Hệ thống từ vựng

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 108)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

2.3. Hệ thống từ vựng

Từ vựng của mỗi ngôn ngữ là một khối khổng lồ, phức tạp cả về cấu tạo lẫn ngữ nghĩa. Tuy nhiên, người ta vẫn có thể tiến hành phân lập cái khối khổng lồ, phức tạp ấy thành các hệ thống nhỏ hơn dựa vào mối quan hệ giữa các từ. Cụ thể, căn cứ vào những điểm đồng nhất, vào mối quan hệ giữa các từ, chúng ta tiến hành phân lập toàn bộ từ vựng tiếng Việt với tư cách là một hệ thống lớn thành những hệ thống nhỏ hơn. Thuộc phạm vi nghiên cứu thứ nhất là những lớp từ mà giữa chúng có mối quan hệ về ngữ nghĩa như trường nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa… Thuộc

phạm vi nghiên cứu thứ hai là những lớp từ khơng có quan hệ về ngữ nghĩa như từ thuần Việt và từ vay mượn, từ toàn dân và từ địa phương…

2.3.1. Những lớp từ có quan hệ về ngữ nghĩa

2.3.1.1. Trường nghĩa

a) Khái niệm

Từ vựng là một hệ thống. Do đó, giữa các đơn vị của hệ thống từ vựng tồn tại những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị từ vựng là quan hệ đồng nhất về nghĩa. Các đơn vị từ vựng đồng nhất với nhau về nghĩa tập hợp thành trường nghĩa.

Trường nghĩa là thuật ngữ của ngôn ngữ học hiện đại. Hiểu theo lối chiết tự thì trường là một tập hợp các từ, nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong tập hợp từ ấy. Trường nghĩa là tập hợp các từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.

Nhờ khái niệm trường nghĩa mà người ta có thể biết được những quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong một trường và giữa các trường trong toàn bộ hệ thống từ vựng của một ngơn ngữ từ đó phát hiên ra giá trị ngữ nghĩa của từng đơn vị từ vựng.

Theo cấu trúc của hệ thống ngơn ngữ có hai quan hệ là quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hệ hình, các từ trong hệ thống ngôn ngữ cũng sẽ được tập hợp theo hai quan hệ này và hình thành trong hệ thống từ vựng hai trường nghĩa là trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến). Phối hợp hai trường nghĩa này ta có trường nghĩa liên tưởng.

b) Các loại trường nghĩa

-Trường nghĩa biểu vật

Trường nghĩa biểu vật là tập hợp các từ ngữ đồng nhất vởi nhau về nghĩa biểu vật (về phạmvi biêu vật).

Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc đó.

Ví dụ: Chọn từ hoa làm gốc, ta có thể thu thập các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với hoa, như;

- Các loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa lan... - Các bộ phận của hoa: đài, cánh, nhụy,...

- Tính chất, trạng thái của hoa: nở, tàn, tươi, héo, đẹp, xấu... - Màu sắc của hoa: đỏ, hồng, vàng, tim tím…

- Mùi của hoa: thơm, ngát, ngào ngạt.. - Hình dáng, kích thước của hoa: to, nhỏ v.v..

Tùy theo mục đích của việc huy động vốn từ mà ta có thể lựa chọn số lượng các tiêu chí để xác lập trường nghĩa. Ví dụ, có thể chọn thêm các tiêu chí liên quan đến truờng nghĩa hoanhư: cách trồng hoa, chăm sóc hoa. v.v..

đó nhưng cũng có nhưng từ ngữ mà khơng chỉ thuộc về một trường nghĩa mà thuộc về nhiều trường nghĩa khác nhau - đó là những từ ngữ hướng biên. Ví dụ, các từ ngữ:

suy nghĩ, tư duy, học ăn học nói, ... là những từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho trường

nghĩa người, các từ ngữ: hí, sủa, mõm, nanh, vuốt… là từ ngữ đặc trưng cho trường động vật. Những từ như ăn, uống, chạy, nhảy, thở, ngủ,... có thể nằm trong nhiều

trường khác nhau vừa nằm trong trường con người vừa nằm trong trường động vật. Đó là những tử ngữ hướng biên.

Các trường nghĩa khác nhau có thể có một số lượng từ ngữ nhất định chung nhau. Các trường nghĩa đó được gọi là các trường nghĩa giao nhau. Ví dụ, trường nghĩa chó và chim là hai trường nghĩa giao nhau vì ngồi các từ ngữ của riêng từng trường nghĩa, cả hai trường nghĩa này đều có chung một số từ ngữ về:

- Bộ phận cơ thể: đầu, mình, mắt, lơng...

- Hoạt động: ăn, uống...

- Kích thước: to, nhỏ... v.v..

Như vậy, theo quan hệ với trường nghĩa, có thể phân chia từ vựng thành các từ đơn trường nghĩa và các từ đa trường nghĩa.

Hoạt động của các ngữ trong trường nghĩa khi ngôn ngữ hành chức khá đa dạng. Trong cách diễn đạt bình thường chúng thường được sử dụng đúng với trường nghĩa mà chúng thuộc vào, nhưng để tạo ra những cách nói thú vị có tính tu từ

người ta thường sử dụng các từ ngữ không đúng với trường nghĩa mà chúng thuộc vào.

Ví dụ:

Trong gió trong mưa

Ngọn đèn đứng gác

Cho thắng lợi nối theo nhau Đang hành quân đi lên phía trước.

(Chính Hữu)

Việc sử dụng các từ cùng trường nghĩa có tác dụng quan trọng trong diễn đạt. Khi các từ ngữ thuộc cùng một trường nghĩa được sử dụng một cách hệ thống trong diễn ngôn, chúng tạo ra hiện tượng cộng hưởng ngữ nghĩa làm cho đối tượng được diễn đạt trở nên tập trung và được nhấn mạnh hơn.

-Trường nghĩa biểu niệm

Trường nghĩa biểu niệm là tập hợp các từ ngữ có chung một cấu trúc nghĩa biểu niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu niệm ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập cáctừ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.

Cơ sở để xác lập trường nghĩa biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm của từ.

Thí dụ 1:

Dựa vào cấu trúc biểu niệm (vật thể nhân tạo) (đồ dùng sinh hoạt), ta có thể thu thập được các từ sau: giường, tủ, chăn, chiếu, xơ, chậu, chum, vại, rương, hịm,

Trường nghĩa biểu niệm này có thể phân thành các trường nhỏ bằng cách bổ sung nét nghĩa:

(vật thể nhân tạo) (đồ dùng sinh hoạt) (để ngồi, nằm): ghế, giường, phản, đi

văng…

(vật thể nhân tạo) (đồ dùng sinh hoạt) (để đặt): bàn, giá, gác…

(vật thể nhân tạo) (đồ dùng sinh hoạt) (để đựng): tủ, rương, hòm, chum, vại,

thúng, mủng, hũ, bình…

(vật thể nhân tạo) (đồ dùng sinh hoạt) (để che, phủ): chăn, chiếu, màn, khăn,

bạt…

(vật thể nhân tạo) (đồ dùng sinh hoạt) (để mặc): khăn, khố, áo, quần, váy, giày, dép, ủng, găng…

Thí dụ 2:

Dựa vào cấu trúc biểu niệm (hoạt động) (dời chỗ) (trong môi trường), ta thu thập được các từ ngữ sau: đi, chạy, nhảy, bò, bay, bơi, lặn…

Trường nghĩa trên được phân xuất thành các trường nhỏ:

(hoạt động) (dời chỗ) (trên mặt đất): đi, chạy, nhảy, bò, lăn, lê… (hoạt động) (dời chỗ) (trong nước): bơi, lặn, lội, ngụp…

(hoạt động) (dời chỗ) (trong khơng khí): bay, chao, liệng, lượn…

Giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm lớn có thể chia thành các trường nghĩa biểu niệm nhỏ. Thí dụ, trường biểu niệm (hoạt động) (chia cắt đối tượng) được chia thành (hoạt động) (chia cắt đối tượng) (thành phần lớn) và (hoạt động) (chia cắt đối tượng) (thành phần nhỏ).

Những từ có nhiều nghĩa biểu niệm có thể xuất hiện trong nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau. Thí dụ: từ muối có hai cấu trúc biểu niệm (sự vật, chất liệu)

(lấy làm thực phẩm) và (hoạt động) (làm sự vật khác lên men). Vì thế muối có thể xuất hiện trong hai trường nghĩa biểu niệm này.

- (sự vật, chất liệu) (lấy làm thực phẩm): muối, mắm, tương, xì dầu, nước chấm…

- (hoạt động) (làm sự vật khác lên men): muối, ướp, nén, dấm…

Kết luận chung về trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm. Sự phân chia thành trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm nói trên dựa vào sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ là ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm. Hai loại trường này có quan hệ mật thiết với nhau.

Việc tìm hiểu trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy từ ngữ theo chủ đề, chủ điểm ở trường Tiểu học hiện nay. Thực chất đây cũng là dạy từ ngữ theo hệ thống. Đó là cách dạy phù hợp với đặc trưng về tính hệ thống của từ vựng nói riêng và ngơn ngữ nói chung.

- Trường nghĩa tuyến tính

Trường nghĩa tuyến tính là sự tập hợp các từ theo quan hệ ngang (ngữ đoạn). Trong trường nghĩa tuyến tính có một từ trung tâm (từ kích thích) và có những từ đi với từ

kích thích (từ phản xạ). Như thế cũng có thể hiểu trường nghĩa tuyến tính là tập hợp của một từ kích thích với các từ phản xạ. Các từ phản xạ này quan hệ với từ kích thích theo các chiều khác nhau: hồi chi và khứ chỉ.

