Ngữ cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 97 - 99)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

2.1.4.Ngữ cố định

2.1. Đơn vị từ vựng

2.1.4.Ngữ cố định

2.1.4.1. Khái niệm về ngữ cố định

Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ là một hệ thống lớn bao gồm các từ và các đơn vị tương đương với từ. Những đơn vị tương đương với từ được gọi là ngữ cố định. Ngữ cố định (còn được gọi là cụm từ cố định, nhóm từ cố định, từ tổ cố định…) là một tập hợp các từ đơn có kết cấu cố định, ổn định, khơng thể tách rời và có ý nghĩa hồn chỉnh, dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng hay biểu thị khái niệm. Ngữ cố định là đơn vị tương đương với từ. Tính tương đương với từ của ngữ cố định được thể hiện ở đặc trưng sau:

Ngữ cố định và từ đều là đơn vị tồn tại hiển nhiên sẵn có của ngơn ngữ ở trạng thái tĩnh.

Khi ngơn ngữ hành chức, ngữ cố định có chức năng tạo câu giống như từ.

2.1.4.2. Đặc điểm của ngữ cố định

Thứ nhất là tính cố định, chặt chẽ về cấu tạo. Trong giao tiếp, ngữ cố định phải được dùng đúng với cấu tạo của nó (khơng bỏ từ, thêm từ, đảo vị trí). Chẳng hạn chân

đăm đá chân chiêu không thể thay thế bằng chân phải đá chân trái mặc dù đăm

chiêu đều có nghĩa là phải và trái. Tất nhiên, tính cố định, ổn định của ngữ cố định

không phải là bất biến mà trong sử dụng vẫn có những biến dạng phong phú, thể hiện sự sáng tạo của cá nhân. Thí dụ, Hồ Chủ tịch viết:

“Cải tạo là một cuộc đổi người cũ thành người mới, một cuộc thay da đổi óc,

một cuộc đấu tranh gay go và lâu dài” (Báo Nhân dân, 16-8-1951)

Thành ngữ nguyên thể thay da đổi thịt đã được Bác thay thế bằng thay da đổi óc. Bằng cách thay đổi này, Bác muốn nhấn mạnh quá trình cải tạo thực chất phải là

thay đổi lối tư duy, lối nghĩ chứ không chỉ là thay đổi về hình thức.

Cũng vậy, thành ngữ đàn gảy tai trâu được Bác biến đổi thành gảy đàn tai trâu: “Nói gảy đàn tai trâu là có ý chê người nghe không hiểu. Song những người tuyên

truyền mà viết và nói khó hiểu thì chính người đó là trâu” (Đường Cách mệnh, tr 300)

Lúc này từ gảy được đảo lên đầu nhằm mục đích nhấn mạnh. Bác đã so sánh hoạt

động gảy đàn cho trâu nghe với công việc của cán bộ tuyên truyền. Tuyên truyền sao cho quần chúng dễ nghe, dễ hiểu, nếu khơng mình nói mình nghe, bản thân mình cũng khơng hiểu, tức mình là trâu. Tuyên truyền như vậy là vô nghĩa. Rõ ràng, với biện pháp đảo, Bác đã biến một thành ngữ quen thuộc trở nên mới lạ và nhờ vậy, đã diễn đạt hiệu quả một vấn đề chính trị vốn rất khơ khan.

Thứ hai là cơ chế tạo nghĩa. Nghĩa của ngữ cố định có tính chất mới được suy ra qua các biện pháp tượng trưng, ẩn dụ, hốn dụ… chứ khơng bằng tổng số nghĩa của các yếu tố cấu thành cộng lại. Nhiều ngữ cố định có ý nghĩa khác hẳn với ý nghĩa tường minh của các từ trong nó tạo nên. Nói cách khác, ngữ cố định có tính thành ngữ.

Thí dụ, nghĩa của thành ngữ cá nằm trên thớt không phải biểu đạt tình trạng con cá nằm trên cái thớt mà biểu thị nghĩa: tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Người bản ngữ lĩnh hội và sử dụng cái nghĩa chung, nghĩa tồn khối đó chứ khơng quan tâm tới nghĩa riêng của từng yếu tố cấu thành.

2.1.4.3. Phân loại ngữ cố định

Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa và sự vận dụng, ngữ cố định được chia thành: quán ngữ và thành ngữ.

-Quán ngữ

Quán ngữ là cách nói quen thuộc dùng để đưa đẩy, rào đón, liên kết. Thí dụ của

đáng tội, nói vơ phép, nghỉ cho khỏe, khơng sớm thì muộn… (dùng trong khẩu ngữ); như trên đã nói, có người cho rằng, nói tóm lại, nói một cách khác… (dùng trong văn

viết).

