Khái niệm nghĩa của từ, các thành phần ý nghĩa trong từ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 99 - 102)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

2.2.1.Khái niệm nghĩa của từ, các thành phần ý nghĩa trong từ

2.2. Nghĩa củatừ tiếng Việt

2.2.1.Khái niệm nghĩa của từ, các thành phần ý nghĩa trong từ

Khi nghiên cứu vấn đề nghĩa của từ, người ta thấy có khá nhiều nhân tố liên quan tới việc hình thành nghĩa của từ như hình thức ngữ âm của từ, sự vật hiện tượng được gọi tên, khái niệm được từ biểu thị, những yếu tố thuộc hệ thống ngôn ngữ chi phối, liên quan đến nghĩa của từ, tình cảm, thái độ, ý thức tư tưởng của người sử dụng ngôn ngữ, văn cảnh mà từ xuất hiện… Trong các nhân tố nói trên, những nhân tố được coi là quan trọng nhất liên quan tới việc hình thành nghĩa từ vựng của từ là sự vật, hiện tượng được gọi tên; khái niệm được từ biểu thị và những yếu tố thuộc hệ thống ngơn ngữ. Có thể hình dung quá trình hình thành nghĩa của từ qua tam giác ngữ nghĩa như sau:

Hệ thống ngôn ngữ

Sự vật, hiện tượng Khái niệm Ý nghĩa của từ

Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan phản ánh vào tư duy con người hình thành các khái niệm (về sự vật, hiện tượng). Các khái niệm ấy đi vào hệ thống ngơn ngữ, được ngơn ngữ hóa trở thành nghĩa của từ.

Trên cơ sở sự hình thành nghĩa của từ, có thể chấp nhận một định nghĩa như sau: Nghĩa của từ là thành phần nội dung tinh thần được gợi ra ở trong từ, là khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được ngơn ngữ hóa.

Nghĩa của từ khơng phải là một khối khơng phân hóa, phân lập, mà nó là một hợp thể bao gồm những thành phần ý nghĩa nhỏ hơn. Có thể hình dung sự phân lập tầng bậc ý nghĩa của từ qua sơ đồ sau

Ý nghĩa của từ (Từ định danh)

Ý nghĩa ngôn ngữ Ý nghĩa lời nói (ý nghĩa cấu trúc hóa) (ý nghĩa liên hội)

Ý nghĩa từ vựng Ý nghĩa ngữ pháp

Ý nghĩa Ý nghĩa Ý nghĩa biểu vật biểu niệm biểu thái

-Ý nghĩa biểu vật

Ý nghĩa biểu vật là phần nghĩa của từ liên quan đến sự vật hoặc phạm vi sự vật trong thế giới mà từ gợi ra khi ta tiếp xúc với nó. Ý nghĩa này thể hiện mối quan hệ giữa từ với sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan.

Thí dụ, nghĩa biểu vật của từ nhà là hình ảnh khái quát về sự vật nhà. Nghĩa

biểu vật của từ đi là hoạt động dời chỗ bằng chân của người, của động vật.

Trong khái niệm này, cần chú ý ý nghĩa biểu vật chỉ liên quan đên sự vật hiện tượng trong thế giới bên ngoài chứ khơng phải là chính các sự vật hiện tượng đó. Bởi sự vật tồn tại trong thế giới ở những dạng khác nhau trong đó dạng cơ bản là vật chất trong khi đó ý nghĩa biểu vật của từ thuộc về phạm trù tinh thần của ngôn ngữ. Mặt khác sự chia cắt thế giới thành những mẩu sự vật ứng với nghĩa của từ ở từng dân tộc khác nhau là khác nhau. Thêm nữa, sự vật, hoạt động, tính chất… tồn tại trong thực tế khách quan mang tính cụ thê, cá thể nhưng nghĩa biểu vật lại mang tính khái quát.

-Ý nghĩa biểu niệm

Ý nghĩa biểu niệm là phần nghĩa của từ liên quan đến hiểu biết về ý nghĩa biểu vật của từ. Ý nghĩa này thể hiện mối quan hệ của từ với khái niệm về sự vật hiện tượng trong tư duy con người

Khái niệm và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm cần phải có sự phân biệt. Chúng thống nhất với nhau nhưng khơng hồn tồn đồng nhất. Chúng thống nhất với nhau vì chúng đều sử dụng những vật liệu tinh thần của tư duy. Khái niệm có vai trị quyết định đối với ý nghĩa biểu niệm, khơng có khái niệm thì khơng có ý nghĩa biểu niệm. Tuy nhiên, chúng khơng đồng nhất với nhau vì khái niệm có chức năng nhận thức, phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng khách quan. Ý nghĩa biểu niệm có chức năng cơng cụ, tổ chức lời nói, cho nên chỉ cần dựa vào kinh nghiệm thực tiễn đủ dùng từ cho đúng. Khái niệm có tính chất chân lí, chung cho nhân loại cịn ý nghĩa biểu niệm có tính dân tộc. Thí dụ từ “nói” trong tiếng Việt có nghĩa biêu niệm (hoạt động) (dùng ngôn ngữ) (phê phán, chê trách) nhưng khơng có ở từ parler của tiếng Pháp. Từ “chém” trong tiếng Việt chỉ nhấn mạnh nét nghĩa cách thức khơng có nét nghĩa kết quả (có thể đứt hoặc khơng đứt) trong khi đó từ couper của tiếng Pháp bắt buộc có nét nghĩa kết quả.

Ý nghĩa biểu niệm của từ có thể phân tách thành từng phần nhỏ, tập hợp những phần nhỏ ấy tạo thành cấu trúc biểu niệm của từ. Như thế có thể hiểu, cấu trúc biểu niệm của từ là toàn bộ nội dung của khái niệm.

Cấu trúc biểu niệm của từ là tập hợp của các nét nghĩa được sắp xếp theo một quan hệ nhất định. Thí dụ:

Bàn: (đồ dùng) (có mặt phẳng, thường có chân) (làm bằng gỗ, đá, sắt…) (dùng để đặt các đồ vật, sách vở, thức ăn…)

Đi: (hoạt động) (dời chỗ) (bằng chân) (hai chân khơng đổng thời nhấc khỏi mặt đất) (tốc độ bình thường)

Cứng: (tính chất vật lí) (khơng dễ bị biến dạng, phá vỡ trước tác động của lực bên ngoài)

-Ý nghĩa biểu thái

Ý nghĩa biểu thái là phần nghĩa của từ liên quan đến thái độ, cảm xúc, cách đánh giá của người dùng ngôn ngữ. Ý nghĩa biểu thái biểu thị mối quan hệ giữa từ và người dùng ngôn ngữ

Ý nghĩa biểu thái của từ được đánh giá trên thang độ như sau:

Tiêu cực Trung hòa Tích cực Thí dụ:

Toi, ngoẻo, bỏ mạng chết hi sinh, từ trần, khuất núi

Ý nghĩa biểu thái của các từ trong hệ thống ngôn ngữ không đồng đều: có những từ có ý nghĩa biểu thái cao nhất/ những từ có ý nghĩa biểu thái cao/ những từ có ý nghĩa biểu thái thấp nhất.

Ý nghĩa biểu thái có vai trị quan trong trong việc hướng dẫn cách dùng từ cho nên ý nghĩa biểu thái là một nét nghĩa trong cấu trúc biểu niệm của từ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 99 - 102)