Đặc điểm cấu tạo củatừ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 89 - 97)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

2.1.3.Đặc điểm cấu tạo củatừ tiếng Việt

2.1. Đơn vị từ vựng

2.1.3.Đặc điểm cấu tạo củatừ tiếng Việt

Xem xét đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt, người ta xét ở 3 mặt sau đây - Đơn vị cấu tạo từ

- Phương thức cấu tạo từ - Các từ mới được tạo ra

2.1.3.1. Đơn vị cấu tạo từ

Đơn vị cấu tạo từ là những đơn vị mà tiếng Việt sử dụng để cấu tạo ra các từ cho từ vựng tiếng Việt. Trong tiếng Việt, đơn vị cấu tạo từ được đa số các nhà nghiên cứu gọi bằng một thuật ngữ quen thuộc: hình vị. Thuật ngữ này vốn có nghĩa là “đơn vị về hình thái” (hình: hình thái, vị: đơn vị), được hình thành từ thuật ngữ gốc là mooc- phem. Thuật ngữ hình vị cịn được các nhà nghiên cứu tiếng Việt gọi bằng các tên khác như: tiếng (gắn liền với quan niệm cho rằng hầu hết hình vị trong tiếng Việt đều trùng với âm tiết, tiếng, từ đơn – quan điểm của Cao Xuân Hạo), từ tố (yếu tố dùng để cấu tạo từ - Nguyễn Văn Tu), nguyên vị (đơn vị xuất phát điểm của việc cấu tạo từ - Hồ Lê)…

Trên cơ sở khái niệm về hình vị nói chung, có thể chấp nhận một định nghĩa về hình vị trong tiếng Việt như sau:

Hình vị của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất, có nghĩa, được dùng để cấu tạo nên các từ.

Thí dụ, tổ hợp máy bay là một từ (từ ghép), từ này được cấu thành bởi hai yếu tố nhỏ hơn ở bậc thấp là máy và bay. Mỗi yếu tố này là một hình vị.

- Đặc trưng “nhỏ nhất” của hình vị có thể được hiểu: nó là đơn vị tối giản, khơng thể chia nhỏ được. Nếu chia nhỏ hình vị ta được các âm vị mà âm vị không phải là đơn vị có nghĩa. (Thí dụ chia nhỏ hình vị “máy” ta được 3 âm vị /m/, /ă/, /i/)

- Đặc trưng “có nghĩa” của hình vị cũng cần được hiểu một cách linh hoạt. Nghĩa của hình vị có thể là nghĩa từ vựng (máy, bay, xinh…) cũng có thể là nghĩa phân biệt, nghĩa bổ sung (nghĩa của hình vị láy trong từ láy – đẽ (đẹp đẽ), lùng (lạnh lùng)… nghĩa của hình vị trong từ ghép phân nghĩa – au (đỏ au), cấc (già cấc), ngắt (xanh ngắt)…) hoặc nghĩa có tính chất tiềm tàng (nghĩa của các hinh vị gốc Hán như ái, quốc trong ái quốc, phi, cơ trong phi cơ… hay nghĩa ngữ pháp (đã, sẽ, đang, sẽ, vẫn, rất, cũng…)

Trong nhà trường phổ thông, cụ thể là trong các cuốn SGK ở tất cả các cấp học, người ta đều dùng thuật ngữ tiếng để chỉ đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt, dựa vào

tiếng để tiến hành phân loại cấu tạo từ tiếng Việt. Những người theo quan niệm này

cho rằng, tiếng là đơn vị mà người bản ngữ nói chung, học sinh bản ngữ (nhất là học sinh Tiểu học) nói riêng rất dễ nhận biết. Thí dụ, người bản ngữ dễ dàng nhận ra trong câu ca dao Tháp Mười đẹp nhất bơng sen gồm có 6 tiếng. Theo quan niệm này, tiếng có một số đặc trưng cơ bản sau:

-Tiếng là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất (về mặt này, tiếng trùng với âm tiết). Về chữ viết, tiếng tương ứng với một “chữ” viết rời (thí dụ: từ giáo viên gồm 2 tiếng, đồng thời là 2 chữ).

