Các nội dung lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa ở Tiểu học

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 135 - 139)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

3.2. Các nội dung lí thuyết về từ vựng ngữ nghĩa ở Tiểu học

Bài dạy học lí thuyết về từ vựng- ngữ nghĩa ở Tiểu học được thiết kế trong phân môn Luyện từ và câu và tập trung vào hai cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập Một và Tiếng Việt 5 tập Một. Nội dung chủ yếu là trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về các vấn đề cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ. Cấu tạo của bài lí thuyết về từ gồm ba phần: nhận xét (bài đọc), ghi nhớ (bài đọc) và luyện tập.

3.2.1. Vấn đề cấu tạo từ trong chương trình từ ngữ ở trường Tiểu học

Ở Tiểu học, nội dung những khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được nêu ở một mức độ nhất định, có tính chất sơ giản, ban đầu, phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học.

a. Từ đơn

SGK Tiếng Việt 4 định nghĩa về từ đơn như sau “Từ chỉ gồm một tiếng là từ

đơn”. Như thế từ đơn theo quan niệm của SGK Tiểu học là từ chỉ gồm một tiếng. Từ

nhiều tiếng (từ đa âm) không thuộc phạm vi từ đơn.

b. Từ ghép

SGK Tiếng Việt 4 định nghĩa từ ghép như sau “Ghép các tiếng có nghĩa lại

với nhau. Đó là các từ ghép”. Định nghĩa này nhấn mạnh phương thức tạo từ ở đây

là phương thức “ghép” (phân biệt với phương thức tạo từ trong từ láy là phương thức “láy”). Cách diễn đạt trong định nghĩa giúp học sinh Tiểu học dễ lĩnh hội nội dung khái niệm và dễ vận dụng vào việc nhận biết các từ ghép trong văn bản. Nhưng mặt hạn chế của định nghĩa trên là đối với những từ ghép chứa tiếng khơng xác định được nghĩa (thí dụ: tre pheo, dưa hấu, bếp núc…), GV rất khó giải thích cho học

sinh.

c. Từ láy

SGK Tiếng Việt 4 định nghĩa về từ láy “Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy”. Định nghĩa này chưa nói rõ cơ chế tạo từ trong từ láy là cơ chế “láy lại toàn bộ hoặc bộ phận hình thức âm thanh của tiếng gốc” nhưng đã nhấn mạnh các dấu hiệu hình thức của từ láy, giúp học sinh Tiểu học dễ dàng nhận biết được từ láy trong văn bản.

Đối với từ láy, có một số trường hợp đặc biệt cần có cách nhìn nhận, xử lí theo tư duy của học sinh Tiểu học. Cụ thể như sau:

-Nếu gặp các từ như đèm đẹp, tơn tốt, khang khác, thinh thích, chênh chếch,

thoăn thoắt… thì nên giải thích cho học sinh Tiểu học đây là các từ láy âm (láy phụ

âm đầu). Bởi đối chiếu các từ trên với định nghĩa về từ láy và các kiểu từ láy trong SGK Tiểu học thì thấy các từ này đúng với đặc trưng của từ láy âm. Cách xử lí này xét tới đặc trưng về tính trực quan trong tư duy của học sinh Tiểu học, giúp các em dễ nhận biết, dễ phân loại các từ láy nói trên.

-Nếu gặp các từ chôm chôm, ba ba, chuồn chuồn, cào cào, bươm bướm, se sẻ,

châu chấu, bìm bịp, thằn lằn, tu hú, chèo bẻo… thì cần dựa vào quan niệm của

SGK, dựa vào giải pháp khoa học mang tính sư phạm mà SGK đã lựa chọn. Cụ thể các từ này không thể là từ đơn mà chắc chắn là từ phức nhưng không phải là từ ghép. Đối chiếu với những đặc trưng về cấu tạo và nghĩa của từ láy , ta thấy các từ cũng không mang đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy. Vì thế, đây là những trường hợp có tính ngoại lệ, một loại từ phức đặc biệt.

3.2.2. Vấn đề ngữ nghĩa của từ trong chương trình từ ngữ ở cấp tiểu học

Lí thuyết nghĩa của từ được giảng dạy ở nhà trường Tiểu học về cơ bản có sự thống nhất cao với lí thuyết nghĩa của từ nói chung.

