Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 100 - 101)

6. Kết cấu và nội dung của luận văn

4.2.2.Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý

Lãi suất là một yếu tố rất nhạy cảm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của mỗi Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần hoạch định chính sách lãi suất linh hoạt đảm bảo hoạt động huy động vốn đạt được các mục đích sau:

- Tạo một nguồn vốn huy động có quy mô và cơ cấu hợp lý, chi phí rẻ, đáp ứng nhu cầu sử dụng bên tài sản.

- Đảm bảo tính cạnh tranh của Ngân hàng Công thương so với các Ngân hàng khác trong việc thu hút vốn và cho vay.

- Đảm bảo tính an toàn và sinh lời.

Chi nhánh Phú Thọ được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được cho phép chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốn trong khuôn khổ quy định của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải chấp nhận mức lãi suất mua bán vốn chung của toàn hệ thống Vietinbank. Do đó, Chi nhánh phải tính tổng các loại nguồn vốn sao cho vừa thu hút được các loại nguồn vốn vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Lãi suất huy động vốn hiện nay bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Do đó, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ cần xây dựng và thực hiện chính sách lãi suất trên cơ sở chính sách khách hàng và tính toán lãi suất có hiệu quả, đồng thời phải đảm bảo tính linh hoạt, uyển chuyển, đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, người vay tiền nhưng trên nguyên tắc người kinh doanh có lãi, vận dụng chính sách trong khuôn khổ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động áp dụng trong từng thời kỳ phải tuân theo quy luật về cung cầu vốn trên thị trường. Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc kích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thích khách hàng gửi tiền. Việc tính toán lãi suất phải đảm bảo: Lãi suất thực dương đối với các khoản tiền gửi, bảo đảm quyền lợi của khách hàng; Lãi suất huy động phải dựa trên cơ sở lãi suất đầu ra, bù đắp chi phí của Ngân hàng đảm bảo kinh doanh có lãi; Phản ánh được mức lãi suất thị trường, tạo được sứt thu hút khách hàng; Với kỳ hạn càng dài thì lãi suất huy động càng lớn, bởi vì thời hạn luôn đồng nghĩa với rủi ro mà khách hàng gặp phải.

Trong huy động vốn, mọi Ngân hàng đều cố gắng các biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một lãi suất được chấp nhận trên thị trường. Giá vốn huy động thường được đánh giá bởi lãi suất huy động bình quân, và một số chi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao… Chi phí đó phải được bù đắp từ các nguồn thu của Ngân hàng, chủ yếu là lãi cho vay.

Bên cạnh việc áp dụng các mức lãi suất khác nhau về kỳ hạn, quy mô, loại tiền thì Chi nhánh cũng cần áp dụng lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng. Chẳng hạn, đối với những khách hàng lớn, thường xuyên, hay đối tác giao dịch lâu dài với Chi nhánh thì Chi nhánh hàng nên có nhiều ưu đãi hơn so với các khách hàng khác như: áp dụng lãi suất tiền gửi cao hơn, giảm hoặc miễn phí dịch vụ, tặng quà vào các dịp lễ, ngày thành lập doanh nghiệp….

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 100 - 101)