Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 40 - 120)

6. Kết cấu và nội dung của luận văn

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến quá trình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ?

- Các công cụ nào có hiệu quả nhất đối với việc huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ

- Những giải pháp nào có thể đưa ra nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng đồng bộ các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê, logích-lịch sử, phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp toạ đàm, lấy ý kiến chuyên gia, Phương pháp đồ thị…

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: được thu thập từ điều tra thực tế tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ. Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra được thực hiện với 100 mẫu gồm các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cá nhân… Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng được thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh và các chuyên gia khác.

+ Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

+ Mẫu: Luận văn dự kiến điều tra 100 phiếu phỏng vấn.

+ Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản xuất, cá nhân vay vốn, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Công Thương Vệt Nam - Chi nhánh Phú Thọ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Điều tra về mạng lưới phục vụ khách hàng, thái độ phục vụ, khả năng thanh toán của khách hàng, các thủ tục liên quan đến việc gửi tiền, các hình thức huy động vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mức lãi suất huy động…

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cụ thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt nam, các ngân hàng thương mại Việt nam, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Phú Thọ. Từ sách, báo, báo điện tử trong nước …

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin sơ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu định lượng thì phải lập trên bảng biểu.

Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2010 đến 2013.

Đồng thời tổng hợp lại các phiếu điều tra thành một bảng thống kê. Sau đó sẽ tiến hành phân tích kết quả tổng hợp đó.

Thông tin được tổng hợp vào máy tích phục vụ cho việc phân tích sau này sử dụng bộ công cụ Excel.

Các thông tin định tính sẽ được mã hóa trước khi nhập.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi đã thu thập được số liệu, các bước tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng, tác giả có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp thống kê, phân tích-tổng hợp, lô-gích-lịch sử…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2010 đến 2013 để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới huy động vốn tại chi nhánh Phú Thọ.

- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động huy động vốn từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

Thông qua phiếu điều tra thấy mức độ phục vụ của Vietinbank Phú Thọ đối với lĩnh vực huy động vốn theo mức độ tin cậy, năng lực phục vụ, mức độ đáp ứng, cơ sở vật chất….

2.2.4. Sử dụng Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu nguồn vốn huy động: + Tiền gửi dân cứ.

+ Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế. - Phương thức huy động vốn: + Tiền gửi giao dịch.

+ Tiền gửi tiết kiệm. + Giấy tờ có giá.

- Các chỉ tiêu đánh giá tăng cường huy động vốn của ngân hàng thương mại theo bảng ở chương 3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Tỷ lệ vốn huy động

trên tổng nguồn vốn =

Vốn huy động Tổng nguồn vốn

Tính ổn định của nguồn vốn được thể hiện qua khối lượng, tốc độ tăng trưởng, xu hướng biến đổi của nguồn vốn đó. Khối lượng vốn huy động được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

xem là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đề ra mục tiêu lâu dài và hoạch định chiến lược kinh doanh cho NH.

Tỷ lệ vốn khác =

Vốn khác Tổng nguồn vốn

Thông qua nghiệp vụ làm trung gian thanh toán, NH có thể huy động được vốn trên các tài khoản ký quỹ mở thư tín dụng, phát hành séc bảo chi, séc chuyển tiền, các hối phiếu thương mại…

Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn huy động: - Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng:

Tỷ lệ tiền gửi từ dân cư =

Tiền gửi dân cư Tổng vốn huy động

Là hình thức NH huy động các khoản tiền nhàn rỗi, khoản tiền tiết kiệm, những khoản dự phòng của dân cư trong xã hội.

Tỷ lệ tiền gửi

từ TCKT =

Tiền gửi từ TCKT Tổng vốn huy động - Cơ cấu vốn huy động theo phương thức:

Tỷ lệ tiền gửi giao dịch =

Tiền gửi giao dịch Tổng vốn huy động

Đây là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và NH phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

Tỷ lệ tiền

gửi tiết kiệm =

Tiền gửi tiết kiệm Tổng vốn huy động

Tiền gửi tiết kiệm là một trong những hình thức tích trữ tiền, thông qua đó người dân không những vừa đảm bảo an toàn cho số tiền của mình mà còn sinh sôi nảy nở thêm. Tiền gửi tiết kiệm có một số hình thức: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trái phiếu và kỳ phiếu ngân hàng là những hình thức huy động rất cơ động và thoáng. Bằng các công cụ này, các Ngân hàng có thế chủ động tạo ra một khối lượng vốn như mong muốn một cách nhanh chóng đế đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách trong một thời gian nhất định khi đã huy động đủ khối lượng theo dự kiến, Ngân hàng sẽ ngừng việc huy động kỳ phiếu, trái phiếu. Các trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng được phát hành ra vừa có tác dụng duy trì khối lượng huy động vừa có tác dụng chổng lạm phát. Điều này đặc biệt cần thiết khi nền kinh tế có lạm phát.

- Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn: Tỷ lệ vốn huy

động có kỳ hạn =

Vốn huy động có kỳ hạn Tổng vốn huy động Trong đó:

Vốn huy động có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạn + Tiền vay có kỳ hạn Tỷ lệ vốn huy động

không kỳ hạn = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn huy động không kỳ hạn Tổng vốn huy động

+ Vốn huy động không kỳ hạn: là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng có quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào và NH phải có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

+ Vốn huy động có kỳ hạn: Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, NH đã đưa ra hình thức tiền gửi có kì hạn. Họ chỉ được rút tiền vào thời điểm đáo hạn hoặc yêu cầu NH cho rút trước hạn (trường hợp rút trước hạn, khách hàng có thể không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất khuyến khích).

- Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền: Tỷ lệ vốn huy

động nội tệ =

Vốn huy động nội tệ Tổng vốn huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là thị trường tiền tệ do NHTW tố chức để giải quyết mối quan hệ vay mượn những khoản vốn tạm thời giữa các TCTD với nhau.

Tỷ lệ vốn huy động ngoại tệ =

Vốn huy động ngoại tệ Tổng vốn huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VN - CHI NHÁNH PHÚ THỌ 3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Phú Thọ

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Phú Thọ thương Phú Thọ

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ được thành lập theo quyết định số 605/QĐ-NHNN ngày 22/12/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1991.

Ngày 15/04/2008 Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức ra mắt thương hiệu mới :

- Tên pháp lý: Ngân hàng Công thương Việt Nam

- Tên đầy đủ (tiếng Anh): Vietnam Bank for Industry and Trade - Câu định vị thương hiệu: Nâng giá trị cuộc sống

Ngày 08/07/2009 Ngân hàng Công thương Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 142/GP-NHNN cấp ngày 03/07/2009.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Phú Thọ Công thương VN - Chi nhánh Phú Thọ

Hiện nay để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã sắp xếp và tổ chức bộ máy tại hội sở chính bao gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc và 06 phòng nghiệp vụ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong công tác tổ chức tính đến ngày 31/12/2012 Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ có tổng số 109 cán bộ công nhân viên, trong đó đã có 6 thạc sỹ (chiếm 5.5%), 96 đại học (chiếm 88,07%), 7 Cao đẳng (chiếm 6,43%), tuổi đời bình quân của cán bộ công nhân viên ở mức trung bình (40 tuổi).

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ được thể hiện ở ba cấp :

- Cấp 1: Ban giám đốc Chi nhánh

- Cấp 2: Các khối quản lý nghiệp vụ (khối kinh doanh, khối tác nghiệp, khối hỗ trợ, khối phòng giao dịch).

- Cấp 3: Các phòng ban nghiệp vụ trực tiếp

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Phú Thọ được thể hiện qua Sơ đồ 3.1 sau:

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Phú Thọ CH P PHÒNG BÁN LẺ PHÒ PGD LÂM THAO PGD NÔNG TRANG PGD PGD PGD MINH TRANG PGD LÂU PGD 10 PGD TRUNG TÂM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Phòng TCHC - Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam -

Chi nhánh Phú Thọ)

Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ bao gồm: Công tác huy động vốn, Hoạt động cho vay, các hoạt động khác.

- Hoạt động huy động vốn bao gồm các hoạt động nhận tiền gửi, phát chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc và các giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn; vay vốn của các cá nhân, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và các hình thức huy động vốn khác. Có thể nói công tác huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất cứ một ngân hàng thương mại nào, là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo, là yếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp đầu tư tín dụng. Do vậy ngay từ khi thành lập, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ đã luôn chú trọng tới việc huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và trong dân cư. Nhờ sự linh hoạt trong kinh doanh và đa dạng các hoạt động, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ nhìn chung đã đạt được những kết quả tốt. Hiện nay tổng vốn của Chi nhánh bao gồm tiền mặt, trái phiếu và các tài sản khác của ngân hàng.

- Hoạt động cho vay tại Chi nhánh được thực hiện dưới hình thức chủ yếu như: cho vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), bảo lãnh ngân hàng và các hình thức khác. Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ hết sức quan tâm đến công tác sử dụng vốn. Với phương châm: "Phát triển - An toàn - Hiệu quả" Chi nhánh đã không chạy theo số lượng mà đi vào chất lượng tín dụng. Bằng việc thẩm định kỹ trước khi cho vay cùng với việc phân tích, đánh giá để chọn lọc khách hàng, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đã dần dần được lành mạnh hoá. Với nguồn vốn huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động hiện có, Chi nhánh đã phân bổ một cách hợp lý cho các doanh nghiệp có nhu cầu, góp phần thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

- Các hoạt động khác ở Chi nhánh như hoạt động tiền tệ ngân quỹ, nghiệp vụ tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ thẻ (bao gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế,...), cung ứng các dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán - chuyển tiền trong nước, dịch vụ thanh toán chuyển tiền - quốc tế, dịch vụ gửi giữ tài sản,... Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ liên tục gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng khách hàng nhằm mục đích tăng tỷ trọng thu nhập từ các khoản thu phí dịch vụ. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ rất đa dạng, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên kết quả kinh doanh của Chi nhánh ngày càng được cải thiện.

3.1.3. Mạng lưới huy động vốn của Chi nhánh Phú Thọ

Tại chi nhánh Phú Thọ công tác huy động vốn được tập trung tại các phòng: Phòng bán lẻ, Phòng KHDN, các phòng giao dịch loại I, loại II, trong đó Phòng Bán lẻ là phòng đầu mối cho tất cả mọi hoạt động huy động vốn.

+ Nghiên cứu, đề xuất, trình Ban lãnh đạo duyệt mức lãi suất huy động vốn từng loại kỳ hạn, từng thời kỳ khi phát sinh bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm tiền gửi các tổ chức kinh tế.

+ Hướng dẫn các phòng ban huy động vốn việc thực hiện các sản phẩm mới về huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng. Làm văn bản hướng dẫn các bộ phận huy động vốn thực hiện khi phát sinh yêu cầu mới của Ban lãnh đạo.

+ Hàng tháng, hàng quý phối kết hợp với Tổ thống kê kế hoạch thuộc Phòng khách hàng doanh nghiệp tổng hợp tính toán tổng vốn huy động có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 40 - 120)