3.1. Đặc điểm đặc thù của âm tiết tiếng Việt
3.1.1 Đặc điểm ngữ âm
3.1.1.1. Tiếng Việt thể hiện rõ tính đơn lập
* Âm tiết có ranh giới dứt khốt trong ngữ lưu
Trong lời nói, âm tiết tiếng Việt thể hiện tính độc lập rất cao. Khác với âm tiết trong ngôn ngữ Ấn – Âu, âm tiết tiếng Việt khơng bị nhược hóa hay mất đi. Mỗi âm tiết tiếng Việt được phát âm tách rời khơng có hiện tượng nối âm hay nuốt âm hay biến dạng trong lời nói.
Mỗi âm tiết tiếng Việt mang một thanh điệu nhất định và có cấu trúc ổn định. Các âm tiết tiếng Việt có ranh giới tách bạch. Trong tiếng Việt, các âm tiết được phát âm rõ ràng, nên người nghe có thể dễ dàng nhận biết và xác định được số lượng các âm tiết. Muốn xác định số lượng các âm tiết trong một câu thơ hay câu văn, chỉ cần đếm có bao nhiêu tiếng được phát ra.
Mỗi âm tiết tiếng Việt giống như một chuỗi hạt mà mỗi âm tiết là một hạt độc lập. Khơng có hiện tượng nối một phần âm tiết này với âm tiết khác trong âm tiết tiếng Việt.
3.1.1.2. Ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị
Đây là đặc thù của âm tiết tiếng Việt, nó là điểm xuất phát, là cơ sở để phân tích âm vị học. Số lượng âm tiết trùng với số lượng hình vị. Mỗi âm tiết là hình thức biểu đạt của một hình vị.
Trong tiếng Việt có một số từ kiểu như: bếp núc, tre pheo, hỏi han,… Mới xét qua thì âm tiết thứ hai hình như khơng mang nghĩa. Nhưng khi nghiên cứu theo quan điểm lịch đại, ta thấy rằng trong tiếng Việt cổ, những âm tiết ấy đều mang nghĩa và vì vậy phải coi chúng là các hình vị chân thực.
Vì ranh giới âm tiết trùng với ranh giới hình vị nên đại đa số các âm tiết tiếng Việt có khả năng hoạt động như từ đơn. Có những âm tiết chưa hẳn là độc lập nhưng chúng vẫn có thể coi như từ trong những trường hợp nhất định.
Ví dụ: âm tiết “ngơi” trong câu thơ dưới đây:
Cho con nào áo nào quà Cho củi con sưởi cho nhà con ngơi.
(Tố Hữu, Bầm ơi)
Đặc điểm này tạo điều kiện cho người Việt tạo ra lối chơi chữ theo kiểu chiết tự. Ví dụ: Có hội mà khơng có nghị, nghị mà khơng có quyết (tách đơi các từ hội nghị,
Đặc điểm này phản ánh nét chủ đạo trong loại hình ngơn ngữ đơn lập của tiếng Việt xét về mặt ngữ âm. Từ đây các nhà ngôn ngữ học đã đưa ta khái niệm âm tiết – vị.
Trong các ngôn ngữ Ấn - Âu, âm tiết khơng trùng với hình vị mà chỉ là đơn vị ngữ âm thuần túy.
Trong một từ, số lượng âm tiết và hình vị là khơng trùng nhau trong một số ngôn ngữ như tiếng Nga và tiếng Anh.
Ngay cả khi số lượng âm tiết và hình vị bằng nhau thì ranh giới giữa chúng cũng không trùng nhau.
Như vậy, trong tiếng Việt, điểm giao nhau giữa đơn vị hình vị và đơn vị âm vị là âm tiết (vì trên nguyên tắc chung muốn xác định một đơn vị ở một bậc nào đó, phải tìm được sự hoạt động của nó ở đơn vị cao hơn bậc trực tiếp). Đó cũng là lí do để một số nhà nghiên cứu ngơn ngữ âm tiết tính đưa ra một quan điểm mới về âm vị, đó là quan điểm âm vị học âm tiết. Trong nghiên cứu tiếng Việt, học giả tiêu biểu cho quan niệm này là GS Nguyễn Quang Hồng. Ông cho rằng ngày nay, trong khoa học về ngữ âm và khoa học ngôn ngữ học đại cương, cần phải chấp nhận thêm một thuật ngữ mới: syllabic phonology (âm vị học âm tiết). Những luận điểm cơ bản của ơng biện minh cho lí thuyết này.
c. Ở phạm vi chữ viết, văn tự: mỗi âm tiết được viết thành một chữ, mỗi chữ cách nhau bằng một con chữ o viết thường. Mỗi âm tiết luôn mang một thanh điệu nhất định. Về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa. Mỗi âm tiêt tương đương với một hình vị. Nhiều âm tiết vừa có nghĩa vừa được dùng độc lập như từ đơn hoặc như một thành tố tạo nên nhiều từ. Về mặt ngữ pháp, mỗi âm tiết tiếng Việt thường được xuất hiện trong tư cách một từ.
