATM, phát triển các dịch vụ về thẻ: Dịch vụ chi trả lương qua thẻ cho các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh doanh, thu hộ tiền điện cho Công ty Điện lực Phú Thọ, thu hộ tiền nước, thu hộ tiền học phí của sinh viên cho các trường Đại học. Qua việc phát triển các dịch vụ về thẻ mà chi nhánh cũng tăng được nguồn vốn huy động không kỳ hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động huy động vốn được thực hiện từ các phòng giao dịch bao gồm thực hiện các giao dịch tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư, huy động vốn qua hình thức mở thẻ ATM.

Tóm lại: Mạng lưới hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Phú

Thọ được thực hiện từ vị trí nhỏ nhất như các phòng giao dịch loại II trực thuộc phòng khách hàng cá nhân đến các Phòng Giao dịch loại I trực thuộc Ban lãnh đạo, Phòng kế toán, Phòng khách hàng doanh nghiệp, tất cả đều có bộ phận chuyên trách nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 49 - 51)