Khoahọc ngữ âm

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC

1.3. Khoahọc ngữ âm

1.3.1. Ngữ âm học và âm vị học

1.3.1.1. Ngữ âm học

Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu về âm thanh của ngơn ngữ lồi người trong tất cả các hình thái và chức năng của nó. Bởi vì ngữ âm có mặt tự nhiên và xã hội nên ngữ âm học có hai bộ mơn khác nhau ứng với hai mặt đó.

- Ngữ âm học: nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm, tức là phân tích, miêu tả các âm thanh của ngơn ngữ theo góc nhìn sinh lí (cấu âm) và theo góc nhìn vật lí (âm học). Trong các thuật ngữ ngơn ngữ học, khi không gây sự hiểu lầm, thuật ngữ ngữ âm học nghĩa hẹp (phonetic) được rút gọn thành Ngữ âm học

Ngữ âm học nghĩa hẹp áp dụng các phương pháp khoa học tự nhiên để nghiên cứu những đặc trưng âm học của các âm thanh thực tế và những phương thức phát ra âm thanh đó mà khơng cần biết chúng thuộc ngôn ngữ nào

Khi giao tiếp bằng ngơn ngữ, muốn hiểu nhau thì người nói phải phát ra thành lời một chuỗi âm thanh, còn người nghe phải nghe thấy và nhận biết được chuỗi âm thanh ấy. Âm thanh mà chúng ta phát ra dùng làm phương tiện để giao tiếp ấy chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học.

Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu mặt âm thanh của ngơn ngữ lồi người trong tất cả các hình thái và chức năng của nó.

+ Nó nghiên cứu từng âm với tư cách là những đơn vị cô lập, tách rời từ những đặc trưng vật lí và sinh học như độ cao, độ mạnh, độ dài, âm sắc của các âm.

+ Nghiên cứu về cấu trúc âm tiết, các vấn đề về văn tự, chính âm, chính tả và nghiên cứu bản chất xã hội.

Ngữ âm học là một trong những bộ phận chính của ngơn ngữ học. Mỗi bộ phận hay còn gọi là mỗi ngành khoa học hẹp của ngôn ngữ cụ thể được nghiên cứu từ góc độ lí luận chung và góc độ thể hiện cụ thể ở từng ngơn ngữ. Như vậy, có ngữ âm học đại cương và ngữ âm học của các ngôn ngữ cụ thể: ngữ âm học tiếng Việt, ngữ âm học tiếng Anh,…

Bởi vì ngữ âm có mặt tự nhiên và xã hội, do vậy Ngữ âm học cũng có hai bộ mơn tương ứng với hai mặt đó.

1.3.1.2. Âm vị học

- Âm vị học: nghiên cứu mặt xã hội của ngữ âm, tức là nghiên cứu những đặc điểm sử dụng hay chức năng của ngữ âm trong từng ngôn ngữ với những phương pháp và khái niệm riêng của mình. Âm vị học (phonology) sẽ cho ta biết trong một ngôn ngữ nhất định có những đơn vị ngữ âm gì và đặc điểm hoạt động của chúng ra sao khi kết hợp với nhau để tạo nên các cách phát âm khác nhau

Âm vị học và ngữ âm học theo nghĩa hẹp không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Khi nghiên cứu ngữ âm về mặt ngữ âm học, nhà nghiên cứu không tránh khỏi những giả thuyết âm vị học (thường là không tự giác hoặc ẩn ngôn) và ngược lại, âm vị học bao giờ cũng sử dụng ngữ âm học nghĩa hẹp.

Âm vị học nghiên cứu mặt xã hội của ngữ âm, tức là nghiên cứu những đặc điểm sử dụng hay chức năng của ngữ âm trong từng ngôn ngữ với những phương pháp và khái niệm riêng của mình. Âm vị học (phonology) sẽ cho ta biết một ngơn ngữ nhất định có những đơn vị ngữ âm gì và đặc điểm hoạt động của chúng ra sao khi kết hợp với nhau để tạo nên các cách thức phát âm khác nhau.