- Tiếng là đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa.

Như thế, tiếng là đơn vị âm – nghĩa nhỏ nhất, là đơn vị hai mặt (phân biệt với âm tiết là đơn vị một mặt: âm tiết chỉ có mặt âm thanh, khơng có nghĩa).

Quan niệm trên đứng trước một khó khăn là trong một số từ của tiếng Việt có những tiếng khơng có nghĩa. Thí dụ, các tiếng bồ, kết (trong từ bồ kết); mồ, hôi (trong từ mồ hôi); ban, công (trong từ ban công)… Tất nhiên, cũng phải nói đến một quan

niệm về tiếng (với tư cách là đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt) của Đỗ Hữu Châu như sau: Tiếng là những âm tiết hiện có trong các từ, tham gia vào quá trình cấu tạo từ

tiếng Việt. Theo quan niệm này, tiếng được phân thành hai loại lớn là: tiếng có nghĩa và tiếng tự mình khơng có nghĩa. Quan niệm này dễ vận dụng vào việc phân loại cấu tạo từ tiếng Việt và tránh được sự gị bó, khiên cưỡng.

Tuy nhiên, khi sử dụng thuật ngữ tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn cịn có một số băn khoăn. Thứ nhất, chúng ta dễ nhầm lẫn tiếng (đơn vị cấu tạo từ) với âm tiết (đơn vị ngữ âm), thậm chí có thể đồng nhất hóa tiếng với âm tiết. Thứ hai, nội dung của

khái niệm tiếng đôi khi không được hiểu một cách rõ ràng, thống nhất giữa một số nhà nghiên cứu nên việc dựa vào tiếng để phân loại từ tiếng Việt cũng gặp một số khó

khăn. Trong giáo trình này, chúng tơi khơng sử dụng thuật ngữ tiếng mà sử dụng thuật ngữ hình vị để chỉ đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt.

2.1.3.2. Phương thức cấu tạo từ

Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào bản thân hình vị để biến các hình vị thành từ. Có thể hình dung như sau:

Hình vị Từ

Trong tiếng Việt, người ta sử dụng 3 phương thức để tạo ra các từ mới: từ hóa hình vị, láy hình vị và ghép hình vị.

-Từ hóa hình vị là phương thức tác động vào hình vị và làm cho hình vị có tư cách là

từ mà không làm thay đổi vỏ ngữ âm của hình vị. Mơ hình:

Hình vị Từ đơn

Thí dụ: nhà, người, cây, xe… là những từ được tạo nên do sự từ hóa hình vị mà thành

-Láy hình vị là phương thức tác động vào một hình vị có nghĩa (hình vị cơ sở) làm nảy sinh một hình vị láy. Hình vị láy nghĩa đã bị mất đi nhưng có vỏ ngữ âm giống hoặc gần giống với hình vị cơ sở. Cả hình vị cơ sở và hình vị láy kết hợp với nhau mới tạo thành từ láy

Mơ hình:

Hình vị Từ láy A,Aꞌ AAꞌ

Thí dụ: phương thức láy tác động vào hình vị xanh cho ta hình vị láy xanh. Hình vị láy và hình vị cơ sở làm thành từ xanh xanh. Tác động vào hình vị dễ, túng cho ta hình vị láy dàng, dãi, tung, lúng do dó có các từ dễ dàng, dễ dãi, tung túng, lúng túng…

Phương thức láy tạo ra các từ láy cho tiếng Việt. Hiện nay phương thức này vẫn cịn có tác dụng tạo từ tuy nhiên do ngun liệu cho phương thức này khơng có nhiều nên sản phẩm được tạo ra không đa dạng.

