HỆ THỐNG ÂM VỊ TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 63)

4.1. Âm đầu

4.1.1. Đặc điểm và số lượng

Âm đầu đều là phụ âm. Các âm đầu giữ vị trí đầu tiên trong mơ hình cấu tạo của âm tiết tiếng Việt. Các âm đầu đều mang tính phụ âm, âm đầu giữ vai trò mở đầu và tạo âm sắc cho âm tiết lúc mở đầu.

Âm đầu có chức năng làm kí hiệu phân biệt. Nhờ chức năng này của âm đầu mà ta có cơ sở sử dụng các con chữ đứng đầu các âm tiết để viết tắt. Ví dụ: Đại học Sư phạm có thể viết tắt là ĐHSP.

Chức năng phân biệt của phụ âm đầu còn thể hiện rất rõ trong các từ tượng thanh. Tùy theo tiếng động của các từ tượng thanh mô phỏng mà người ta dùng phụ âm tắc hay phụ âm xát.

Các âm đầu đều mang tính phụ âm, âm đầu giữ vai trị mở đầu âm tiết. Về số lượng:

Quan niệm 1: Tiếng Việt có 21 phụ âm đầu:

/m/, /n/, /ɲ/, /ŋ/, /b/, /d/, /t/ , / t’/, /k/, /h/, /c/, /ƫ/, /f/, /v/, /s/, /ş/, /z/, /ȥ/, /Ɣ/, /l/, /X/ Quan niệm 2: Tiếng Việt có 21 + 1 (p) phụ âm đầu:

Căn cứ vào thực tế chữ viết và thực tế phát âm một số nhà ngôn ngữ đưa ra đề nghị bổ sung thêm phụ âm /p/ với các lí do sau:

+ Bổ sung thêm phụ âm /p/ để phiên âm đúng các từ phiên âm từ tiếng nước ngồi. Ví dụ: pin # bin, đàn piano,…

+ Phụ âm /p/ không chỉ xuất hiện trong các từ phiên âm mà còn xuất hiện trong các từ thuần Việt. ví dụ: Pắc bó, Sa Pa,…

+ Trong 6 phụ âm cuối của tiếng Việt là /m/, /n/, /p/, /t/, /k/, /ŋ/ thì có 5/6 phụ âm có mặt trong hệ thống phụ âm đầu. Riêng phụ âm /p/ từ trước đến nay chỉ được coi là một âm vị trong hệ thống âm cuối mà chưa được chấp nhập trong hệ thống phụ âm đầu.

Vì vậy, để đảm bảo tính nhất qn, cần chấp nhận bổ sung phụ âm /p/ vào hệ thống phụ âm đầu.

4.1.2 Sự phân bố các âm đầu trong các kiểu âm tiết tiếng Việt

Các âm vị phụ âm đầu phần lớn đều là một âm một chữ viết thể hiện nhưng vẫn còn những trường hợp một âm có từ hai chữ viết trở lên: /k/ /Ɣ/, /ƞ/.

Các âm vị phụ âm môi: /m/, /v/, /b/ khơng kết hợp với âm đệm lí do âm đệm có đặc trưng trầm, phụ âm mơi cũng trầm hơn nữa theo nguyên tắc dị hóa ngữ âm gần nhau về mặt cấu âm xa nhau về mặt kết hợp. gần nhau về cấu âm thì khơng kết hợp với nhau.

Các phụ âm như : /n/, /Ɣ/, /ȥ/ rất hạn chế kết hợp với âm đệm

Giữa phát âm và chữ viết của hệ thống phụ âm đầu tiếng Việt có độ chênh thỏa thuận trên chữ viết bị tỉnh lược đi con chữ i

Các biến thể phát âm ở hệ thống phụ âm đầu cũng gây khó khăn cho việc viết đúng chuẩn mực.