a) Từ nhiều nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Thí dụ

-Cậu bé đang ăn cơm

-Chiếc xe này ăn xăng quá nhiều -Chị B làm công ăn lương

-Cỏ ăn lan ra vệ đường

Từ ăn là một từ nhiều nghĩa vì ăn 1 có nghĩa là cho cơm vào miệng, nhai và

nuốt, ăn 2 có nghĩa là tiêu tốn, ăn 3 có nghĩa là hưởng, ăn 4 có nghĩa là lấn chiếm. Nội hàm khái niệm về từ nhiều nghĩa đã được SGK lớp 5 trình bày khá rõ. Có thể mối liên hệ về nghĩa giữa nghĩa gốc và các nghĩa chuyển chưa được giải thích một cách rõ rệt thơng qua khái niệm nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa của từ nhưng phần nào đã giúp học sinh Tiểu học hiểu rõ phải xác lập được quan hệ về nghĩa giữa các nghĩa chuyển và nghĩa gốc (ở các mức độ khác nhau) thì mới hình thành từ nhiều nghĩa.

b) Từ đồng âm

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Thí dụ:

- Ơng ngồi câu cá

- Đoạn văn này có 5 câu

Hai từ câu đồng âm với nhau vì câu 1 là hành động bắt cá, tơm… bằng móc sắt nhỏ (thường có mối) buộc ở đầu một sợi dây, câu 2 là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản, được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

Bản chất của hiện tượng đồng âm đã được trình bày rất rõ thơng qua khái niệm (nhất là khi đối sánh với từ nhiều nghĩa).

Có một vấn đề đặt ra trong quá trình giảng dạy từ đồng âm là những trường hợp như lấy cưa về cưa gỗ, mua muối về muối dưa, bước từng bước chậm rãi có phải là từ đồng âm hay khơng. Ở những trường hợp này, có thể nhận biết được mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ:

-Lấy cưa về cưa gỗ (cưa 1: chỉ công cụ; cưa 2: chỉ hoạt động sử dụng công cụ). -Mua muối về muối dưa (muối 1: chỉ tinh thể trắng, vị mặn, dùng để ăn; muối 2: chỉ hoạt động cho muối vào thịt cá, rau quả để giữ được lâu hoặc làm thức ăn chua).

-Bước từng bước chậm rãi (bước 1: chỉ hoạt động đặt chân tới một chỗ khác để di chuyển thân thể tới đo; bước 2: chỉ khoảng cách giữa hai chân khi bước).

Vẫn còn xác lập được mối quan hệ về nghĩa giữa các từ vì thế đây khơng phải là các từ đồng âm.

3.2.3. Vấn đề hệ thống từ vựng trong chương trình từ ngữ ở Tiểu học a) Dạy từ ngữ theo chủ đề a) Dạy từ ngữ theo chủ đề

Lí thuyết trường nghĩa khơng được đặt ra trong chương trình SGK Tiểu học, tuy nhiên việc mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm là ứng dụng tối ưu của lí thuyết trường nghĩa.

-Lớp Hai có 15 chủ điểm: Em là học sinh, bạn bè, trường học, thầy cô, ông

bà, cha mẹ, anh em, bạn trong nhà, bốn mùa, chim chóc, mng thú, sông biển, cây cối, Bác Hồ, nhân dân.

-Lớp Ba có 15 chủ điểm: măng non, mái ấm, tới trường, cộng đồng, quê hương, Bắc Trung Nam, anh em một nhà, thành thị và nông thôn, bảo vệ Tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, ngôi nhà chung, bầu trời và mặt đất.

-Lớp Bốn có 10 chủ điểm: thương người như thể thương thân, măng mọc thẳng, trên đôi cánh ước mơ, có chí thì nên, tiếng sáo diều, người ta là hoa đất, vẻ đẹp muôn màu, những người quả cảm, khám phá thế giới, tình yêu cuộc sống.

-Lớp Năm có 10 chủ điểm: Việt Nam tổ quốc em, cánh chim hịa bình, con người với thiên nhiên, giữ lấy màu xanh, vì hạnh phúc con người, người công dân, cuộc sống thanh bình, nhớ nguồn, nam và nữ, những chủ nhân tương lai.

Qua hệ thống chủ điểm trên có thể thấy chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học đã cung cấp cho học sinh một vốn từ vựng khá phong phú và tồn diện về các lĩnh vực gia đình, xã hội, thiên nhiên, đất nước, con người, lãnh tụ, thế giới… Hệ thống chủ điểm là một trong những nhân tố có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc làm giàu và phát triển vốn từ cho học sinh.

Cụ thể hơn, ở nội dung Mở rộng vốn từ của phân môn Luyện từ và câu, sách giáo khoa đã tập trung vào các nội dung:

-Lớp Hai mở rộng vốn từ về: học tập, ngày, tháng, năm, các môn học, họ hàng, đồ dùng, tình cảm, cơng việc gia đình, tình cảm gia đình, vật ni, các mùa, thời tiết, chim chóc, mng thú, sơng biển, cây cối, Bác Hồ, nghề nghiệp.

-Lớp Ba mở rộng vốn từ về: thiếu nhi, gia đình, trường học, cộng đồng, quê

hương, địa phương, dân tộc, thành thị - nông thôn, tổ quốc, sáng tạo, nghệ thuật, lễ hội, thể thao, cácc nước, thiên nhiên.