-Ghép hình vị là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới (mang đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa như một từ)

Mơ hình:

Hình vị Từ ghép A,B AB

Thí dụ: phương thức ghép tác động vào các hình vị xevà đạp cho từ xe đạp, tác

động vào các hình vị máy và bay cho từ máy bay…

Phương thức ghép tạo ra các từ ghép cho tiếng Việt. Hiện nay đây là phương thức rất năng động, lien tục phát huy tác dụng tạo từ. Nhờ phương thức này, số lượng từ mới trong từ vựng tiếng Việt đang tăng trưởng nhanh chóng.

Ngoài ba phương thức tác động vào các hình vị cho ta các từ trên đây, cịn có phương thức tạo từ theo lối chuyển nghĩa. Thí dụ một từ đã sẵn có nghĩa như ốc (sinh vật) chuyển nghĩa cho ta từ ốc (đinh ốc), ruột (ruột con gà) chuyển nghĩa cho ta từ ruột (săm xe đạp). Vì phương thức chuyển nghĩa không tạo ra từ mới mà sử dụng các từ sẵn có cho nên chúng tơi khơng đề cập ở đây.

2.1.3.3. Các kiểu từ xét về mặt cấu tạo

Phân loại các từ về mặt cấu tạo “không chỉ là sự sắp xếp các sự kiện đã có thành từng loại cho triệt để, dứt khoát mà là để phát hiện ra cơ chế của sự cấu tạo, từ đó nhận thức các từ, để tiếp tục cấu tạo thêm các từ mới và cải tiến, nói tóm lại để có thể điều khiển được q trình cấu tạo từ của ngơn ngữ” (Đỗ Hữu Châu). Trên tinh thần phân loại này, căn cứ vào số lượng các hình vị, có thể phân chia các từ tiếng Việt về mặt cấu tạo thành: từ đơn và từ phức. Dựa vào phương thức tạo từ, từ phức được chia thành từ

láy và từ ghép. Các từ láy lại được chia nhỏ dựa trên tiêu chí số lần láy thành từ láy

Từ hóa hình vị

Láy hình vị A→Aꞌ, A+Aꞌ

Ghép hình vị A+ B

đôi, từ láy ba và từ láy tư. Các từ ghép cũng được chia nhỏ dựa trên mối quan hệ ngữ

nghĩa giữa các hình vị thành từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa.

a) Từ đơn

Từ đơn là những từ do một hình vị tạo nên. Về cấu tạo, căn cứ vào số lượng âm tiết từ đơn được chia thành: từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm. Từ đơn đơn âm là những từ đơn có một âm tiết (thí dụ: nhà, người, cây, xe…). Trong tiếng Việt từ đơn tiếng

Việt đa số là từ đơn đơn âm. Từ đơn đa âm là những từ đơn có từ 2 âm tiết trở lên. Nó có thể là từ thuần Việt (thí dụ: bồ kết, tắc kè, chèo bẻo, ễnh ương…) cũng có thể là từ vay mượn (thí dụ: mì chính, cà phê, xà phịng, mít tinh, căng tin…)

Về ý nghĩa, các từ đơn khơng lập thành hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung như các từ ghép hoặc từ láy. Mỗi từ đơn mang một ý nghĩa riêng, khơng lặp lại nhau vì thế người ta phải lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ. Về mặt lịch đại, từ đơn được dùng để cấu tạo hàng loạt từ phức (lúc này nó được hình vị hóa).

b) Từ láy - Khái niệm

Từ láy là sản phẩm của phương thức láy, là phương thức láy toàn bộ hay bộ phận hình thức ngữ âm của hình vị cơ sở.

