Hệ thống ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 30 - 37)

PHẦN 1 DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC

1.3. Sự phân loại ngôn ngữ

1.3.3. Hệ thống ngôn ngữ

1.3.3.1. Khái niệm hệ thống

Hệ thống bao gồm tổng thể các yếu tố có quan hệ qua lại, quy định lẫn nhau. Cần chú ý đến hai phương diện:

Hệ thống phải bao gồm ít nhất là hai yếu tố. Nếu chỉ có 1 yếu tố thì khơng tạo thành hệ thống.

Các yếu tố có quan hệ qua lại, tác động và quy định lẫn nhau và tổ chức thành một chỉnh thể.

1.3.3.2. Hệ thống ngôn ngữ

Ngôn ngữ là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ qua lại với nhau. Các yếu tố trong hệ thống ngơn ngữ chính là các đơn vị ngơn ngữ.

a. Âm vị: yếu tố nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ. Ví dụ : [b], [v],…

Âm vị là đơn vị âm thanh nhỏ nhất có giá trị phân biệt nghĩa và cấu tạo nên mặt biểu đạt cho các đơn vị ngơn ngữ khác.

Ví dụ: tân # tâm vì tân = t + â + n và tâm = t + â + m

Toàn bộ các âm vị của một ngôn ngữ tạo thành hệ thống âm vị. Hệ thống này tạo nên một cấp độ trong hệ thống ngơn ngữ là cấp độ âm vị.

b. Hình vị: là yếu tố ở cấp độ cao hơn sau âm vị, hình vị là đơn vị ngơn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để cấu tạo từ và biến đổi từ. ví dụ: xe đạp gồm hai hình vị là xe và đạp. c. Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và ngữ nghĩa. Ví dụ: nhà, con lợn, ghế,… Từ được phân chia thành nhiều loại khác nhau, xét theo các tiêu chí, chẳng hạn:

Xét về mặt cấu tạo: từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép). Xét về mặt ý nghĩa: từ một nghĩa, từ đồng nghĩa,…

Xét về mặt ngữ pháp: danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, phụ từ, tình thái từ, đại từ, số từ.

Xét về mặt phạm vi sử dụng: từ toàn dân, từ địa phương. Xét về nguồn gốc: từ thuần Việt, từ vay mượn.

d. Cụm từ: là đơn vị trung gian giữa từ và câu, bao gồm một hoặc một số từ kết hợp với nhau theo những quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa nhất định. Cụm từ gồm hai loại là cụm từ cố định và cụm từ tự do.

e. Câu: Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là thơng báo. Câu được chia thành nhiều loại khác nhau:

Xét theo mục đích nói, câu được chia thành bốn loại: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

1.3.3.3. Các quan hệ của các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ: a. Quan hệ câp độ (cấp bậc, tầng bậc):

Các yếu tố ngôn ngữ nằm ở các cấp độ khác nhau. Quan hệ cấp độ của chúng được thể hiện ở chỗ: yếu tố ở cấp độ cao luôn luôn bao hàm các yếu tố ở cấp độ thấp hơn. Ngược lại các yếu tố ở cấp độ thấp hơn luôn nằm trong thành phần của các yếu tố thuộc cấp cao hơn và là thành tố tạo nên yếu tố ở cấp độ cao hơn. Quan hệ cấp độ bao gồm quan hệ giữa các yếu tố nằm ở các cấp độ khác nhau và quan hệ giữa các cấp độ. Ví dụ:

Ngơi nhà này rất đẹp: cấp độ câu.

Trong câu có các cụm từ: Ngôi nhà này – rất đẹp: cấp độ cụm từ Trong các cụm từ chứa các từ: ngôi nhà – này – rất – đẹp

Trong các cụm từ chứa các hình vị: ngơi – nhà – này – rất – đẹp Trong các hình vị chứa các âm vị: ngôi = ng + ô + i, nhà = nha = a,…

Đi từ thấp đến cao thì âm vị tạo nên các hình vị, hình vị tạo nên từ, các từ tạo nên các cụm từ và các câu, các câu tạo nên các đoạn văn và các văn bản.