-Lớp Bốn mở rộng vốn từ về: nhân hậu – đoàn kết, trung thực – tự trọng, ước

mơ, ý chí – nghị lực, trị chơi – đồ chơi, tài năng, sức khỏe, cái đẹp, dũng cảm, du lịch thám hiểm, lạc quan – yêu đời.

-Lớp Năm mở rộng vốn từ về: Tổ quốc, nhân dân, hịa bình, hữu nghị - hợp

tác, thiên nhiên, bảo vệ môi trường, hạnh phúc, công dân, trật tự - an ninh, truyền thống, nam và nữ, trẻ em, quyền và bổn phận.

Trên cơ sở các chủ điểm được xác định, nội dung mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu đã thể hiện tính phong phú và đa dạng của vốn từ cần cung cấp cho học sinh. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong việc làm giàu và phát triển vốn từ cho học sinh Tiểu học.

b) Từ đồng nghĩa

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Thí dụ: siêng năng, chăm chỉ, cần cù…

Quan niệm về từ đồng nghĩa được giảng dạy ở Tiểu học có hạn chế trong việc xử lí hiện tượng nhiều nghĩa của từ (điều này đã được nói rõ trong phần lí thuyết trình bày về từ đồng nghĩa). Tuy nhiên, do trình độ học sinh Tiểu học còn thấp cho nên cảm quan về từ đồng nghĩa được thể hiện trong nội dung khái niệm có thể chấp nhận được.

Các loại từ đồng nghĩa được giảng dạy ở Tiểu học là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa khơng hồn tồn:

Từ đồng nghĩa hồn tồn có thể thay thế cho nhau trong mọi lời nói. Thí dụ: hổ, cọp, hùm…

Từ đồng nghĩa khơng hồn tồn có thể khác nhau về thái độ, tình cảm, tâm trạng, sự bình giá… của người nói. Thí dụ: ăn, xơi, chén… biểu thị những thái độ, tình cảm khác nhau đối với người đối thoại hoặc điều được nói đến. Các từ mang, khiêng, vác… biểu thị những cách thức hành động khác nhau.

Đưa ra khái niệm về từ đồng nghĩa hoàn toàn như trên là khơng hợp lí bởi có nhiều trường hợp các từ thay thế cho nhau trong lời nói nhưng lại khơng phải là từ đồng nghĩa.

c) Từ trái nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Thí dụ:

-Chết vinh cịn hơn sống nhục. -Gạn đục khơi trong.

-Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

Cũng tương tự như từ đồng nghĩa, bản chất của từ trái nghĩa vẫn cịn có hạn chế do khơng xuất phát từ lí thuyết trường nghĩa.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

1. Vấn đề cấu tạo từ trong chương trình từ ngữ ở Tiểu học 2. Vấn đề nghĩa của từ trong chương trình từ ngữ ở Tiểu học

3. Vấn đề hệ thống từ vựng (dạy từ ngữ theo chủ đề, các trường nghĩa) trong chương trình từ ngữ ở Tiểu học

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Các khái niệm từ đơn, từ ghép, từ láy được giảng dạy ở Tiểu học có gì đáng lưu ý. 2. Nên giải thích cho học sinh Tiểu học những từ dưới đây là từ đơn hay từ ghép -Bù nhìn, bồ kết, bồ hóng, mặc cả… (từ thuần Việt)

-Xà phòng, cà phê, ra đi ơ, mít tinh, căng tin … (từ vay mượn)

3. Nếu gặp các từ như đèm đẹp, tôn tốt, khang khác, thinh thích, chênh chếch, thoăn

thoắt… thì giải thích cho học sinh Tiểu học là từ láy âm (láy phụ âm đầu) hay là

biến thể của từ láy hoàn tồn?

4. Các từ chơm chơm, ba ba, chuồn chuồn, cào cào, bươm bướm, se sẻ, châu chấu,

bìm bịp, chẫu chàng, thằn lằn, thuồng luồng, tu hú, chèo bẻo… có phải là từ láy

khơng?

5. Các từ cong queo, cuống quýt, công kênh, cập kênh… có phải là từ láy hay

không?

6. Bằng cách nào để hướng dẫn học sinh Tiểu học nhận ra một từ có nhiều nghĩa? 7. Có thể dựa vào những dấu hiệu nào để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? 8. Theo anh (chị) việc dạy nội hàm khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cho

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1986), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội.

3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) – Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Tốn (2007), Nhập mơn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2009), Cơ sở ngôn ngữ học

và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học và THCN. 7. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 8. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2014), Giải đáp 120 câu hỏi thường gặp trong

dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam

9. Hà Quang Năng (2005), Dạy và học từ láy ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục

10. Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh, Lê Hữu Tỉnh (1996), Tiếng Việt tập 1, NXB

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)