Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Cơ sở lý luận/ các lý thuyết liên quan đến đề tài

1.2.2. Các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu

1.2.2.1. Học thuyết về nhận thức và tìm hiểu xã hội của Bandura giải thích về

nhận thức của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường

Học thuyết về nhận thức và tìm hiểu xã hội của Bandura là học thuyết đóng vai trị giải thích các hành vi của con người dưới sự tác động tương hỗ với môi trường xung quanh. Học thuyết của Bandura chỉ rõ sự tương tác phức tạp của các nhân tố cá nhân, hành vi và các tác nhân kích thích môi trường. Một người sinh ra và tồn tại trong xã hội đều có sự tương tác qua lại với mơi trường sống. Nghĩa là mỗi người có thể ảnh hưởng hoặc thay đổi những người khác, và phương hướng thay đổi hiếm khi là một chiều. Học thuyết đã chỉ ra rằng hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp khó khăn của con người có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ, niềm tin hay sự củng cố bởi các tác nhân kích thích trong mơi trường. Như vậy, những thái độ, kinh nghiệm học tập từ người khác ảnh hưởng về dịch vụ tâm lý sẽ đến những niềm tin, thái độ và hành vi của cá nhân đối với dịch vụ đó. Những hành vi, thái độ của học sinh hoặc cách thức truyền thông về nhận thức của dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong nhà trường càng tốt, càng tích cực sẽ tạo mơi trường thuận lợi tác động đến khả năng tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý của học sinh trong môi trường ấy. Trái lại, mơi trường học đường càng ít tích cực thông qua thái độ tiêu cực của học sinh khác hoặc khả năng truyền thơng cịn chưa đủ mạnh sẽ dẫn đến việc học sinh hạn chế hoặc từ chối sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường. Bên cạnh đó, học thuyết cũng chỉ ra đối với thái độ và hành vi tìm kiếm, sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý sẽ có

sự tương quan lẫn nhau giữa người này với người khác. Nghĩa là càng có nhiều học sinh sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường sẽ có thể ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm sự trợ giúp từ dịch vụ hỗ trợ tâm lý; hoặc càng nhiều học sinh hay giáo viên trong mơi trường học đường có niềm tin tốt về chất lượng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường sẽ càng làm tăng khả năng học sinh tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường. Nếu học sinh có thái độ tích cực hay niềm tin tốt với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường, với chuyên viên tham vấn tâm lý hay với những thông tin về dịch vụ hỗ trợ tâm lý nói chung sẽ có hành vi tìm đến sự giúp đỡ của dịch vụ tâm lý trong trường học. Ngược lại, đối với những thái độ tiêu cực và niềm tin chưa tốt với các dịch vụ tâm lý sẽ khiến cho học sinh từ chối sự giúp đỡ từ chuyên viên tham vấn hay dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường.

Trong quá trình phát triển học thuyết này, Bandura (1997) cũng đưa ra khái niệm về niềm tin vào khả năng tự định hướng bản thân có nghĩa là niềm tin mà người ta có thể thực hiện thỏa đáng một tình huống cụ thể. Ý thức niềm tin của bản thân một người sẽ ảnh hưởng đến những nhận thức, động cơ thúc đẩy và hành động bằng nhiều cách. Vậy niềm tin hoặc nhận thức của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường có những ảnh hưởng nhất định đến động cơ thúc đẩy và hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ từ dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Niềm tin này càng tích cực thì học sinh sẽ nhận thức càng tốt đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Giả sử, học sinh A có niềm tin càng tích cực đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý thì khi học sinh A gặp những khó khăn về sức khỏe tâm thần sẽ có khả năng tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên viên tham vấn trong trường. Mặt khác, học sinh B nếu có những niềm tin và thái độ ít tích cực đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường sẽ khơng tìm đến tham vấn tâm lý mặc dù học sinh B cũng gặp những khó khăn về sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, niềm tin cũng bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của người khác hoặc sự quan sát việc làm của người khác; sự tin tưởng vào năng lực bản thân; cảm xúc của con người khi suy nghĩ hay tiếp cận đến sự việc. Điều này có thể giải thích thái độ, hành vi của học sinh chịu sự ảnh hưởng từ những kinh nghiệm của người khác, hoặc

cảm xúc của bản thân đối khi tiếp nhận hoặc có những trải nghiệm về dịch vụ hỗ trợ tâm lý.

Như vậy, học thuyết về nhận thức và tìm hiểu xã hội của Bandura là lý thuyết nền tảng để giải thích về nhận thức và thái độ của học sinh đối với việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường. Nhận thức và thái độ của học sinh được quyết định bởi rất nhiều yếu tố môi trường xung quanh như: niềm tin, kinh nghiệm của bản thân và người khác, mức độ truyền thông của dịch vụ hỗ trợ tâm lý.

