NGỮ ÂM HỌC TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 37)

CHƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NGỮ ÂM VÀ NGỮ ÂM HỌC 1.1. Âm thanh của ngôn ngữ

1.1.1. Khái niệm ngữ âm

Âm thanh có được là do sự rung động của vật thể học do con người tác động lực hoặc chính sự vận động của vật thể tạo ra âm thanh (nước chảy, gió thổi,…)

Có hai loại âm thanh:

+ Âm thanh tự nhiên: là âm thanh tồn tại sẵn có trong tự nhiên: mưa, gió, sấm,…

+ Âm thanh nhân tạo: tiếng trống, kẻng,… Âm thanh nhân tạo bao giờ cũng gắn với một chức năng, công dụng nhất định trong đời sống xã hội loài người.

Trong âm thanh nhân tạo có một âm thanh đặc biệt do con người tạo ra được dùng để giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng đó là âm thanh ngơn ngữ. Âm thanh ngôn ngữ được dùng để tổ chức biểu đạt được gọi là ngữ âm. Ngữ âm bao gồm toàn bộ các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và giọng điệu (ngữ điệu, trọng âm) nằm trong các từ, các câu của ngôn ngữ. Các âm thanh và giọng điệu này có quan hệ với nhau theo những quy tắc nhất định lập thành cấu trúc ngữ âm của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ của con người bao giờ cũng là ngơn ngữ thành tiếng. Nói đến ngơn ngữ người ta bao giờ cũng nói đến âm thanh và chữ viết; mỗi mặt có những ưu điểm riêng bù đắp cho nhau. Với âm thanh ngơn ngữ, nó có những ưu điểm sau:

- Âm thanh ngôn ngữ vẫn được sử dụng tất cả các mức độ ánh sáng, vật cản không cách âm.

- Khi con người lao động chân tay vẫn sử dụng được âm thanh ngơn ngữ (vừa làm, vừa nói).

- Xã hội hiện đại, âm thanh ngôn ngữ lại thêm một giá trị nữa là giữ nguyên vẹn các đặc điểm đúng giọng, đúng ngữ điệu,…vì nó có thể được ghi âm, được quay video lại.

1.1.2. Mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong âm thanh ngôn ngữ

Âm thanh là chất liệu tất yếu của ngôn ngữ. Ngồi âm thanh, ngơn ngữ cịn cần phải có ý nghĩa. Ngơn ngữ là sự phối hợp giữa âm thanh và ý nghĩa. Mối quan hệ giã âm thanh và ý nghĩa như mối quan hệ giữa hai mặt của một tờ giấy không thể tách rời. (F.de Saussure). Giao tiếp ngôn ngữ tồn tại trong sự thống nhất giữa nói và nghe. Trong một từ hay nói chung một kí hiệu ngơn ngữ bao giờ cũng có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Ví dụ như từ cây, cái được biểu đạt khơng phải là một cái cây cụ thể nào mà là một khái niệm cây, cái biểu đạt cũng không phải một âm thanh cụ thể nào của một cá nhân mà là một âm thanh khái quát, tức là một hình ảnh âm học (Đồn Thiện Thuật (2000), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr13) và ở đây ta tạm dùng chữ viết để ghi lại là cây.

Trong giao tiếp bằng lời, người nghe không phải lúc nào cũng tri giác tất cả những gì người đó cảm thụ bằng thính giác mà thường thì người nghe khơng mấy khi nhận biết hết những nét đặc trưng của âm thanh lời nói mà chỉ biết những đặc trưng âm thanh nào khiến nó phân biệt các từ và hiểu nội dung lời nói. Mặ khác, giao tiếp vẫn có thể bị cản trở nếu những đặc trưng cấu âm- âm học học nào đó khơng được

người nói và người nghe liên hệ với cùng một ý nghĩa. Ví dụ, khi người Nhật nói

tegami, người Trung Quốc có thể khơng hiểu là bức thư như trong tiếng Nhật mà lại

gán cho nghĩa giấy vệ sinh như trong tiếng Trung Quốc. Hiện tượng này còn xảy ra

trong cùng một ngơn ngữ, ví dụ như hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt: má nghĩa là “mẹ” trong phương ngữ Nam Bộ nhưng nghĩa phổ thông của từ này lại chỉ “một bộ phận trên khuôn mặt”; hay từ “hòm” trong hai phương ngữ Bắc và Nam bộ cũng hồn tồn khác nhau,…