4.1.3 Miêu tả các phụ âm đầu tiếng Việt và sự thể hiện trên chữ viết

Bảng kê âm đầu

a. Nhóm phụ âm vang mũi

/m/: tắc, vang mũi, môi – môi, hữu thanh Không kết hợp với âm đệm

Chữ viết thể hiện: m, vd: mẹ

/n/: tắc, vang mũi, đầu lưỡi – lợi, hữu thanh Hạn chế kế hợp với âm đệm (trừ noãn) Chữ viết thể hiện: n, vd: na

/ɲ/ tắc, vang mũi, ngạc lưỡi, hữu thanh Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: nh, vd: nhà

/ŋ/ tắc vang mũi, uốn lưỡi, hữu thanh Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện:

+ ng: khi kết hợp với các nguyên âm hàng au: a, ă, o, u,…, vd: nga + ngh: khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước: i, e, ê, vd: nghỉ b. Nhóm phụ âm tắc miệng

/b/ tắc miệng, môi – môi, hữu thanh Không kết hợp với âm đệm (trừ buýt) Chữ viết thể hiện: b, vd: bà

/d/ đầu lưỡi lợi, hữu thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: đ, vd: đánh

/t/ tắc miệng, đầu lưỡi lợi, vô thanh Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: t, vd: tâm

/ t’/ tắc bật hơi, đầu lưỡi lợi, vô thanh Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: th, vd: thơm /k/ tắc, cuối lưỡi, vô thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện:

+ q: khi kết hợp với âm đệm u, vd: quà

+ k: khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước: i, e, ê, vd: kì + c: khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau: u, a, ô,… vd: cô /h/ tắc họng, vô thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: h, vd: hơm

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: ch, vd: châm /ƫ/ tắc, đầu lưỡi, ngạc cứng, vô thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: tr, vd: trang

c. Nhóm phụ âm xát

/f/ xát, môi răng, vô thanh Không kết hợp với âm đệm Chữ viết thể hiện: ph, vd: phà /v/ xát, môi răng, hữu thanh

Không kết hợp với âm đệm Chữ viết thể hiện: v, vd: và /s/ xát, đầu lưỡi răng, vô thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: x, vd: xem

/ş/ xát, đầu lưỡi ngạc cứng, vô thanh Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: s, vd: sim

/z/ xát, đầu lưỡi răng, hữu thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết

Chữ viết thể hiện: d, gi (dựa vào nghĩa), vd: gia, dê /ȥ/ xát, đầu lưỡi ngạc cứng, hữu thanh

Kết hợp hạn chế với âm đệm Chữ viết: r, vd: rôm

/Ɣ/ xát, cuối lưỡi, hữu thanh

Kết hợp hạn chế với âm đệm (trừ góa) Chữ viết thể hiện:

+g: khi kết hợp với các nguyên âm hàng sau: a, o, ô,…, vd: gà + gh: khi kết hợp với các nguyên âm hàng trước: I, e, ê, vd: ghê /l/ xát bên, đầu lưỡi lợi hữu thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: l, vd: lâm

/X/ xát, cuối lưỡi, vô thanh

Xuất hiện trong mọi loại hình âm tiết Chữ viết thể hiện: kh, vd: khổ.

Phần vần là yếu tố rất quan trọng trong cấu tạo âm tiết, tiếng Việt có từ 155 – 158 vần được cấu tạo theo 4 mơ hình với âm đệm, âm chính và âm cuối. Bình thường mỗi âm vị âm đầu được ghi bằng một con chữ cái tương ứng.

Ví dụ: /m/ = m, /t/ = t,…

/f/ = ph /ƫ/ = tr /c/ = ch /ɲ/ = nh /t’/ = th /ŋ/ = ng /x/ = kh /Ɣ/ = gh /z/ = gi

Có một âm vị được ghi bằng ba con chữ ghép lại, trường hợp /ŋ/ khi đứng trước /i/, /e/, /ɛ/ được viết thành ngh.

Sự thể hiện các phụ âm đầu trên chữ viết không phải thống nhất trong mọi trường hợp. Có một số âm vị có cách ghi khác nhau:

/k/ được ghi bằng ba cách:

Ghi thành “k” khi đứng trước các nguyên âm hàng trước Ghi thành “c” khi đứng trước các nguyên âm hàng sau Ghi thành “q” khi đứng trước âm đệm

/Ɣ/ được ghi bằng hai cách

Ghi thành “g” khi đứng trước các nguyên âm hàng sau Ghi thành “gh” khi đứng trước các nguyên âm hàng trước /ŋ/ được ghi bằng hai cách

Ghi thành “ng” khi đứng trước các nguyên âm hàng sau Ghi thành “ngh” khi đứng trước các nguyên âm hàng trước

/z/ ghi là “d” và “gi” theo cách ghi phổ biến nhưng không phân biệt trong phát âm.