-Thành ngữ

Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định, có tính ổn định trong cấu tạo và tính thành ngữ về mặt nghĩa. Thí dụ: mẹ trịn con vng, đầu trâu mặt ngựa, già kén kẹn hom, ném đá giấu tay, giận cá chém thớt… trắng như tuyết, đen như củ sung, bạc như vôi…

2.1.4.4. Giá trị ngữ nghĩa của ngữ cố định

- Định danh sự vật, hiện tượng

Ngữ cố định có tác dụng gọi tên những sự vật, hiện tượng chưa có tên gọi trong từ vựng. Cụ thể, ngữ cố định biểu thị các dạng thức, các trạng thái, các khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng. Thí dụ biểu thị hoạt động “chạy” ta có: chạy

như đèn cù, chạy long tóc gáy, chạy như vịt, chạy tít mù, chạy bở hơi tai, chạy như chó phải pháo… biểu thị trang thái “lúng túng” ta có: lúng túng như gà mắc tóc, lúng túng như thợ vụng mất kim, lúng túng như ếch vào xiếc…

-Tính biểu trưng

Tính biểu trưng của ngữ cố định là do tính thành ngữ đem lại. Q trình suy luận nghĩa của ngữ cố định thông qua các phép chuyển nghĩa làm cho ngữ cố định có tính biểu trưng. Mỗi ngữ cố định là một bức tranh nho nhỏ về các sự vật, sự việc cụ thể, riêng lẻ được nâng lên để nói về cái phổ biến, cái khái quát, trừu tượng. Chúng là những ẩn dụ (chuột sa chĩnh gạo, ném đá giấu tay…), hoán dụ (bữa rau bữa cháo, áo

rách quần manh…), so sánh (chạy như đèn cù, ngay như cán tàn…). Vì vậy nghĩa của

các ngữ cố định có tính biểu trưng rất cao. Do có tính biểu trưng nên nghĩa của các ngữ cố định rất cơ đọng, súc tích.

-Tính dân tộc

Việc biểu trưng hóa các đặc điểm miêu tả cụ thể cho các tình huống khái quát được thực hiện ở mỗi dân tộc mỗi khác. Nói cách khác tính biểu trưng của ngữ cố định gắn liền với tính dân tộc, tính cộng đồng. Người Việt nói: rẻ như bèo như người Nga nói rẻ như củ cải hầm. Người Việt nói cay như ớt như người Anh nói cay như mù tạt. Người Việt có thành ngữ nóng như lửa, người Anh cũng nói as hot as fire. Đều chọn lửa để làm cái so sánh nhưng người Việt dùng lửa để biểu trưng cho cái nóng trong tính cách con người, cịn với người Anh thì lửa biểu trưng cho mức đơ của cái nóng có tính chất vật lí.

Tính hình tượng là kết quả của tính biểu trưng. Ngữ cố định giúp người đọc tái hiện lại những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng. Nhờ tính hình tượng mà các ngữ cố định thường gây ra những ấn tượng mạnh mẽ.

Tính cụ thể thể hiện ở tính bị quy định về phạm vi sử dụng. Ngữ cố định mặc dù có ý nghĩa phổ biến, khái qt song khơng phải có thể dùng cho bất cứ sự vật, hiện tượng nào. Thí dụ: chuột chạy cùng sào chỉ thường dùng cho những vật bị ta coi

thường. Tính cụ thể cũng bị quy định về sắc thái ngữ nghĩa. Mỗi ngữ cố định thường chỉ nêu bật một khía cạnh nào đó của tính chất, đặc điểm…được nói tới. Thí dụ: nhảy

như choi choi tức là nhảy theo cách lên xuống và hướng tới bằng những bước ngắn với

nhịp độ chóng mặt. Nhảy như sáo là nhảy theo cách lên xuống và hướng tới bằng

những bước nhảy dài với nhịp độ khoáng đạt. -Tính biểu thái

Các ngữ cố định thường kèm theo thái độ, cảm xúc và sự đánh giá của người giao tiếp. Thí dụ nhảy như choi choi gây ở người nghe một ấn tượng về cái vẻ thiếu từ tốn của người nhảy, thái độ phủ định. Nhảy như sáo gợi lên cái vẻ hiếu động của chú bé, có ý chê trách nhưng vẫn thấy một vẻ gì đó dễ thương.

Tóm lại, ngữ cố định là một mảng không thể thiếu được trong từ vựng của một ngơn ngữ. Nó góp phần đem lại sự phong phú, đa dạng, nhiều màu vẻ, sự giàu có của từ vựng nói riêng, ngơn ngữ nói chung. Qua các ngữ cố định, người ta có thể thấy được bức tranh về đời sống văn hóa, tinh thần, phong tục, tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 97 - 99)