1.2.2.2. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow (1970) lý giải động cơ của học

sinh THPT đang gặp vấn đề sức khỏe tâm thần tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường

Lý thuyết về hệ thống cấp bậc của các nhu cầu là lý thuyết nhằm giải thích các động cơ thúc đẩy hành vi của con người dựa vào các nhu cầu cá nhân của mỗi người. Nhà tâm lý học nhân chủng Abraham Maslow (1970) đã hình thành một lý thuyết mà những động cơ cơ bản xuất phát từ cấp bậc của các nhu cầu. Nghĩa là nhu cầu của con người được sắp xếp theo các tầng bậc từ thấp nhất như nhu cầu sinh học như thức ăn, nước uống, sự nghỉ ngơi đến các nhu cầu cao hơn như nhu cầu an toàn, nhu cầu gắn kết, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được phát triển hồn thiện mình. Nhu cầu là thứ thúc đẩy mỗi người tìm cách để đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đấy. Nhu cầu được giúp đỡ, được hỗ trợ tâm lý để giảm căng thẳng, nâng cao đời sống tinh thần của học sinh sẽ là động cơ thúc đẩy việc tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Học sinh càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ càng có nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ chun nghiệp từ các chuyên viên tham vấn học đường. Ngược lại, học sinh không gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ ít có nhu cầu tìm kiếm sự trợ giúp từ dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Tuy nhiên, thuyết nhu cầu cũng cho biết nhu cầu của con người được đáp ứng theo thứ bậc, nghĩa là các nhu cầu càng cấp bách, càng cần thiết trong sự đánh giá của con người sẽ càng thúc đẩy động lực cho con người thực hiện và đáp ứng nhu cầu đó và ngược lại. Như vậy, việc học sinh nhận thức như thế nào về sức khỏe tâm thần của bản thân, mức

độ cấp thiết của nhu cầu này trong sự đánh giá của học sinh sẽ quyết định mức độ động lực thúc đẩy học sinh giải quyết nhu cầu đấy. Việc này được lí giải như sau, giả sử một học sinh C có những khó khăn về sức khỏe tâm thần và học sinh C đánh giá nhu cầu được tìm đến sự hỗ trợ của dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường là cấp thiết sẽ càng thúc đẩy học sinh C thực hiện hành vi tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Trái lại, học sinh C khơng có những khó khăn về sức khỏe tâm thần hoặc không cảm thấy việc đáp ứng nhu cầu giải quyết những khó khăn về sức khỏe tâm thần là cấp thiết sẽ khơng có nhiều động lực để tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường học.

Như vậy, lý thuyết về nhu cầu của Maslow là lý thuyết nền tảng để giải thích cho sự ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh đối với nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường. Học sinh càng xem trọng các vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ càng có nhu cầu được tìm đến sự trợ giúp của dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường.

1.2.2.3. Lý thuyết hành động hợp lý – thái độ của học sinh THPT ảnh hưởng

đến hành vi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường

Thuyết hành động hợp lý đã được phát triển từ hai nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajzen để cho thấy mối quan hệ giữa thái độ và hành vi. Lý thuyết này được xem là một trong những lý thuyết nền để lí giải cho thái độ ảnh hưởng đến hành vi tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý.

Biểu đồ 1.1: Mơ hình lý thuyết hành động hợp lý

Theo đó, thái độ được cho là yếu tố quyết định ý định và là cách mà con người cảm nhận đối với hành vi cụ thể. Mà thái độ được ảnh hưởng bởi hai yếu tố: sức mạnh của niềm tin về kết quả của hành vi và đánh giá kết quả tiềm năng. Con người tùy theo các mức độ của thái độ bao gồm: tích cực, tiêu cực hoặc trung tính đối với một sự vật, sự việc mà đưa ra quyết định về hành vi với thái độ đó. Nghĩa là, một học sinh khi có thái độ nhất định đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý sẽ có thể ảnh hưởng đến các quyết định khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Cụ thể, học sinh A có thái độ tiêu cực đối với phịng tâm lý dựa trên nhiều yếu tố khách quan và chủ quan có thể từ chối tìm đến sự giúp đỡ từ dịch vụ hỗ trợ tâm lý và ngược lại. Bên cạnh đó, lý thuyết cịn cho biết mối tương quan trực tiếp giữa thái độ và kết quả. Ví dụ, nếu học sinh C tin rằng việc tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý sẽ giúp cho học sinh ấy cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn thì nhiều khả năng em học sinh C sẽ đến phòng tâm lý trong trường khi cần sự hỗ trợ.

Lý thuyết hành động hợp lí là lý thuyết nền để lí giải thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)