Tuy nhiên vẫn có trường hợp một đơn vị cấp trên chỉ bao gồm một đơn vị của cấp dưới. Ví dụ từ chỉ có một hình vị: ăn, uống, chạy,… Câu chỉ có một từ: Mưa! Lúc này, đơn vị ở cấp dưới đã thực hiện chức năng của đơn vị ở cấp trên.

b. Quan hệ ngữ đoạn (tuyến tính, hàng ngang)

Quan hệ ngữ đoạn là quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ khi kết hợp với nhau thành một chuỗi. Nó được hình thành trên cơ sở đặc tính hình tuyến của ngơn ngữ. Các yếu tố ngôn ngữ khi kế tiếp nhau trong chuỗi hình tuyến thì nằm trong quan hệ ngữ đoạn với nhau.

Ví dụ: Con chó này đẹp. Quan hệ ngữ đoạn: con chó này – rất đẹp (cụm – cụm) con chó – này – rất – đẹp (từ - từ) con – chó – này – rất – đẹp (hình vị - hình vị) c – o – n ch – o n – a – i r – â – t đ – e – p (âm vị - âm vị)

Ngôi nhà kia quá vững chắc.

Ngôi nhà kia – quá vững chắc (cụm – cụm) Ngôi nhà – kia – quá – vững chắc (từ - từ)

Ngôi – nhà – kia – quá – vững – chắc (hình vị - hình vị) ng – ơ – i

nh – a k – ie

k – u – a v – ư – ng ch – ă – c

(Âm vị - âm vị)

Những yếu tố ngôn ngữ đi liền nhau nhưng không trực tiếp tạo thành các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ cao hơn thì khơng có quan hệ ngữ đoạn với nhau.

c. Quan hệ liên tưởng (quan hệ hàng dọc, quan hệ hệ hình)

Quan hệ liên tưởng là quan hệ giữa các yếu tố ngơn ngữ khơng cùng hiện diện với nhau nhưng có những thuộc tính nào đó giống nhau do đó dễ gợi ra những sự liên tưởng đối với nhau và về nguyên tắc chúng có thể thay thế được cho nhau ở cùng một vị trí trong chuỗi hình tuyến của ngơn ngữ.

Ví dụ:

Nó đang đi chơi. Anh sẽ đi làm … đã …. từng mới

Tại vị trí của từ nó có thể thay bằng các danh từ hoặc các đại từ khác: anh, em,

Lan, chúng nó… để đảm nhận vai trị chủ ngữ của câu. Và đi chơi có thể thay bằng các

động từ khác: đi làm, đi nhảy, đi ngủ,…

Các yếu tố có quan hệ liên tưởng với nhau có thể biểu diễn trên một trục dọc cịn các yếu tố có quan hệ ngữ đoạn thì biểu diễn trên một trục ngang.

Các yếu tố nằm trong quan hệ liên tưởng có thể thay thế cho nhau và cùng thuộc về một loại, một hệ thống nhỏ (về ngữ âm, ngữ pháp hoặc ngữ nghĩa). Do đó, quan hệ liên tưởng là cơ sở cho sự lựa chọn yếu tố khi sử dụng và là cơ sở cho sự phân loại các yếu tố trong nghiên cứu.

Quan hệ hàng ngang (tuyến tính) và quan hệ hàng dọc (liên tưởng) được thể hiện trên hai trục:

Trục ngang

Tóm lại, tồn bộ hoạt động của hệ thống ngôn ngữ được thể hiện ở ba quan hệ: cấp độ, tuyến tính và quan hệ liên tưởng. Chính các quan hệ này đã tạo nên mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ. Các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ đã tạo nên một mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố. Nhìn vào mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống có thể nhận thức được nhiều vấn đề mang tính then chốt trong hệ thống ngôn ngữ. Hệ thống ngôn ngữ được xem là đầy phức tạp. Vì vậy khi nhìn nhận các vấn đề của ngôn ngư trong tương quan cũng như mối quan hệ của chúng, các nhà nghiên cứu sẽ dần cải thiện vấn đề này rõ hơn. Để từ đó người đọc, người nghe có thể hiểu hơn về bản chất của chính các hệ giữa các yếu tố trong hệ thống ấy.

Bài tập

1. Phân tích và cho ví dụ về các quan hệ trong hệ thống ngơn ngữ.

2. Phân tích quan hệ tuyến tính của các đơn vị ngơn ngữ trong bài thơ “Cây dừa”:

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh Ai mang nước ngọt, nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Trần Đăng Khoa)

3. Phân tích quan hệ cấp bậc trong bài thơ “Tiếng ru”:

Con ong làm mật yêu hoa

Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống, con ơi

Phải u đồng chí, u người anh em. Một ngơi sao, chẳng sáng đêm

Một người – đâu phải nhân gian? Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi!