Trong lí thuyết, tín hiệu ngơn ngữ, âm và nghĩa khơng thể tách rời. Tuy nhiên, thực tế có khi người ta chỉ sử dụng một trong hai mặt đó. Hoặc là dùng âm mà khơng quan tâm đến nghĩa như trường hợp một số người hát những ca khúc nước ngoài mà chẳng hiểu biết ý nghĩa của lời ca, hoặc là dùng nghĩa mà không để ý đến âm như trường hợp cụ Phan Bội Châu “bút đàm” bằng chữ Hán với các nhà hoạt động chính trị Nhật Bản, lúc đó cách phát âm của tiếng Trung Quốc hoặc âm Hán Việt hay Hán Nhật đã bị bỏ qua. Ở trường hợp đầu, người hát khơng sử dụng lời ca với tính chất là một tín hiệu ngơn ngữ. Ở trường hợp sau, xét cho cùng cũng chỉ là sử dụng một hình thức biến đổi từ tín hiệu thính giác thành tín hiệu thị giác. Vì vậy, nếu chỉ sử dụng một mặt âm hoặc nghĩa của ngơn ngữ thì khơng phải thực sự sử dụng ngôn ngữ.

1.2. Cơ sở của ngữ âm

Cơ sở của ngữ âm sẽ lí giải sự khác nhau về những đặc trưng cấu âm và những đặc trưng âm học trong cách phát âm, lời nói của mỗi người.

1.2.1. Cơ sở tự nhiên

a. Cơ sở sinh lí của ngữ âm (cấu âm)

Mỗi kí hiệu ngơn ngữ (từ hoặc hình vị) đều có sự biểu đạt bằng âm thanh của nó. Sự biểu đạt này bao giờ cũng mang những đặc trưng ngữ âm khác nhau. Hai từ có thể khác nhau bởi các âm tiết khác nhau (ví dụ: chủ nghĩa khác anh hùng). Nhưng cũng có những từ mà sự khác biệt đó rất nhỏ, khó nhận ra. Chẳng hạn: tan khác đan chỉ bằng một đặc trưng ngữ âm, đó là dây thanh có hoạt động hay không (tức là đặc trưng vô thanh và hữu thanh) của hai âm /t/ và /d/. Đặc trưng này tuy nhỏ nhưng được dùng làm hình thức để biểu đạt hai từ có nghĩa khác nhau.

Vì vậy, khi miêu tả ngữ âm không thể không biết đến những đặc trruwng âm thanh tự nhiên của mỗi cấu tạo âm thanh này. Việc miêu tả những đặc trưng âm thanh ấy chỉ có được khi nắm vững các cơ quan trong cơ thể con người tham gia vào quá trình phát âm. Đó là các bộ phân: cơ quan hơ hấp, cơ quan phát âm, trung ương thần kinh.

Hoạt động phát âm được thực hiện nhờ sự tham gia của một số cơ quan thuộc cơ thể con người: cơ quan hô hấp, cơ quan phát âm và trung ương thần kinh.

- Cơ quan hô hấp: gồm hai lá phổi nằm trong lồng ngực cung cấp khơng khí cho q trình tạo âm thanh.

- Cơ quan phát âm:

+ Thanh hầu và dây thanh:

Thanh hầu gồm hai tổ chức cơ nằm song song ở trong thanh hầu. Với sự điều khiển của trung ương thần kinh, các sóng âm được tạo ra khi các luồng khơng khí được chấn động ở đây. Dây thanh là một màng mỏng trong hộp thanh hầu. Khoang

miệng và khoang mũi là hai khoang khuếch đại âm thanh tiếp theo. Khoang miệng và khoang mũi ngăn cách bởi một vách ngăn gọi là ngạc. Trong khoang miệng lại có các bộ phận cấu âm: mơi, răng, lưỡi, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm.

Các bộ phận của bộ máy phát âm chia làm hai loại: - Loại hoạt động được: lưỡi con, nắp họng, lưỡi, môi - Loại không hoạt động được: răng, lợi, ngạc

Khoang miệng và khoang mũi nhờ sự cộng hưởng của lưỡi và mơi có thể thay đổi thể tích bất cứ lúc nào, nhờ đó tạo nên những âm có âm sắc khác nhau.

Hoạt động phát âm của con người diễn ra như sau: khơng khí từ phổi qua thanh hầu làm rung dây thanh tạo nên những sóng âm có tần số khác nhau. Những sóng âm này sẽ được khuếch đại ở các khoang phát âm: khoang hầu, khoang miệng, khoang mũi.

b. Cơ sở vật lí của ngữ âm

Giống như bất kì một loại âm thanh nào khác, âm thanh ngơn ngữ trước hết là một hiện tượng vật lí. Đó là kết quả của sự chấn động của các phần tử khơng khí trong tự nhiên bắt nguồn tự sự chấn động của một vật thể nào đó. Khác với âm thanh khác, âm thanh ngơn ngữ là sự chấn động của luồng khơng khí di qua bộ máy phát âm của con người mà cơ quan thính giác của người ta có thể cảm thụ được.