Thí dụ: xanh – xanh xanh may – may mắn rối – bối rối…

Xung quanh việc nhận diện từ láy có một số trường hợp đáng lưu ý như sau:

Trường hợp 1: có một số từ mà giữa hai yếu tố cấu thành có quan hệ với nhau về âm

khơng có quan hệ về nghĩa

- Lững thững, thướt tha, nhí nhảnh, đủng đỉnh, bâng khuâng... (1) - Ba ba, cào cào, chôm chôm, đu đủ, thằn lằn… (2)

Ở các từ trên, tư cách hình vị của mỗi yếu tố khơng rõ ràng, mặt khác không xác định được yếu tố nào là hình vị gốc cho nên đối chiếu với định nghĩa về từ láy thì những từ này khơng được coi là từ láy. Nếu xem xét về mặt nghĩa, những từ thuộc nhóm (1) mang đầy đủ đặc trưng ngữ nghĩa của từ láy (tính hình tượng, tính biểu cảm), hình vị cơ sở có thể chưa xác định được nên thực chất đây vẫn là các từ láy. Những từ thuộc nhóm (2) có hình thức ngữ âm giống từ láy nhưng chúng chỉ gọi tên các sự vật, hiện tượng, khơng có nghĩa biểu cảm, biểu hiện sinh động.

Giải pháp đặt ra ở trường hợp thứ nhất này là loạt từ thứ nhất vẫn có thể coi là từ láy (dạng khơng điển hình), loạt từ thứ hai là loạt từ định danh sự vật, hiện tượng cho nên có thể coi là từ đơn có hình thức láy (từ đơn đa âm). Tuy nhiên, để phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học và để không mâu thuẫn với định nghĩa về từ đơn mà các em đã học, chúng ta có thể ưu tiên tiêu chí hình thức, tạm coi đây là các từ láy.

Trường hợp 2: một số từ mà giữa hai yếu tố cấu thành có quan hệ với nhau về âm và

cả hai hình vị đều có nghĩa từ vựng như mặt mũi, đi đứng, tươi tốt, tươi cười, thúng

mủng, bổ béo, mệt mỏi, săn bắn… Đối với trường hợp này, sự trùng lặp về ngữ âm

giữa các hình vị chỉ là ngẫu nhiên, từng hình vị có thể hoạt động độc lập. Vì thế, những từ này là từ ghép (từ ghép hợp nghĩa).

Trường hợp 3: một số từ mà giữa hai yếu tố cấu thành có quan hệ với nhau về âm và

một trong hai hình vị đã mất nghĩa (hình vị mất nghĩa thường đứng sau). Thí dụ: chùa

Giải pháp đặt ra với trường hợp này như sau:

Dưới góc độ lịch đại và nhấn mạnh những đăc trưng ngữ nghĩa thì coi những từ này là từ ghép (hợp nghĩa). Dưới góc độ đồng đại và nhấn mạnh mối quan hệ ngữ âm giữa hai hình vị thì coi những từ này là từ láy (ý nghĩa khái quát). Như vậy, việc xếp các đơn vị này vào từ ghép hay từ láy là tùy thuộc vào kiến thức và cách lí giải của mỗi người.

Trường hợp 4: một số từ mà các âm tiết trong từng từ được biểu hiện trên chữ viết

khơng có phụ âm đầu. Thí dụ:

-Ồn ã, ấm áp, ép uổng, êm ái, im ắng, êm ả, ít ỏi… (từ xác định được hình vị gốc) -Ấp úng, ẽo ợt, ỉ eo, ối ăm, óc ách… (từ khơng xác định được hình vị gốc)

Đối chiếu với định nghĩa về từ láy, dễ dàng khẳng định những từ trên không phải từ láy. Nhưng quan sát kĩ ta thấy, những từ trên đều giống nhau về hình thức ngữ âm: cùng vắng khuyết phụ âm đầu. Bên cạnh đó, đặc trưng ngữ nghĩa của những từ này cũng rất gần với đặc trưng ngữ nghĩa nói chung của các từ láy. Vì thế, cũng có thể cho rằng những từ này là từ láy, cụ thể là từ láy âm có tính chất đặc biệt (loạt từ thứ nhất mang nhiều đặc trưng của từ láy hơn loạt từ thứ hai).

Trường hợp 5: khi nhận biết từ láy, khơng nên để hình thức chữ viết của từ “đánh lừa”.

Thí dụ những từ như cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh… là những từ láy âm (phụ âm đầu /k/ được lặp lại và được ghi bằng những chữ cái khác nhau).

