Các đơn vị siêu đoạn tính

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 2 CÁC ĐƠN VỊ NGỮ ÂM

2.2 Các đơn vị siêu đoạn tính

Đơn vị (âm vị) siêu đoạn tính là những âm vị không thể phát âm riêng biệt mà phương pháp được thể hiện đồng thời cùng các âm vị khác nhưng cũng có chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ, gồm có: thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu.

2.2.1 Thanh điệu

2.2.1.1 Khái niệm

Thanh điệu là sự thay đổi cao độ của giọng nói, có tác dụng khu biệt các từ có ý nghĩa khác nhau, ví dụ: ta, tà, tá, tạ.

Thanh điệu được thực hiện bằng sự rung động của dây thanh. Tùy theo sự rung động đó nhanh hay chậm, nhiều hay ít, mạnh hay yếu, biến chuyển ra sao,… mà có các thanh điệu khác nhau. Vậy sự rung động của dây thanh đảm nhận vai trị hai mặt. Một mặt nó tạo ra các âm hữu thanh. Một mặt nó tạo ra sự dao động về cao độ (thanh điệu). Đối với những ngơn ngữ có thanh điệu thì thanh điệu được coi là một âm vị đặc biệt. Tiêu biểu cho các thanh điệu tiếng Việt có 6 thanh, tiếng Thái có 5 thanh, tiếng Hán có 4 thanh. Khi ghi âm các từ bằng kí hiệu phiên âm quốc tế người ta có thể dùng đồ hình để ghi lại đường nét cao độ đặc trưng của mỗi thanh bằng các chữ số, mỗi chữ số ghi lại một mức cao độ.

Thanh ngang: 1 Thanh huyền: 2 Thanh ngã: 3 Thanh hỏi: 4 Thanh sắc: 5 Thanh nặng: 6

2.2.1.2. Miêu tả, phân loại thanh điệu (2 tiêu chí)

- Dựa vào đường nét âm điệu: + Bằng phẳng: 1,2

+ Không bằng phẳng: 3, 4, 5, 6

- Dựa vào cao độ: thanh cao 1, 3, 5; thanh thấp: 2, 4, 6. Tuy nhiên, về mặt lịch sử, những thanh điệu cùng một âm vực trước kia khác ngày nay: vị trí của thanh hỏi và ngã đã thay đổi:

րր

Âm điệu

Âm vực Bằng

Trắc

Gãy Không gãy

Cao Ngang (1) Hỏi (4) Sắc (5)

Thấp Huyền (2) Ngã (3) Nặng (6)

2.2.1.3. Sự phân bố thanh điệu trong âm tiết

Sự phân bố thanh điệu trong âm tiếtkhông phụ thuộc vào âm đầu hay âm chính mà phụ thuộc vào âm cuối:

Nếu âm cuối là bán âm (âm tiết nửa mở) xuất hiện cả 6 thanh Nếu âm cuối là phụ âm vang mũi (nửa khép) xuất hiện 6 thanh

Nếu âm cuối là phụ âm tắc, vô thanh (khép) chỉ xuất hiện 2 thanh là sắc và nặng.

2.2.2 Trọng âm

Trọng âm là một biện pháp âm thanh làm nổi bật một đơn vị ngôn ngữ học lớn hơn âm tố (âm tiết, từ, câu) để phân biệt với các đơn vị ngơn ngữ khác cùng cấp độ. Có 3 loại trọng âm:

+ Trọng âm từ: mỗi từ có một trọng âm. Trọng âm từ có 3 chức năng: khu biệt ý nghĩa, chức năng phân định ranh giới của từ bởi vì ở một số ngơn ngữ, trọng âm ln ở một vị trí nhất định (tiếng Pháp ở cuối, tiếng Tiệp ở đầu) và chức năng tạo đỉnh chỉ ra đỉnh của một đơn vị ngữ âm (từ, cụm từ).

+ Trọng âm cú đoạn: một câu có thể chia thành nhiều cụm từ, mỗi cụm từ gọi là một cú đoạn. Trọng âm cú đoạn sẽ rơi vào từ quan trọng nhất trong cú đoạn đó.

+ Trọng âm logic: có thể đặt ở bất kì từ nào trong một câu làm cho cùng một câu có hàng loạt sắc thái ngữ nghĩa khác nhau.

Về vị trí của trọng âm: trọng âm có những vị trí khác nhau, tùy theo từng ngôn ngữ. Trong tiếng Ý, trọng âm nằm ở đầu từ (o’pera), trong tiếng Pháp nó ở cuối từ (opera’), trong tiếng Ba Lan trọng âm nằm ở âm tiết áp chót (ope’ra). Cịn trong tiếng Anh, tiếng Nga nó có thể ở đầu, ở giữa hay ở cuối tùy theo từng từ.

Các nhân tố tạo nên trọng âm:

Trọng âm có thể được thể hiện bằng sức mạnh của luồng hơi thở. Âm tiết có trọng âm được phát ra phát ra mạnh hơn so với các âm tiết khác. Người ta gọi đó là trọng âm lực.

Trọng âm cũng có thể được thực hiện bằng cao độ, tức là tăng cường hoặc giảm nhẹ tần số dao động của dây thanh. Âm tiết có trọng âm được phát cao hơn hoặc thấp hơn các âm tiết phi trọng âm khác. Người ta gọi đó là trọng âm lượng.

Trọng âm cũng có thể được thực hiện bằng trường độ, tức là kéo dài thời gian rung động.

Ba nhân tố tạo nên trọng âm vừa nêu có thể phối hợp cùng nhau, điều đó có nghĩa là âm tiết mang trọng âm có thể vừa được phát âm dài hơn, mạnh hơn, cao hơn các âm tiết phi trọng âm. Tùy theo từng ngơn ngữ mà các nhân tố nói trên được ưu tiên sử dụng.

Trọng âm có chức năng khu biệt trong một số ngôn ngữ, chức năng phân giới hoặc chức năng tạo đỉnh trong các ngôn ngữ khác nhau.

2.2.3 Ngữ điệu

Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói, diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết, từ, câu.

Ngữ điệu có ba chức năng:

+ Chức năng cú pháp: nhờ ngữ điệu ta có thể phân loại được các thành phần câu, các kiểu câu.

+ Chức năng khu biệt nghĩa: nhờ ngữ điệu khác nhau mà ý nghĩa của các câu khác nhau.

+ Chức năng biểu cảm: nhờ ngữ điệu biết được sắc thái tình cảm của người nói. Tóm lại, thanh điệu, trọng âm, ngữ điệu là ba âm vị đặc biệt. Chúng là những đơn vị không được phát âm riêng rẽ mà phải thông qua các yếu tố khác nhưng chúng có chức năng khu biệt nghĩa.

CÂU HỎI, BÀI TẬP

Câu hỏi:

1. Trình bày một số quan điểm nghiên cứu âm tiết. 2. Chỉ ra sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm. 3. Vì sao thanh điệu được coi là âm vị siêu đoạn tính? 4. Chỉ ra các yếu tố tạo nên trọng âm.

5. Thanh điệu có những chức năng gì? Cho ví dụ minh họa. Bài tập:

1. Hãy điền các nguyên âm vào đúng các vị trí trên hình thang ngun âm quốc tế. 2. Khảo sát các từ láy đôi để rút ra những quy tắc về âm vực thanh điệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

1.Vương Hữu Lễ, Hồng Dũng (1994), Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt, Nxb GD và

ĐHSP Hà Nội 1.

2.Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 56 - 59)