.1Khái niệm từ trong ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 82 - 84)

Trong hệ thống ngơn ngữ có nhiều loại đơn vị khác nhau. Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, tự thân khơng có nghĩa, tạo ra vỏ âm thanh cho các đơn vị có nghĩa. Hình vị là những đơn vị được tạo ra từ các âm vị, có nghĩa nhưng khơng được dùng trực tiếp để giao tiếp. Các hình vị kết hợp với nhau để tạo thành những đơn vị lớn hơn, có nghĩa, dùng để giao tiếp. Truyền thống ngôn ngữ học gọi loại đơn vị thứ ba này là từ. Có thể nói, từ là đơn vị cơ bản, đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ là biểu hiện sự tồn tại của ngơn ngữ. Ngơn ngữ càng có nhiều từ thì khả năng diễn đạt của ngơn ngữ đó càng phong phú và đa dạng.

Từ là đơn vị ngôn ngữ tồn tại hiển nhiên, sẵn có trong hệ thống (ngơn ngữ ở trạng thái tĩnh). Điều này khu biệt từ với các đơn vị ngôn ngữ khác. Âm vị, hình vị chỉ là những đơn vị được phân xuất theo các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học, bản thân chúng không tồn tại hiển nhiên trong những người sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và câu cũng chỉ là đơn vị khơng tồn tại sẵn có mà chỉ sản sinh khi ngơn ngữ ở trạng thái hành chức.

Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị có thể đảm nhiệm nhiều chức năng nhất. Chức năng cơ bản của từ là chức năng biểu nghĩa (hay chức năng định danh) tức gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Ngồi ra từ cịn có chức năng tạo câu. Trong đời sống người ta không bao giờ giao tiếp bằng các từ đơn lẻ, riêng biệt mà thường kết hợp các từ với nhau để tạo thành câu.

Cũng trong số các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị lập thành một hệ thống phong phú, đa dạng. Hệ thống này có tính động nghĩa là ln có những từ cũ, nghĩa cũ mất đi và từ mới, nghĩa mới ra đời để đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy của con người. Thí dụ, một số từ cổ ngày nay khơng cịn sử dụng nữa như han (hỏi) (“Trước xe lơi lả han chào” – Truyện Kiều); bỏng (bé bỏng) (“Trẻ thơ bỏng dại thiếu người lo toan” – Thiên Nam ngữ lục). Nhiều từ ngữ mới biểu thị những sự vật, hiện tượng mới chưa có tên gọi hoặc thay thế tên gọi cũ đã xuất hiện. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin là các từ

phần mềm, bộ nhớ, mạng, thẻ từ… trong lĩnh vực kinh tế là các từ lướt sóng, vốn hóa, dịng tiền, bẫy giá, sập đáy, sàn giao dịch, chủ đầu tư… trong lĩnh vực văn hóa xã hội

là các từ sàn diễn, nhạc vàng, tạp kĩ, diva, live show…

Bên cạnh đó, từ là đối tượng nghiên cứu của tất cả các phân môn của ngôn ngữ học: ngữ âm học (nghiên cứu mặt hình thức âm thanh của từ), từ vựng – ngữ nghĩa học

(nghiên cứu mặt nội dung ý nghĩa của từ cũng như quan hệ giữa âm thanh và ý nghĩa), ngữ pháp học (nghiên cứu các quy tắc biến hóa từ, kết hợp từ), phong cách học (nghiên cứu nghệ thuật sử dụng từ). Ngay cả những phân môn nhỏ hơn cũng lấy từ làm đối tượng nghiên cứu như từ nguyên học, từ điển học, cấu tạo từ, từ loại…

Ngoài ra từ cịn một số đặc trưng khác nữa như tính cố định, bất biến, tính bắt buộc và tính chất dùng chung, sở hữu chung giữa các thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ.

Qua những điểm trình bày trên đây, có thể đi đến một định nghĩa về từ như sau: Từ là đơn vị có tính chất tín hiệu tồn tại hiển nhiên trong hệ thống ngôn ngữ và thực hiện chức năng làm đơn vị nhỏ nhất để tạo câu khi ngôn ngữ hành chức.

1.1.2. Từ vựng

1.1.2.1. Khái niệm từ vựng

Hiểu theo lối chiết tự, có thể hiểu từ là từ, từ ngữ, vựng là tập hợp. Vì thế, từ vựng là tập hợp các từ và các đơn vị tương đương với từ của một ngôn ngữ. Những đơn vị tương đương với từ được các nhà ngôn ngữ học gọi bằng rất nhiều tên như ngữ

cố định, cụm từ cố định, nhóm từ cố định, từ tổ cố định… bao gồm thành ngữ, quán ngữ và một số loại tổ hợp cố định khác. Thí dụ: chân cứng đá mềm, đồng chua nước mặn, hai sương một nắng, lên thác xuống ghềnh, môi hở răng lạnh, như thiêu như đốt, thẳng cánh cị bay…

Tính chất tương đương của các cụm từ cố định biểu hiện ở hai phương diện: kết cấu và nghĩa. Về mặt kết cấu, các cụm từ cố định mang tính ổn định, chặt chẽ, khó có thể chêm xen một yếu tố nào khác (giống như các từ ghép). Về mặt nghĩa, cả cụm từ cố định tập trung biểu thị một khái niệm , gọi tên một sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất… trong thực tế khách quan, giống như các từ. Nghĩa của cả cụm từ cố định có tính chất mới, khơng phải là sự cộng lại đơn thuần nghĩa của các yếu tố cấu thành. Nghĩa vốn có của từng yếu tố cấu thành bị mờ đi.

Tóm lại, cả về mặt kết cấu và nghĩa, các cụm từ cố định đều có giá trị tương đương với từ. Vì vậy, người ta coi các cụm từ cố định là một loại đơn vị từ vựng bên cạnh loại đơn vị từ vựng điển hình là các từ. Nói cách khác, từ và cụm từ cố định tập hợp lại tạo nên từ vựng của một ngôn ngữ.

1.1.2.2. Các phạm vi của từ vựng

Nói tới từ vựng là nói tới hai phạm vi nghiên cứu: đơn vị từ vựng và hệ thống từ vựng. Đơn vị từ vựng là các yếu tố của hệ thống từ vựng, gồm các từ (loại đơn vị từ vựng chủ yếu, điển hình của một ngơn ngữ) và các cụm từ cố định (loại đơn vị từ vựng có tính chất thứ yếu, khơng điển hình). Hệ thống từ vựng là sự tập hợp các đơn vị từ vựng lại mà thành. Hệ thống này có tính tầng bậc, cấp bậc, từ vựng của một ngơn ngữ là một hệ thống lớn, bao hàm trong lịng nó những hệ thống nhỏ thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau.

1.2. Từ vựng - ngữ nghĩa học

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)