Âm vị học và Ngữ âm học theo nghĩa hẹp không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau. Khi nghiên cứu ngữ âm về mặt ngữ âm học, nhà nghiên cứu không tránh khỏi những giả thuyết âm vị học và ngược lại, âm vị học bao giờ cũng sử dụng ngữ âm học nghĩa hẹp.

1.3.2. Các chi nhánh của ngữ âm học

Ngữ âm học nghiên cứu cả mặt tự nhiên và mặt xã hội của ngữ âm nên phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau. Nhóm phương pháp thứ nhất là những phương pháp thuộc khoa học tự nhiên, nhóm thứ hai sử dụng các phương pháp của khoa học xã hội.

Các phương pháp của khoa học tự nhiên bao gồm: - Phương pháp chủ quan: dùng tai nghe

- Phương pháp khách quan: dùng những thí nghiệm bằng máy móc để phân tích âm thanh của tiếng nói, gồm những phương pháp:

+ Phương pháp ghi các âm dưới dạng đường nét để có thể nghiên cứu được bằng mắt. Phương pháp này gồm các cách ghi trên giấy hoặc trên phim.

+ Phương pháp thu âm và chuyển âm. Người ta thu âm thanh vào bang từ tình sau đó chuyển âm thanh thành các đường ghi trở lại.

+ Phương tiện ghi vị trí các bộ phận của bộ máy phát âm của con người khi hoạt động

+ Phương tiện ghi âm và phân tích bằng quang học như máy phát quang phổ, máy hiện song,…

Các phương pháp của khoa xã hội (phương pháp suy luận) căn cứ vào thái độ của người bản ngữ khi sử dụng âm thanh để suy ra các quy ước về mặt ngữ âm trong ngôn ngữ đang xem xét. Sau đó đối chiếu, so sánh các âm thanh với nhau để tìm ra những mối quan hệ giữa các âm vị trong một hệ thống âm vị nhất định. Chẳng hạn, khi nghe người Việt phát âm ta và ba người ta có thể suy ra được sự khác nhau giữa âm vị /t/ và âm vị /b/. Hay khi nghe người Anh phát âm look và book người ta cũng có thể thấy được sự khác nhau giữa âm vị /l/ và /b/.

1.3.3. Ích lợi của ngữ âm

Ngữ âm học là cơ sở để sửa lỗi phát âm và để học tiếng nước ngồi. Ví dụ để sửa lỗi phát âm người ta dựa vào chuẩn phát âm bên cạnh đó cịn có các biến thể phát âm.

Ngữ âm học là cơ sở để tạo ra chữ viết cho các ngơn ngữ chưa có chữ viết và để cải tiến chữ viết cho các ngơn ngữ đã có chữ viết, giúp ta lí giải các hiện tượng ngữ âm và các cơ sở khoa học khác.

Ngữ âm học cung cấp những kiến thức cần thiết có liên quan đến các bộ mơn khác của ngôn ngữ:

+ Với ngôn từ được học:những hiểu biết về ngữ âm sẽ góp phần nghiên cứu các phương thức cấu tạo từ, các đặc điểm về mặt âm thanh của từ, các quy tắc biến hình từ trong các ngơn ngữ Ấn - Âu.

+ Ngữ điệu là cơ sở để phân định các thành phần của câu

+ Với bộ môn phong cách học, các đặc trưng về ngữ âm là cơ sở để tạo ra các biện pháp tu từ.

Ngồi ra, Ngữ âm học cịn có các ý nghĩa thực tiễn sau:

+ Đối với y học, việc điều trị những người bị bệnh “mất ngôn” hay dạy cho những người bị tật ngôn ngữ đều không thể không sử dụng những thành tựu của Ngữ âm học.