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu? Mn dịng sơng đổ biển sâu

Biển chê sơng nhỏ, biển đâu nước cịn?

(Tố Hữu)

4. Phân tích các đơn vị của hệ thống ngơn ngữ trong đoạn thơ sau:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về! Ơi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Từ những năm đau thương chiến đấu Ðã ngời lên nét mặt quê hương Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu Ðã bật lên những tiếng căm hờn.

(trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi)

5. Chứng minh về mối quan hệ giữa hai trục dọc và ngang trong hệ thống ngơn ngữ và cho ví dụ.

6. Chứng minh đặc điểm của hệ thống ngôn ngữ qua bài thơ “Tre Việt Nam”:

Tre xanh

Xanh tự bao giờ?

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu Có gì đâu, có gì đâu

Mỡ màu ít chắt dồn lâu hố nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu

Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh

Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ơm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre không ở riêng Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho con Măng non là búp măng non

Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre Năm qua đi, tháng qua đi

Tre già măng mọc có gì lạ đâu Mai sau,

Mai sau, Mai sau...

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.

(Nguyễn Duy)

7. Phân tích các đặc điểm của loại hình ngơn ngữ đơn lập, những ưu điểm và hạn chế của loại hình ngơn ngữ này. Lấy ví dụ chứng minh.

8. Những phương thức ngữ đặc trưng của loại hình ngơn ngữ đơn lập được thể hiện qua câu chuyện “Trí khơn của ta đây” như thế nào:

Một con cọp từ trong rừng đi ra, thấy một anh nông dân cùng một con trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước, lâu lâu lại bị quất một roi vào mông. Cọp lấy làm ngạc nhiên lắm. Ðến trưa, mở cày, Cọp liền đi lại gần Trâu hỏi:

– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để cho người đánh đập khổ sở như vậy?

Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:

– Người tuy nhỏ, nhưng người có trí khơn, anh ạ! Cọp khơng hiểu, tị mị hỏi:

– Trí khơn là cái gì? Nó như thế nào?

Trâu khơng biết giải thích ra sao, đành trả lời qua quýt:

– Trí khơn là trí khơn, chứ cịn là cái gì nữa? Muốn biết rõ thì hỏi người ấy! Cọp thong thả bước lại chỗ anh nơng dân và hỏi:

– Trí khơn của anh đâu, cho tơi xem một tí có được khơng? Anh nơng dân suy nghĩ một lát rồi nói:

– Trí khơn tơi để ở nhà. Ðể tơi về lấy cho anh xem. Anh có cần, tơi sẽ cho anh một ít.

Cọp nghe nói, mừng lắm.

Anh nơng dân toan đi, lại làm như sực nhớ ra điều gì bèn nói: – Nhưng mà tơi đi khỏi, lỡ anh ăn mất trâu của tơi thì sao?

Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nơng dân đã nói tiếp: – Hay là anh chịu khó để tơi buộc tạm vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.

Cọp ưng thuận, anh nông dân bèn lấy dây thừng trói cọp thật chặt vào một gốc cây. Xong anh lấy rơm chất chung quanh Cọp, châm lửa đốt và quát: – Trí khơn của ta đây! Trí khơn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích q, bị lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy khơng cịn chiếc nào.

Mãi sau dây thừng cháy đứt, Cọp mới vùng dậy ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào rừng khơng dám ngối nhìn lại.

Từ đó, cọp sinh ra con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, vốn là dấu tích những vết cháy, cịn trâu thì chẳng con nào có răng ở hàm trên cả. 9. Tiếng Việt thuộc ngữ hệ nào? Trình bày nguồn gốc của tiếng Việt. 10. Có những cách nào để phân chia ngơn ngữ theo nguồn gốc.

11. Tiếng Việt thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập. Chứng minh điều này bằng cách so sánh đối chiếu tiếng Việt – Anh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Đỗ Xuân Thảo (1995), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb ĐHSP Hà Nội 1.

2. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1992), Cơ sở ngôn ngữ học

và tiếng Việt, Nxb ĐH THCN, Hà Nội.

3. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. F. de Saussure (1973), Giáo trình Ngơn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội. 5. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh (2012), Tiếng Việt đại cương – ngữ âm, Nxb ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 30 - 37)