Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm ngữ pháp củatừ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 87 - 89)

1.2.2 .Các ngành thuộc từ vựng ngữ nghĩa học

2.1. Đơn vị từ vựng

2.1.2. Đặc điểm ngữ âm và đặc điểm ngữ pháp củatừ tiếng Việt

2.1.2.1. Đặc điểm ngữ âm của từ

Hình thức ngữ âm là vỏ vật chất của từ, nhờ đó mà người ta phân biệt được từ này với từ khác. Đối với từ tiếng Việt, hình thức ngữ âm có một số đặc điểm như sau:

- Tính cố định, bất biến về âm thanh ở mọi vị trí mọi quan hệ và chức năng trong câu là điều kiện giúp chúng ta nhận diện từ khá dễ dàng. Nói cách khác, từ tiếng Việt khơng địi hỏi phải biến đổi hình thái cho hợp dạng với nhau như trong các ngơn ngữ hịa kết.

Thí dụ, đối sánh động từ “đọc” trong tiếng Việt và “speak” trong tiếng Anh. Khi “đọc” xuất hiện trong các ngữ đoạn như Tôi đọc sách/ Tôi đọc truyện/ Tôi đọc thơ/ Tôi đọc trong mắt anh thì động từ này vẫn giữ nguyên về hình thái cấu trúc dù cho bổ ngữ có sự thay đổi. Ngược lại, khi speak xuất hiện trong các ngữ đoạn như They speak English very well/ He speaks English very well thì động từ này ln có sự thay đổi về hình thái. Chủ ngữ là they (số nhiều) thì động từ giữ nguyên dạng, chủ ngữ là he (ngơi thứ 3, số ít) thì động từ được có sự thay đổi hình thái “speaks”. Hoặc so sánh 2 ngữ đoạn

Cơ ấy nhìn tơi và cười (She looked at me and smile) Tơi nhìn cơ ấy và cười (I looked at her and smile)

Có thể thấy, trong tiếng Việt, các từ chỉ có sự thay đổi về vị trí xuất hiện nhưng trong tiếng Anh lại có sự “biến dạng hình thái”. Ở vị trí là tân ngữ, “tơi” có sự chuyển hóa thành “me”, cơ ấy chuyển hóa thành “her”. Tương tự, so sánh3 câu:

- Tôi gặp một anh SV - Anh SV ấy là bạn tôi - Đây là tài liệu của anh SV

Dễ thấy, ở câu 1 “anh SV” biểu hiện đối tượng của hành động “gặp” đóng vai trò là bổ ngữ. Ở câu 2, “anh SV” là chủ thể đóng vai trị là chủ ngữ. Ở câu 3, “anh SV” là kẻ sở hữu đóng vai trị là định ngữ. Nhưng cho dù “anh SV” làm bổ ngữ, chủ ngữ hay định ngữ thì hình thức ngữ âm của các từ cũng khơng đổi và động từ cũng khơng biến đổi theo ngơi của chủ ngữ. Nó chỉ thay đổi vị trí trong câu mà thơi

-Vỏ ngữ âm của từ tiếng Việt có khả năng biểu trưng ý nghĩa. Điều này có nghĩa là có khơng ít những từ mà hình thức âm thanh gợi tả cái mà nó biểu thị. Đó là các từ tượng thanh, những từ mà hình thức âm thanh của nó mơ phỏng âm thanh của tự nhiên như ầm ầm, ào ào, ù ù, vù vù… con (bò), con (mèo), con (chút chit)… Điều kiện để một từ có thể gợi tả, mơ phỏng sự vật, hiện tượng là thể chất vật chất của từ phải trùng hợp với thể chất vật chất (toàn bộ hoặc bộ phận) của sự vật, hiện tượng.

Đây là đặc điểm mà các nhà văn nhà thơ đã sử dụng để tạo ra ý nghĩa phụ, ý nghĩa bổ sung cho sự diễn đạt. Chẳng hạn khi miêu tả ngoại hình của chú bé Lượm, Tố Hữu đã sử dụng các từ láy có khả năng gợi hình rất rõ:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh

Sự xuất hiện của những từ láy liên tiếp: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đặc biệt là từ láy loắt choắt, thoăn thoắt (khn vần “oăn”, “oắt”) đã

gợi lên hình ảnh chú bé giao liên nhỏ bé nhưng nhí nhảnh, tinh khơn và tháo vát. Cũng vậy, khi kể đoạn Từ Hải từ biệt nàng Kiều ra đi, Nguyễn Du viết: Trông vời trời biển mênh mang