+ Ngày nay, với việc phát triển của khoa học và kĩ thuật, Ngữ âm học đã góp phần rất nhiều trong việc nhận diện và tổng hợp lời nói, chế tạo các loại máy nói, máy phiên dịch…

Trong nhà trường, những tri thức về Ngữ âm học như cách phân tích, miêu tả âm thanh, cách cấu tạo các âm tiết,… có tác dụng đối với việc dạy phát âm đúng và dạy chính tả cho người học. Nó cũng có ý nghĩa to lớn đối với những người học ngoại ngữ bởi họ cần nắm được hệ thống ngữ âm cũng như các quy tắc của nó. Vấn đề chuẩn hóa ngữ âm, thống nhất chính tả, vấn đề xây dựng và cải tiến chữ viết không thể giải quyết đúng đắn và thấu triệt nếu như khơng có ý kiến của các nhà Ngữ âm học.

Những hiểu biết về ngữ âm học còn hỗ trợ rất đáng kể với việc giúp giáo viên cùng học sinh trong việc tìm hiểu, phân tích các phương tiện ngữ âm được dùng trong các tác phẩm văn học.

Ví dụ: Hai câu thơ của Xuân Diệu

Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.

Hai câu thơ trên sử dụng toàn thanh bằng gợi lên cảm giác buồn man mác, bâng khuâng và nhẹ nhàng. Đúng là nỗi buồn, tâm trạng của tác giả theo kiểu: “Tôi buồn khơng hiểu vì sao tơi buồn”.

Trong trường tiểu học, những tri thức về Ngữ âm học có vai trị đặc biệt quan trọng trong dạy học vần, chính tả, tập đọc. Những tri thức về Ngữ âm học giúp giáo viên có cơ sở để giáo viên dạy cho học sinh đọc đúng, nói đúng, viết đúng,…

Những tri thức của Ngữ âm học có vai trò rất quan trọng đối với giáo viên tiểu học. Hầu như nội dung các phân môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đều ít nhiều có liên quan đến ngữ âm. Chẳng hạn việc xác định hệ thống chính âm có tác dụng rất quan trọng đối với việc dạy học chính tả và tập đọc. Cách đánh vần truyền thống (hay cách phân tích, tổng hợp) và cách đánh vần hiện nay đều dựa trên kết quả nghiên cứu về cấu trúc hai bậc (lòng và chặt) của âm tiết. Việc dạy viết không thể không xét đến mối quan hệ âm, chữ. Dạy chính tả so sánh thực chất là giúp học sinh khắc phục lỗi phát âm địa phương so với hệ thống âm chuẩn, dạy các quy tắc ghi âm nhằm hạn chế những bất hợp lí của chữ Quốc ngữ trong văn viết. Ví dụ âm / / ghi bằng ng khi đứng trước /u, o, / (nguyên âm hàng sau), ghi bằng ngh khi đứng trước /i, , e/ (nguyên âm hàng trước). Hệ thống dạy vần được xây dựng theo nguyên tắc: các vần dễ dạy trước, khó dạy sau. Các âm và vần được xếp từ dễ đến khó xét về mặt phát âm và chữ viết. Cấu trúc bài dạy lấy việc phân tích tổng hợp âm tiết làm trọng tâm. Phân môn Tập đọc nhấn mạnh việc đọc đúng chính âm, đúng ngữ điệu và đọc diễn cảm. Phân mơn Chính tả đề cao mối quan hệ âm-chữ, dạy so sánh âm vần và thanh, dạy các quy tắc chính tả. Tất cả các kĩ năng đó đều rất cần tri thức về ngữ âm học.

Trong sự nghiệp cải cách giáo dục hiện nay, khi mà vai trò của giao tiếp ngày càng cao, những tri thức về Ngữ âm học chắc chắn còn mang lại hiệu quả cao hơn trong việc dạy tiếng Việt ở tiểu học.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)