- Phân loại

Căn cứ vào số lần láy, người ta chia từ láy tiếng Việt thành 3 loại lớn: từ láy tư,

từ láy ba và từ láy đôi

-Từ láy tư là những từ láy có 4 âm tiết. Thí dụ: khấp kha khấp khểnh, loanh qua

(ca) loanh quanh, nhẽo nhà nhẽo nhoẹt… Từ láy tư được tạo ra là do phương thức láy

tác động vào từ láy đơi mà có (thực chất láy tư là láy đôi lần thứ hai)

Khểnh – khấp khểnh – khấp kha khấp khểnh

Quanh – loanh quanh – loanh qua (ca) loanh quanh Nhẽo – nhẽo nhoẹt – nhẽo nhà nhẽo nhoẹt

-Từ láy ba là những từ láy có 3 âm tiết. Thí dụ: sạch sành sanh, sát sàn sạt, cỏn

còn con… Từ láy ba được tạo ra là do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở Sạch – sạch sành sanh

Sát – sát sàn sạt Con – cỏn còn con

Tất nhiên cũng có quan điểm cho rằng láy ba là bậc hai của láy đôi (sạch – sạch

sanh – sạch sành sanh)

-Từ láy đôi là những từ láy có hai âm tiết. Đây là những từ láy có số lượng nhiều nhất và điển hình nhất của từ láy tiếng Việt.

Căn cứ vào sự giống nhau về thanh điệu, âm đầu và vần giữa hình vị cơ sở và hình vị láy, từ láy đơi chia thành 2 loại: láy đơi tồn bộ và láy đôi bộ phận

Láy đơi tồn bộ là những từ láy đơi, trong đó tồn bộ âm tiết của hình vị cơ sở được giữ nguyên như xanh xanh, xinh xinh, xa xa…. Trong từ láy đơi tồn bộ, có 2

dạng biến thể cần phải chú ý là láy đôi tồn bộ có biến thanh (thí dụ: đo đỏ, nhè

nhẹ…) và láy đơi tồn bộ có biến đổi âm cuối vần và thanh điệu (thí dụ: tơn tốt, đèm đẹp, khang khác…)

Láy đôi bộ phận là những từ láy đôi mà từng bộ phận trong cấu trúc âm tiết được lặp lại. Đây là những từ láy có số lượng nhiều hơn cả và là điển hình của từ láy tiếng Việt. Trong láy đơi bộ phận, người ta chia thành từ láy âm và từ láy vần.

Từ láy âm là những từ láy mà phụ âm đầu của hình vị cơ sở được giữ nguyên cịn vần thì thay đổi trong hình vị láy.

- Dễ dãi, gượng gạo, mập mạp, múa may, run rẩy… (hình vị cơ sở đứng trước) - Thập thị, lấp ló, khấp khểnh… (hình vị cơ sở đứng sau)

Từ láy vần là những từ láy bộ phận mà phần vần đươc lặp lại, phần âm đầu khác nhau

-Lò dò, luẩn quẩn, lờ mờ, bỡ ngỡ, luống cuống… (hình vị cơ sở đứng sau) -Co ro, thiêng liêng… (hình vị cơ sở đứng trước)

Các từ láy vần được chia thành từng nhóm dựa vào sự phối hợp giữa phụ âm đầu của tiếng láy với phụ âm đầu của tiếng gốc. Chẳng hạn:

l-b: lầu bầu, lắp bắp, lềnh bềnh, lõm bõm, lùng bùng… l-c: la cà, lập cập, lỡ cỡ, lụi cụi, lủng củng…

l-ch: lã chã, lẫm chẫm, lịch kịch, lỏng chỏng, lừng chừng… l-d: lai dai, lim dim, lờ dờ, lù đù…

l-đ: lác đác, long đong, lênh đênh… l-h: loay hoay, lụi hụi…

b-nh: bắng nhắng, bầy nhầy, bùng nhùng… b-ch: bồn chồn, bộp chộp…

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 89 - 97)