Hiện tượng nhiều nghĩa

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 102 - 106)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

2.2. Nghĩa củatừ tiếng Việt

2.2.2. Hiện tượng nhiều nghĩa

2.2.2.1. Khái niệm về hiện tượng nhiều nghĩa

Trong quá trình phát triển của lịch sử, của xã hội, nảy sinh thêm nhiều sự vật, hiện tượng mới. Để làm trịn chức năng làm cơng cụ để giao tiếp và tư duy của mình, ngơn ngữ cũng phải sáng tạo thêm các từ mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng mới. Ngôn ngữ phát triển theo hai con đường: thứ nhất là sáng tạo thêm những từ mới, những hình thức âm thanh mới, thứ hai là tạo thêm những nghĩa mới cho những từ có sẵn để chỉ những sự vật, hiện tượng mới. Con đường thứ hai này còn gọi là con đường chuyển nghĩa hoặc là sự biến hóa tự nhiên của từ về mặt nội dung. Con đường phát triển này của từ vựng đã tạo nên các từ nhiều nghĩa.

Như thế, có thể hiểu, từ nhiều nghĩa (từ đa nghĩa) là những từ (hình thức ngữ âm) có chứa từ hai ý nghĩa trở lên. Mỗi nghĩa ứng với một sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Một số thí dụ về từ nhiều nghĩa:

(1) đầu: đầu người; đầu van; đầu cầu; đầu làng; đầu sông, đầu mối, đầu lưỡi, đầu bảng, đầu đạn, đương đầu, cứng đầu; câu đầu, hàng đầu, đứng đầu, dẫn đầu…

(2) chạy: chạy 100m, chạy thóc; chạy tiền, chạy thầy, chạy giặc, chạy loạn, máy

chạy, đồng hồ chạy, hàng bán chạy…

(3) già: người già; rau già, mướp già; thóc phơi già nắng, cơm già lửa, ăn già…

2.2.2.2. Nguyên nhân của hiện tượng nhiều nghĩa

Hiện tượng nhiều nghĩa là hiện tượng có tính chất phổ quát trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Hiện tượng này xuất hiện chính là để góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa cái hữu hạn của những phương tiện ngôn ngữ và cái vô hạn của những sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan cần được gọi tên. Hơn nữa, hệ thống ngơn ngữ có một đặc tính là tính chất tiết kiệm vơ cùng kì diệu. Từ những lí do đó, người ta phải lấy vỏ ngữ âm cũ đã có nghĩa rồi thổi vào đó một lượng nghĩa mới.

2.2.2.3. Dạng thức tồn tại của hiện tượng nhiều nghĩa

Ngôn ngữ tồn tại ở trạng thái là tĩnh và trạng thái động cho nên hiện tượng nhiều nghĩa cũng có sự tồn tại ở hai dạng như vậy. Hiện tượng nhiều nghĩa được chia tách thành hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ và hiện tượng nhiều nghĩa lời nói.

Hiện tượng nhiều nghĩa ngôn ngữ là hiện tượng một từ trong hệ thống có nhiều nghĩa. Thí dụ:

Chân: 1. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật. Chân người. 2. Chân con người, coi là biểu tượng của cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên một tổ chức. Có chân trong hội đồng.

3. Một phần tư con vật có bốn chân khi chung nhau sử dụng hoặc chia nhau thịt. Đánh đụng một chân lợn.

4. Bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. Chân đèn. Chân giường.

5. Phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. Chân núi. Chân tường.

Các nghĩa của từ chân trên đây là những nghĩa có tính ổn định của từ. Chúng tồn tại ngay cả khi từ tồn tại trong hệ thống, chưa được đem ra sử dụng.

Hiện tượng nhiều nghĩa lời nóilà hiện tượng một từ có các nghĩa chỉ xuất hiện

lâm thời, trong hồn cảnh sử dụng cụ thể. Thí dụ:

Mặt trời: Thiên thể nóng sáng, ở xa Trái Đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi

ấm chủ yếu cho Trái Đất. Mặt trời mọc. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

(Viện Ngôn ngữ học. Từ điển tiếng Việt) Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương)

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời3 của mẹ, con nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm)

Các nghĩa của từ mặt trời trong hai lần sử dụng 2 và 3 không “tồn tại khi từ chưa đem ra sử dụng. Các nghĩa này chỉ xuất hiện trong các câu thơ trên.