Mỗi âm được phân biệt bằng bốn yếu tố sau đây:

- Độ cao: phụ thuộc vào tần số rung động, tức là số lượng rung động xảy ra trong một đơn vị thời gian. Số lượng đó càng nhiều (tần số càng lớn) thì âm càng cao. Hertz (Hz) là đơn vị chỉ chu kì rung động trong một giây. Thính giác bình thường của con người chỉ có thể nghe được trong giới hạn từ 16-20 000 Hz.

- Độ vang: phụ thuộc chủ yếu vào độ mạnh, tức là vào biên độ của rung động, biên độ càng rộng thì âm thanh càng mạnh, càng vang to.

- Âm sắc: là sắc thái riêng của âm. Tiếng đàn dương cầm và tiếng đàn vĩ cầm cùng đánh theo một nốt với độ cao, độ vang và độ dài như nhau nhưng nghe vẫn khác nhau.

Khảo sát các đặc điểm vật lí của âm thanh ngơn ngữ: độ cao, độ dài, độ mạnh, âm sắc. Dựa vào kết quả thực nghiệm trên máy quang phổ, các âm được phân theo các tiêu chí chính sau:

- Tiêu chí 1: vang - không vang: âm vang gồm các nguyên âm và các phụ âm vang mũi, cịn khơng vang là các phụ âm cịn lại.

- Tiêu chí 2: mạnh - yếu, âm mạnh là các nguyên âm, âm yếu là các phụ âm. - Tiêu chí 3: cao - thấp, âm cao gồm các nguyên âm hàng trước, phụ âm đầu lưỡi (t, đ), âm thấp gồm các ngun âm trịn mơi, ngun âm hàng sau và các phụ âm mơi (/u/, /ә/, /o/, /m/, /f/)

- Tiêu chí 4: giáng – khơng giáng, giáng là những âm có sự hạ thấp độ cao khi phát âm gồm các ngun âm trịn mơi và các phụ âm bị mơi hóa. Mơi hóa là hiện tượng khi các ngun âm trịn mơi kết hợp với với phụ âm cuối g, k. Do ảnh hưởng

của nguyên âm trịn mơi các phụ âm này cũng bị trịn mơi khi phát âm. Âm không giáng là những âm có sự hạ thấp về độ cao phát âm gồm những nguyên âm và phụ âm cịn lại gồm các ngun âm khơng trịn mơi và các phụ âm khơng mơi hóa.

- Tiêu chí 5: thăng – khơng thăng: thăng là những âm có độ lên cao độ cao khi phát âm gồm các nguyên âm hàng trước và các phụ âm bị ngạc hóa, đó là hiện tượng xảy ra khi các nguyên âm hàng trước kết hợp với âm cuối: /ƞ/, /k/, /c/, /ƞ/. Xảy ra hiện tượng biến thể nguyên âm bị rút ngắn, nguyên âm bị rút ngắn, phụ âm bị ngạc hóa. Nguyên âm khơng thăng là những âm có sự lên cao độ cao khi khơng phát âm đó là những ngun âm và phụ âm cịn lại trừ các nguyên âm hàng trước và phụ âm bị ngạc hóa.

Ngồi sáu tiêu chí kể trên cịn một số tiêu chí khác như: sáng – tối, kêu – khơng kêu,…

1.2.2. Cơ sở xã hội

1.2.2.1. Âm thành tự bản thân khơng mang ý nghĩa gì, khơng giữ một chức năng xã hội

nào cả. Nó chỉ đóng vai trị làm chức năng giao tiếp xã hội, nói khác đi, nó chỉ trở thành tín hiệu ngơn ngữ khi được tổ chức lại và dùng để biểu đạt tư tưởng của con người. Âm thanh ngôn ngữ được tổ chức lại trên cơ sở chức năng gọi là chức năng khu biệt. Ví dụ: âm /t/ tự thân nó khơng mang ý nghĩa, nhưng có giá trị khu biệt giữa hai từ ta và đa

1.2.2.2 Khả năng khu biệt của âm thanh ngơn ngữ khơng tự nhiên mà có. Đó là sự ước

định của cộng đồng người cùng sử dụng ngơn ngữ, được hình thành trong lịch sử. Mặt xã hội của ngữ âm làm cho mỗi người nói một ngơn ngữ nào đó nhận ra sự khác nhau giữa các đơn vị ngữ âm của ngơn ngữ đó, đồng thời có ý thức và thói quen phân biệt sự khác nhau. Do vậy, có những đặc trưng ngữ âm ở xã hội này thì có giá trị khu biệt nhưng ở xã hội khác lại khơng. Ví dụ:

- Trong tiếng Việt /d/ là một phụ âm của hệ thống phụ âm tiếng Việt, vì nó có tác dụng khu biệt nghĩa các từ như đa, đàn với ta, tàn,…

Trái lại, người Trung Quốc nói tiếng Hán hiện đại khơng dùng /d/ làm yếu tố để nhận diện hoặc khu biệt từ nào đó, vì hệ thống phụ âm tiếng Hán khơng có /d/

- Đặc trưng ngạc hóa (khi phát âm lưỡi nhích về ngạc). Đặc trưng này khơng có giá trị khu biệt trong tiếng Việt. Ví dụ: to khơng khác gì …. về nghĩa

- Trong tiếng Việt, thanh điệu là yếu tố nhận diện, phân biệt từ. Sự phân biệt nghĩa của các thanh điệu khác nhau này mạnh tới mức ngay cả những từ phiên âm tiếng nước ngoài khi vào tiếng Việt, phát âm theo âm Việt thì bất cứ một âm tiết nào cũng phải mang một trong sau thanh điệu của tiếng Việt

Ví dụ: Mát-xcơ-va, bơn-sê-vích,…

1.2.2.3. Mặt xã hội của ngữ âm cịn thể hiện ở chỗ nó cho phép hệ thống ngữ âm có thể

có những biến đổi trong q trình phát triển của lịch sử

Ví dụ: các phụ âm kép /bl/, /tl/, /kl/,…trong tiếng Việt cổ mất đi thay thế bằng các phụ âm đơn

Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ trên thế giới trở nên đa dạng, nhiều vẻ. Vì vậy, khi xem xét các hiện tượng ngữ âm không thể không quan tâm thích đáng đến chức năng xã hội của chúng.

Bản chất xã hội của ngữ âm chính là tính quy ước của âm thanh ngơn ngữ: được thể hiện ở chỗ mỗi ngơn ngữ có một hệ thống ngữ âm riêng do một cộng đồng người thừa nhận sử dụng.

Mỗi ngôn ngữ chỉ lựa chọn sử dụng một số lượng âm vị nhất định, số lượng âm vị có hạn đó kết hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra các âm tiết.

Cùng một khái niệm, một sự vật nhưng mỗi ngôn ngữ lại lựa chọn một hình thức âm thanh khác nhau để biểu đạt.

Cũng do tính quy ước mà có những âm vị đối với ngôn ngữ này được thừa nhận nhưng đối với ngôn ngữ khác lại khơng được thừa nhận. Ví dụ: tiếng Việt có âm /d/ tiếng Hán lại khơng.

- Vị trí và sự kết hợp của các âm cũng do xã hội quy định: Tiếng Anh: phụ âm + nguyên âm = 1 âm tiết, vd: tea

Tiếng Việt: phụ âm + âm đệm + âm chính + âm cuối + thanh điệu = 1 âm tiết, vd: loan

- Mỗi ngơn ngữ có lịch sử biến hóa ngữ âm riêng (điều đó cũng trở thành tính quy ước và tính xã hội của âm thanh ngơn ngữ.

Tóm lại, bản chất tự nhiên và xã hội là hai cơ sở cấu tạo nên âm thanh ngôn ngữ. Chúng cũng tồn tại trong một âm thanh ngôn ngữ nhưng chúng khơng hồn tồn đồng nhất với nhau. Người ta ví mối quan hệ giữa chúng như mối quan hệ giữa hai mặt của một tờ giấy.

1.3. Khoa học ngữ âm

1.3.1. Ngữ âm học và âm vị học

1.3.1.1. Ngữ âm học

Ngữ âm học là khoa học nghiên cứu về âm thanh của ngơn ngữ lồi người trong tất cả các hình thái và chức năng của nó. Bởi vì ngữ âm có mặt tự nhiên và xã hội nên ngữ âm học có hai bộ mơn khác nhau ứng với hai mặt đó.

- Ngữ âm học: nghiên cứu mặt tự nhiên của ngữ âm, tức là phân tích, miêu tả các âm thanh của ngơn ngữ theo góc nhìn sinh lí (cấu âm) và theo góc nhìn vật lí (âm học). Trong các thuật ngữ ngôn ngữ học, khi không gây sự hiểu lầm, thuật ngữ ngữ âm học nghĩa hẹp (phonetic) được rút gọn thành Ngữ âm học

Ngữ âm học nghĩa hẹp áp dụng các phương pháp khoa học tự nhiên để nghiên cứu những đặc trưng âm học của các âm thanh thực tế và những phương thức phát ra âm thanh đó mà khơng cần biết chúng thuộc ngơn ngữ nào

Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, muốn hiểu nhau thì người nói phải phát ra thành

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiếng Việt 1 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)