Để xác lập một trường nghĩa tuyến tính, người ta thường chọn một từ kích thích sau đó tìm những từ có thể đi được với từ kích thích

Thí dụ:

Trường nghĩa tuyến tính của từ “bàn” là gỗ, sắt, đá, học, viết, vẽ, vng, trịn,

dài…

Trường nghĩa tuyến tính của từ “rửa” là: tay, mặt, rau, xe, chén, bát, xoong, hận, nhục…

Trường nghĩa tuyến tính của từ “ngoan” là học sinh, cháu bé, con, học trò… Trong trường nghĩa tuyến tính, khả năng kết hợp của từ bị chi phối bởi đặc điểm ngữ nghĩa của từ. Nói cách khác, nghĩa của từ quyết định, quy định khả năng kết hợp của từ. Vì vậy, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ cấu trúc nghĩa của các từ trong từ vựng, làm sáng tỏ những đặc điểm hoạt động của từ.

Các từ xuất hiện trong trường nghĩa tuyến tính có tác dụng hiện thực hóa một hoặc một số nét nghĩa nào đó trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ trung tâm. Thí dụ, những từ học, viết, vẽ, ăn… là sự hiện thực hóa nét nghĩa “chức năng, cơng dụng”

trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ bàn; các từ đá, gỗ, sắt … là sự hiện thực hóa nét

nghĩa “nguyên liệu tạo thành”; các từ vng, trịn, dài… là sự hiện thực hóa nét

nghĩa “hình dáng”.

-Trường nghĩa liên tưởng

Các sự vật, hoạt động tính chất, được phản ánh trong nhận thức của con người theo những mối quan hệ nhất định. Các sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tưởng với nhau là các sự vật, hiện tuợng mà từ một sự vật, hiện tượng này người ta nghĩ đến các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất khác.

Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất có quan hệ liên tưởng với nhau.

Thí dụ, khi nhắc đến từ mặt trời ta có thể xác lập được trường liên tưởng gồm các từ chói chang, rực rỡ, lóa mắt, trịn, nóng, sáng, đỏ, mọc, lặn, ban mai… Tương tự, khi nhắc đến từ quê hương ta có thể xác lập được trường liên tưởng gồm các từ

đẹp, nhớ, tình yêu, kỉ niệm, tuổi thơ, mái chùa, ngọt ngào…

Trường liên tưởng mang tính dân tộc. Mỗi cộng đồng người do những điều kiện về lịch sử - xã hội, hồn cảnh sống, tập qn, thói quen, nếp nghĩ mà có những liên tưởng khác nhau về hiện thực khách quan. Đối với người Việt, rồng là biểu

tượng cao quý, đẹp, có sức mạnh, phun ra mưa, mang đến những điều tốt đẹp, thiêng liêng cho con người. Nhưng với một số dân tộc ở châu Âu thì rồng lại gợi những liên tưởng về sức mạnh phun ra lửa mang lại điều dữ, điều ác.

Nhận thức, quan điểm thẩm mĩ, tâm lí của con người cũng có sự thay đổi ở mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử. Thí dụ, trong thơ ca Việt Nam trước cách mạng

tháng Tám, từ mùa thu thường gợi ra nỗi buồn, sự hiu quanh, chia lìa, tang tóc

(nhạn, lá ngơ đồng rụng, rừng phong đổi màu…), còn mùa thu sau cách mạng tháng Tám lại gợi liên tưởng về sự đổi đời, cách mạng, độc lập, chủ quyền, sự thanh bình, no ấm… (cách mạng, cờ đỏ sao vàng, Bác Hồ, hạnh phúc, ấm no…).

Trường liên tưởng ngoài những đặc trưng dân tộc, thời đại, còn mang màu sắc cá nhân, in đậm dấu ấn cá nhân do hoàn cảnh giai cấp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống của từng người khơng giống nhau. Có những liên tưởng có ở người này nhưng không tồn tại hoặc xa lạ đối với người khác và ngược lại. Với Trần Đăng Khoa tàu dừa được ví như chiếc lược chải vào mây xanh. Với Huy Cận, sóng

như then cài cửa… Người càng từng trải, hiểu biết càng sâu rộng thì trường liên

tưởng càng phong phú.

Những kiến thức về trường nghĩa có giá trị ứng dụng đối với việc giảng dạy từ ngữ và văn học trong nhà trường. Trong các văn bản nghệ thuật, từ ngữ dùng hay (từ ngữ có giá trị nghệ thuật) trước hết giữa chúng phải có sự thống nhất cao độ (thống nhất về trường biểu vật, trường biểu niệm) nhằm thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chẳng hạn, trong đoạn văn sau:

Mưa đến rồi, lẹt đẹt, lẹt đẹt. Mưa ào xuống khiến cho mọi người không tưởng được là mưa kéo đến nhanh thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách; bây giờ bao nhiêu là nước tuôn rào rào... Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay... Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, đập lùng bùng vào lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ...