Ngồi ra cịn có trường hợp một con chữ lại biểu thị hai âm vị phụ âm đầu khác nhau, như trường hợp “g” để ghi âm vị /z/ trong trường hợp “gì”, “giếng”,… ghi âm vị /Ɣ/ trong trường hợp “gà”, “gỗ”,…

Trên thực tế không phải tất cả các vùng phương ngữ, thổ ngữ đều có thể phát âm đủ 21 âm vị phụ âm đầu. Ở vùng phương ngữ Bắc Bộ, các âm quặt lưỡi khơng có mặt và được thay thế bằng các phụ âm có cách phát âm gần giống. Có một số vùng thổ ngữ còn bị lẫn lộn cặp phụ âm /l/ và /n/.

Trong phương ngữ miền Trung (như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) âm /ɲ/ vắng mặt và được thay thế bằng bán nguyên âm /j/, phụ âm [z] được thay thế bằng âm [j, ví dụ: nhìn, dì thành gìn, gì.

Trong phương ngữ miền Nam (từ Quảng Nam đến Cà Mau) âm vị /z/ khơng có và được thay bằng âm vị /j/,…

Ở phương ngữ miền Bắc và phương ngữ miền Trung, một số địa phương có hiện tượng chuyển hóa ngữ âm thường gặp là /ƫ/ thành /t/ và ngược lại /t’/ thành /ş/. Ví dụ “tre” thành “te”, “sào” thành “thào”,…

4.2 Âm đệm

4.2.1 Đặc điểm và số lượng

Đặc trưng ngữ âm: giữ vị trí thứ hai trong mơ hình cấu tạo âm tiết. Có chức năng thay đổi âm sắc của âm tiết sau khi mở đầu và nối phụ âm đầu và âm chính. Và âm đệm cịn có chức năng làm trầm hóa âm sắc của âm tiết và khu biệt âm tiết này với âm tiết khác.

Bản chất: có cấu tạo gần giống nguyên âm /u/ nhưng được phát âm lướt hơn. Về số lượng, có hai ý kiến:

Ý kiến thứ nhất, tiếng Việt có hai âm đệm: /-u-/ và /zero/ Ý kiến thứ hai, tiếng Việt có một âm đệm /-u-/

4.2.2 Sự phân bố của âm đệm trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt

Âm đệm khơng bao giờ kết hợp với âm chính là ngun âm trịn môi như: u, o, ô, uo và ư, ươ. Nó chỉ xuất hiện trước các nguyên âm hàng trước.

Khi âm đệm kết hợp với phụ âm đầu /k/ mà /k/ viết là q thì dù kết hợp với âm chính là nguyên âm rộng, nguyên âm hẹp, âm đệm luôn được viết bằng con chữ u.

4.2.3 Sự thể hiện của âm đệm trên chữ viết

Âm đệm có hai chữ viết thể hiện:

+ Viết là o: khi kết hợp với các nguyên âm rộng, hơi rộng: e, a, ă, vd: hoa, hòe. + Viết là u: khi kết hợp với các nguyên âm hẹp, hơi hẹp: i, ê, ơ,…vd: huệ, huơ. Trong phương ngữ miền Nam từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau, âm đệm tác động mạnh đến các phụ âm /k, h, ŋ/ đứng trước nó làm cho các phụ âm này được phát âm như /Ɣ/.

Ngồi ra ở một số thổ ngữ vùng Bắc Bình Trị Thiên cịn có hiện tượng âm đệm đồng hóa nguyên âm như “mùa xuân” nói thành “mùa xun”, “áo quần” thành “áo cùn”,… Ở Thanh Hóa, âm đệm đồng hóa nguyên âm /a/ đi theo sau nó.

Âm đệm khơng xuất hiện sau các phụ âm môi /f, m, b, v/ trừ một số từ phiên âm như “phuy”, “voan” bởi vì các phụ âm này vốn mang sắc trầm, sau các phụ âm /n/ và /Ɣ/ âm đệm cũng xuất hiện rất hạn chế, trong tiếng Việt chỉ có hai từ là “nỗn sào” và “góa”.

Trong lời nói, độ mở của âm đệm /-u-/ phụ thuộc vào độ mở của các nguyên âm – âm chính đi sau.