2.2.2.4. Phân loại hiện tượng nhiều nghĩa

Gắn liền với sự phân biệt các thành phần ý nghĩa trong ý nghĩa từ vựng của từ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái), có tác giả chủ trương phân biệt hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật và hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm:

a) Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật

Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật là hiện tượng trong đó một từ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau ứng với các phạm vi, các lĩnh vực sự vật, hiện tượng thực tế khách nhau trong đời sống. Căn cứ chủ yếu để xác định tính nhiều nghĩa biểu vật là các phạm vi sự vật, hiện tượng khác nhau được từ biểu thị.

Thí dụ: Mũi: mũi người, mũi dao, mũi sung, mũi tàu, mũi thuyền, mũi đất, mũi quân…

Đầu: đầu người, đầu nhà, đầu làng, đầu núi, đầu óc, đầu não, cầm đầu, dẫn đầu, đứng đầu…

Cửa: cửa ra vào, cửa sông, cửa miệng, cửa rừng…

b) Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm

Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm là hiện tượng nhiều nghĩa trong đó một từ có chứa từ hai nghĩa biểu niệm trở lên. Mỗi một nghĩa sẽ ứng với một khái niệm về sự vật, hiện tượng được gọi tên.

Thí dụ: từ “đứng” có các nghĩa biểu niệm cơ bản sau đây:

(1) (Chỉ tư thế, trạng thái) (thân hình thẳng góc với mặt phẳng) (trên hai chân) (2) (Chỉ hoạt động) (tự tác động) (làm cho mình dừng lại)

Để tách các nghĩa biểu niệm của từ, người ta dựa trên 2 căn cứ. Thứ nhất là dựa trên mối quan hệ giữa ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ. Cụ thể nếu một từ có nhiều ý nghĩa ngữ pháp (ý nghĩa từ loại) thì mỗi một ý nghĩa ngữ pháp được tách ra thành một nghĩa biểu niệm

Thí dụ: từ “cày” có 2 ý nghĩa từ loại danh từ và động từ vì thế có thể phân tách thành 2 ý nghĩa biểu niệm

(1) Vật thể nhân tạo, dụng cụ bằng nguyên liệu rắn có cấu tạo nhất định dùng để cày xới đất thành luống

(2) Hoạt động dùng công cụ cày tác động vào đất làm cho đất thành luống. Thứ hai là trong một ý nghĩa từ loại nếu có bao nhiêu ý nghĩa tiểu loại thì người ta cũng tách ra mỗi một tiểu loại thành một ý nghĩa biểu niệm.

Thí dụ: từ “che” chỉ có một ý nghĩa từ loại là động từ nhưng có thể phân tách thành 2 ý nghĩa tiểu loại

(1) Hoạt động, tác động đến X, để bảo vệ X, chống tác động khác của vật bên ngoài

(2) Hoạt động, tác động đến X, để hạn chế tác động của X đến vật khác cần bảo vệ.

So với hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật thì hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm khó xác định hơn vì ý nghĩa biểu niệm liên quan đến khái niệm.

2.2.2.5. Phân loại các nghĩa trong từ nhiều nghĩa

a) Phân loại theo quan điểm lịch đại

Phân loại theo quan điểm lịch đại là phân loại theo quá trình phát triển, biến đổi nghĩa của từ. Theo cách này, người ta chia các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa thành hai loại là nghĩa gốc và nghĩa phái sinh (nghĩa phụ)

-Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị. Thí dụ từ “đầu” có nghĩa gốc là “bộ phận trên hết hoặc trước hết của cơ thể người hoặc động vật, bên trong chứa bộ não”. Từ “xuân” có nghĩa gốc là “mùa đầu của một năm, từ tháng giêng đến tháng ba”.