(Tơ Hồi)

Từ ngữ trong đoạn văn có sự thống nhất cao độ nhằm miêu tả và diễn đạt chính xác diễn biến của trận mưa. Đó là trường từ ngữ miêu tả âm thanh tiếng mưa (lẹt đẹt, lách tách, rào rào, sầm sập, đồm độp, lùng bùng, ồ ồ). Các thanh âm rất đa dạng, lúc đầu còn rời rạc, nhỏ giọt (lẹt đẹt, lách tách) sau đó đồng loạt, nhanh, mạnh (rào rào, sầm sập), tiếng mưa rơi trên các vật thể khác nhau cũng có sự khác nhau (rào rào trên sân gạch, đồm độp trên phên nứa, lùng bùng vào lá chuối, giọt gianh đổ ồ ồ). Đó cũng là trường từ ngữ miêu tả hoạt động của tiếng mưa (ào, tuôn, xuống, đổ, đập). Tất cả đều là những động từ mạnh góp phần làm rõ sự đa dạng của một trận mưa lớn.

Ngoài ra, từ ngữ trong tác phẩm cịn có khả năng phát động, khơi gợi được người đọc, người nghe một trường liên tưởng phong phú. Đọc hai dòng thơ dưới đây của Nguyễn Đình Thi có thể thấy rõ điều đó:

Ơi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều

Như thế, một trong những việc quan trọng cần làm trong dạy học văn cho học sinh ở trường phổ thông là khơi dậy cho học sinh trường liên tưởng mà các từ ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương gợi ra.

2.3.1.2. Từ đồng nghĩa

Có quan niệm cho rằng, từ đồng nghiã là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Quan niệm này bộc lộ một số hạn chế trong việc xử lí hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Chẳng hạn, đồng nghĩa với lành có thể có các từ rất khác nhau:

hiền lành, nguyên vẹn, bổ dưỡng. Do đó nếu xác định các từ đồng nghĩa với một từ

nào đó nói chung thì ta sẽ thu được một số lượng từ khá tản mạn.

Quan niệm thứ hai cho rằng, từ đồng nghĩa là những từ có thể thay thế cho nhau trong cùng một tình huống sử dụng mà ý nghĩa của tình huống đó khơng thay đổi.

Thí dụ: Chị ấy đẻ con trai.Có thể thay từ đẻ bằng từ sinh mà ý nghĩa của câu

không thay đổi - Chị ấy sinh con trai. Do đó, đẻ và sinh là các từ đồng nghĩa với nhau. Quan điểm này có ưu điểm là khắc phục được hạn chế về tính nhiều nghĩa của từ trong xác định các từ đồng nghĩa.

Tuy nhiên, vì gắn với điều kiện sử dụng cụ thể, nên từ khơng cịn nghĩa trừu tượng trong hệ thống mà là nghĩa cụ thể trong hoạt động. Nói khác đi đây không phải là hiện tượng đồng nghĩa trong hệ thống mà là đồng nghĩa của lời nói.

Thí dụ:

Chí Phèo - con quỷ dữ làng Vũ Đại - thằng rạch mặt ăn vạ Chị Dậu – người đàn bà lực điền – chị chàng con mọn

Mặt khác, các từ đồng nghĩa trong hệ thống ngơn ngữ có thể có những ý nghĩa biểu thái khác nhau nên mặc dù chúng là các từ ngữ đồng nghĩa được thừa nhận nhưng lại không thể thay thế cho nhau trong tình huống sử dụng cụ thể.

Thí dụ: phụ nữ và đàn bà là hai từ đồng nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ, nhưng không phải lúc nào chúng cũng thay thế được cho nhau trong tình huống sử dụng. Ta có thể nói: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam mà khó thay thế từ phụ nữ bằng từ đàn bà, tương tự như các từ phu nhân, vợ …

Do đó, quan niệm thứ hai khơng thể coi là quan niệm vê từ đông nghĩa (xét trong ngôn ngữ) mà nên xếp vào quan niệm về từ đồng nghĩa (xét trong lời nói) hay cịn gọi là hiện tượng đồng chiếu vật.

Từ những phân tích ở trên, có thể đi đến định nghĩa sau về từ đồng nghĩa:

Từ đồng nghĩa là các từ khác nhau về âm thanh, có thể tồn tại trong cùng một trường nghĩa (tiểu trường nghĩa) và khơng chứa nét nghĩa đối lập nhau.

Một từ có thể thuộc vào nhiều trường nghĩa khác nhau. Khi xác định quan hệ

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)