Thanh gươm, yên ngựa, lên đàng thẳng dong

Nếu phân tích đặc điểm cấu tạo ngữ âm của từ láy mênh mang và khả năng biểu trưng ngữ âm, tạo nên một ấn tượng ngữ nghĩa mà từ láy này đem lại thì sẽ tạo được hiệu quả vê sự cảm thụ lớn hơn so với cách giải nghĩa từ mênh mang trong từ điển là “rộng lớn đến mức gây cảm giác mung lung, mờ mịt”. Mênh mang được cấu tạo từ cặp vần (ênh – ang), trong cặp vần này có sự phối hợp của cặp nguyên âm –ê-a (là hai nguyên âm hàng trước với độ mở lớn) với âm cuối ng là một âm vang và thanh ngang, đã tạo nên ấn tượng về một không gian rộng mở. Từ láy mênh mang lại được đặt trong câu thơ lục bát có ba âm tiết mở và nửa mở (vời, trời, ngựa). Số âm tiết cịn lại đều có âm cuối là âm vang (n, m, ng, nh) trong đó có bảy âm tiết có âm cuối ng (trơng, mênh,

mang, thanh, đàng, thẳng, dong) chiếm một nửa tổng số âm tiết của câu thơ lục bát

(7/14). Âm hưởng ấy của cả câu thơ khiến cho cái không gian mênh mang vốn đã rộng lại càng như rộng ra, mở ra vô cùng gây cảm giác mông lung, mờ mit. Cái không gian rộng mở đến vô cùng của cảnh vật cịn gợi nên sự liên tưởng về cái tầm vóc chọc trời khuấy nước, cái chí khí dọc ngang nào biết trên đầu có ai của người anh hùng Từ Hải, biểu hiện một tâm hồn yêu tự do khoáng đạt riêng một biên thùy của họ Từ.

2.1.2.2. Đặc điểm ngữ pháp

Do hình thức ngữ âm của từ tiếng Việt cố định, từ tiếng Việt không chứa đựng những dấu hiệu chỉ rõ từ đó thuộc loại từ nào, giữ chức vụ nào trong câu. Nói khác đi đặc điểm ngữ pháp của từ không biểu hiện trong nội bộ từ mà được biểu hiện chủ yếu ở bên ngoài từ trong mối quan hệ với những từ khác trong câu.

Vì vậy, để biết được đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt người ta phải căn cứ vào:

- Khả năng kết hợp giữa từ đang xét với các từ nhân chứng. Từ nhân chứng là những từ có ý nghĩa khái quát, những ý nghĩa quan hệ hay tình thái, thường chỉ kết hợp với những từ thuộc một loại nhất định. Thí dụ: từ nhân chứng rất, hơi, khá, cực kì,

vơ cùng … kết hợp trực tiếp với những từ chỉ tính chất, đặc điểm; từ nhân chứng những, các, mọi, mỗi, từng … kết hợp với những từ chỉ sự vật; từ nhân chứng đã, sẽ, đang, vừa, mới… hãy, đừng, chớ… kết hợp với những từ chỉ hoạt động.

- Khả năng làm thành phần trong câu như làm chủ ngữ, vị ngữ... Những từ có khả năng làm vị ngữ trực tiếp thường là động từ, tính từ (Học sinh học, Bông hoa nở), danh từ cũng làm vị ngữ nhưng thường là gián tiếp; từ có khả năng làm chủ ngữ: danh từ. Như vậy, chúng lập thành hai từ loại khác nhau.

- Khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu. Đây là tiêu chí để phân xuất các từ loại lớn thành các tiểu loại. Thí dụ để phân xuất động từ thành động từ nội động và động từ ngoại động, chúng ta dựa vào khả năng có hay khơng bổ ngữ danh từ chỉ đối tượng chịu tác động trực tiếp của hoạt động do động từ biểu thị làm tiêu chí phân loại (đối sánh Người thợ xây nhà, Người kĩ sư chữa máy, Dược sĩ điều chế thuốc/ Vận động viên chạy trên sân cỏ, Cái cốc vỡ, Hoa nở)

- Căn cứ vào sự sắp xếp trật tự trước sau trong từ: Thí dụ: phịng 5/ 5 phòng; ong mật/ mật ong; cho thuê nhà (hoạt động)/ nhà cho thuê (đặc trưng của đối tượng)

Đặc điểm ngữ pháp là căn cứ khách quan để xác định ý nghĩa khác nhau của một hình thức ngữ âm. Nói khác đi chính đặc điểm ngữ pháp giúp phân biệt ý nghĩa của những từ mà thoạt nhìn chúng ta tưởng giống nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)