-Nghĩa phái sinh là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. Thí dụ, từ “đầu” có các nghĩa phái sinh cơ bản

+ Chỉ bộ phận trên cùng của sự vật (đầu van, đầu súng…)

+ Bộ phận ở vị trí trước hết của sự vật (đầu cầu, đầu làng, đầu lưỡi…) + Vị trí danh dự, điều khiển (đầu đàn, dẫn đầu, đứng đầu…)

+ Trí tuệ, ý chí (đầu não, đầu óc, đương đầu, đối đầu…) Từ “xuân”:

+ Chỉ tuổi trẻ, sức trẻ (tuổi xuân, sức xuân)

+ Một năm (Xuân này kháng chiến đã năm xuân)

b)Phân loại theo quan điểm đồng đại

Phân loại theo quan điểm đồng đại tức là phân loại các nghĩa hiện dùng của từ nhiều nghĩa. Tiêu chí phân loại là dựa vào những đặc trưng, tính chất của nghĩa của từ

về các mặt: khả năng hoạt động tự do hay lệ thuộc, khả năng kết hợp cao hay thấp, phạm vi sử dụng rộng hay hep. Từ đó, người ta phân các nghĩa khác nhau của từ nhiều nghĩa thành 3 loại: nghĩa chính, nghĩa phụ và nghĩa tu từ.

- Nghĩa chính là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ, là nghĩa hoạt động tự do, có tính chất độc lập, khơng hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh, có khả năng kết hợp rộng nhất, là nghĩa được sử dụng nhiều nhất trong một thời đại nhất định.

Thí dụ: Chân: chỉ chi dưới của người, động vật Vàng: kim loại quí bền vững

Chạy: dời chỗ bằng chân với tốc độ cao

Chín: chỉ trạng thái phát triển cao nhất của quả cây - Nghĩa phụ là nghĩa có sự phụ thuộc vào nghĩa chính Thí dụ: từ “chân” có các nghĩa phụ

+ Bộ phận dưới của đồ vật: chân bàn, chân ghế, chân tủ…

+ Vị trí dưới cùng của sự vật: chân đồi, chân núi, chân trời, chân mây.. Từ “vàng” + Quý, đáng trân trọng: lời vàng, tấm lịng vàng…

+ Tình u: đá vàng…

Từ “chạy” + Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền… + Trốn tránh: chạy loạn, chạy giặc…

+ Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy…

-Nghĩa tu từ là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thê nào đó, mang tính sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, nghĩa phụ

Thí dụ: “Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm

Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”

Trong câu thơ của Tố Hữu, từ xuân có nghĩa chỉ cuộc sống mới, chế độ mới, chủ nghĩa xã hội”

Mức độ ổn định của nghĩa tu tư ở từng trường hợp cũng có khác nhau. Một nghĩa tu từ nào đó được nhiều người cơng nhận và sử dụng rộng rãi thì dần dần sẽ trở thành nghĩa phụ, sẽ đi vào ngơn ngữ.

2.2.2.6. Tính hệ thống ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa

Các ý nghĩa khác nhau của một từ (ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu niệm) lập nên một hệ thống ngữ nghĩa trong lòng một từ nhiều nghĩa. Hệ thống này lấy ý nghĩa biểu niệm làm trung tâm còn các ý nghĩa biểu vật sẽ phát triển và xoay quanh ý nghĩa biểu niệm đó. Thí dụ, từ “che” có 2 cấu trúc biểu niệm

(1) Hoạt động, tác động đến X, để bảo vệ X sẽ có các nghĩa biểu vật tương ứng là

che mặt, che đầu, che miệng…

(2) Hoạt động, tác động đến X, để hạn chế tác đơng của X sẽ có các nghĩa biểu vật tương ứng là che nắng, che mưa, che gió, che sương…

Nét nghĩa cơ sở của cấu trúc biểu niệm trung tâm sẽ bảo đảm cho sự thống nhất giữa các ý nghĩa biểu vật. Thí dụ, từ “đầu” có nghĩa ban đầu là bộ phận chủ chốt, ở

trên hết hoặc trước hết, có chứa đựng bộ óc của người hay lồi vật. Dựa vào nét nghĩa vị trí (trên hết hoặc trước hết), ta có nghĩa phụ trong các kết hợp đầu nhà, đầu bàn, đầu song, đầu nguồn, đầu núi… Dựa vào nét nghĩa chức năng (chỉ trí tuệ, ý chí), ta có

nghĩa phụ trong các kết hợp đầu óc, đầu não, hơn nhau một cái đầu… Phối hợp hai nét nghĩa vị trí và chức năng ta có nghĩa phụ trong các kết hợp cầm đầu, dẫn đầu, đứng đầu, đầu têu…

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)