Nếu âm chính đi sau là nguyên âm rộng như /a/, /ă/, /ɔ/ thì âm đệm được mở rộng như hoa, hịe, hoặc,… Ngược lại nếu như nguyên âm đi sau là nguyên âm hẹp thì âm đệm bị thu hẹp lại như: thủy, tuân, huệ,…

4.3 Âm chính

4.3.1 Đặc điểm và số lượng

Vị trí: đứng thứ 3 sau âm đệm trong mơ hình cấu tạo âm tiết tiếng Việt

Chức năng: là âm hạt nhân quy định âm sắc chủ yếu của âm tiết. Trong âm tiết tiếng Việt, âm chính bao gồm cả nguyên âm đơn và nguyên âm đơi. Các ngun âm có cấu tạo ngữ âm sáng sủa khác biệt nhau, không gần nhau quá như trong các ngơn ngữ biến hình.

Bản chất: âm chính là ngun âm

Về số lượng: Hiện nay có hai giải pháp về việc xác định số lượng nguyên âm chính (có liên quan đến số lượng phụ âm cuối.

Giải pháp 1: tiếng Việt có 16 nguyên âm (với quan niệm tiếng Việt có 6 phụ âm cuối: m, n, k, t, ŋ, p). 16 nguyên âm bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. 13 nguyên âm đơn trong đó có 9 nguyên âm đơn dài: u, ɯ, ɛ, e, ɤ, ɔ, o, a, i và 4 nguyên âm ngắn là ă, ɤ̌, ɔ̆, ɛ̌; nguyên âm đôi: u͡o, ɯ͡ɤ, i͡e.

Giải pháp 2: tiếng Việt có 14 nguyên âm trừ 2 nguyên âm ngắn (ɔ̆, ɛ̌) (với quan niệm tiếng Việt có 8 phụ âm cuối (thêm 2 âm là /c/ và /ƞ/).

4.3.2 Sự phân bố của âm chính trong cấu tạo âm tiết

Xác định /ɛ/: trong tiếng Việt có kết hợp nguyên âm, phụ âm cuối /k/, /ŋ/: ốc, ưng, iếc, ăng; ngoại lệ: inh, ich, ênh, êch, anh, ach đúng ra là ing, ic, êng, êc.Ch (mặt lưỡi) → nh (cuối lưỡi), đây là quy luật đồng hóa.

Bằng phương pháp loại trừ người ta xác định nguyên âm trong kết hợp anh, ach là một nguyên âm hàng trước và chính là nguyên âm / ɛ̌/.

Tất cả các nguyên âm nói chung đều xuất hiện sau phụ âm đầu trừ hai trường hợp là:

/ u͡o/ không xuất hiện sau phụ âm đầu /f/

/ i͡e/ không xuất hiện sau phụ âm đầu /Ɣ/ (trừ hiện tượng “iêc” hóa và trường hợp từ “ghiền” trong phương ngữ Nam Bộ)

Sau âm đệm không xuất hiện các nguyên âm trầm /u, o, /ɔ/, / u͡o/ và các nguyên âm /ɯ/ và / ɯ͡ɤ/

Tùy theo vị trí nguyên âm đứng sau phụ âm đầu hoặc đứng sau âm đệm mà chúng có sự thể hiện khác nhau một chút. Các âm chính đứng sau phụ âm đầu chịu ảnh hưởng ít nhiều về âm sắc của phụ âm đầu. Ví dụ các ngun âm mũi hóa sau các phụ âm mũi. Nhưng ảnh hưởng này ít hơn so với ảnh hưởng của các âm cuối gây nên.

Tùy theo vị trí của các nguyên âm đứng trước âm cuối mà một số nguyên âm có biến dạng khác nhau. Sau nguyên âm nếu khơng có âm cuối thì bao giờ nguyên âm cũng ở thể dài. Nếu sau các nguyên âm cuối có các âm cuối như /k/ và / ŋ/ thì nguyên âm bị biến dạng về cường độ, trường độ và âm sắc. Chúng bị thể hiện ngắn đi.

Phần lớn các nguyên âm đều có hai biến thể dài và ngắn. Trong khi đó các nguyên âm chỉ có một thể dài.

Kết luận: Tiếng Việt có nguyên âm /ɛ̌/ xuất hiện trong các kết hợp anh, ach. Tiếng Việt khơng có phụ âm cuối ɲ, c nên phụ âm cuối của ƞ được viết thành 2 con chữ là ng và nh. Và âm vị /k/ được viết thành 2 con chữ là c và ch “ích, ách”.

4.3.3 Sự thể hiện của âm chính trên chữ viết

4.3.3.1. Nhóm ngun âm hàng trước

/i/ hàng trước, khép dẹt

Có biến thể rút ngắn khi kết hợp với âm cuối /k/ và /ƞ/: inh, ich

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)