3.1.2 Đặc điểm cấu tạo
3.1.2.1. Các thành tố của âm tiết
Âm tiết đầy đủ gồm có: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu
3.1.2.2.Các tầng bậc trong cơ chế âm tiết và cấu trúc âm tiết
Căn cứ vào mức độ độc lập khác nhau và khả năng kết hợp logic khác nhau của các yếu tố cấu tạo âm tiết, người ta phân xuất âm tiết tiếng Việt thành cấu trúc 2 bậc:
- Bậc 1: Âm đầu, vần, thanh điệu (các yếu tố kết hợp lỏng lẻo, mức độ độc lập cao). - Bậc 2: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu (các yếu tố kết hợp chặt chẽ với nhau mức độ độc lập thấp).
a. Mơ hình cấu tạo âm tiết ở dạng đầy đủ:
Thanh điệu (5) Phụ âm đầu
(1)
Vần
Âm đệm (2) Âm chính (3) Âm cuối (4)
b. Cấu trúc hai bậc của âm tiết
Bậc 2 (Kết hợp chặt chẽ): Âm đệm + Âm chính + Âm cuối
3.1.2.3.Căn cứ ngữ âm
Khảo sát các hiện tượng
+ Khảo sát độ dài âm tiết: độ dài phụ âm đầu cố định, các yếu tố trong phần vần có sự bù đắp, san sẻ cho nhau về độ dài để đảm bảo trường độ các âm tiết bằng nhau.
+ Khảo sát hiện tượng nói lái: ví dụ Thế Lữ = Thứ Lễ + Khảo sát hiện tượng hiệp vần
Căn cứ cấu tạo từ: từ láy có láy âm đầu, láy vần, hiện tượng iêc hóa, ung hóa. Qua sự khảo sát đó ta nhận thấy phần phụ âm đầu có mối quan hệ rất lỏng lẻo với phần vần trong khi đó các yếu tố cấu tạo phần vần lại gắn bó với nhau rất chặt chẽ.
3.2. Phân loại âm tiết tiếng Việt
Phân loại âm tiết dựa vào hai tiêu chí: dựa vào âm cuối vần, dựa vào âm đầu và âm đệm
3.2.1. Dựa vào âm cuối vần
+ Âm tiết vắng âm cuối: âm tiết mở: cà, hà,…
+ Âm tiết có âm cuối là bán âm: âm tiết nửa mở: hai, bay,…
+ Âm tiết có âm cuối là phụ âm vang mũi (/m/, /n/, /ƞ/): nửa khép: ngan, ngân,…
+ Âm tiết có âm cuối là phụ âm tắc vơ thanh (/p/, /t/, /k/): khép: tốt, pháp,…
3.2.2. Dựa vào âm đầu và âm đệm
+ Âm tiết có cả âm đầu và âm đệm: âm tiết nặng: hoan, hoa,… + Âm tiết có âm đầu vắng âm đệm: nửa nặng: hàn, bốn,… + Âm tiết vắng âm đầu và âm đệm: âm tiết nhẹ: an, ông,… + Âm tiết vắn âm đầu có âm đệm: âm tiết nửa nhẹ: oan, uẩn,… Kết hợp cả hai tiêu chí trên được 16 loại hình âm tiết khác nhau.
CÂU HỎI, BÀI TẬP Câu hỏi:
1. Nếu phát âm đúng là phát âm chính xác các thành phần âm tiết của tiếng Việt thì sẽ có bao nhiêu loại lỗi phát âm?
2. Học sinh tiểu học hay mắc những lỗi phát âm nào? Nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi?
3. Thử lí giải cách đánh vần bằng cách lập vần trước.
Bài tập:
1. Từ hai tiêu chí phân loại âm tiết lập bảng các loại hình âm tiết tiếng Việt và cho ví dụ cụ thể.
2. Phân loại các âm tiết trong khổ thơ dưới đây: Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sơng Lơ, hị ơ tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca... (Ta đi tới- Tố Hữu)
3. Kết hợp hai tiêu chí phân loại âm tiết, hãy phân loại các âm tiết trong bài thơ dưới đây:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tơi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí – Chính Hữu)
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3
1. Vương Hữu Lễ, Hồng Dũng (1994), Giáo trình Ngữ âm tiếng Việt, Nxb GD và
ĐHSP Hà Nội 1.
2. Đoàn Thiện Thuật (1999), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội.