Phương pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sâu ngẫu nhiên 6 mẫu khách thể về những quan điểm, cảm nhận cá nhân của khách thể đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường. Các dữ liệu thu thập từ phương pháp này được dùng để bổ sung, làm rõ các thông tin được khảo sát bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi.

Các câu hỏi được sử dụng trong phỏng vấn cụ thể là:

(1) Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể

(2) Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?

(3) Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?

2.2.4. Phương pháp thống kê tốn học

Tồn bộ dữ liệu thu được thông qua phương pháp phỏng vấn và sử dụng trắc nghiệm được xử lý và phân tích trên phần mềm thống kê SPSS. Các phân tích bao gồm: mơ tả (tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình, v.v.), suy diễn (so sánh, tương quan, hồi quy, v.v.)

2.3. Giới hạn đề tài:

Nghiên cứu tiến hành tìm hiểu thực trạng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường ở các trường THPT được giới hạn bởi các phạm vi sau đây:

- Phạm vi địa lý: đề tài được thực hiện ở các trường THPT trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng về dịch vụ hỗ trợ tâm lý – tham vấn tâm lý cá nhân ở các trường THPT qua nhận thức và thái độ của học sinh; những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của học

sinh như: trải nghiệm, sức khỏe tâm thần, giới tính, mức độ truyền thơng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đề tài được tiến hành nghiên cứu ở ba trường THPT là trường THPT Nguyễn Tất Thành trường THPT Bình Phú và trường THPT Marie Curie thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Được xem là thành phố sơi động bậc nhất cả nước, thành phố Hồ Chí Minh với tốc độ dơ thị hóa nhanh chóng cùng với sự hội nhập mạnh mẽ với quốc tế mang lại cho thành phố vô vàn cơ hội cho cư dân học tập và làm việc.

Trường THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Bình Phú và THPT Marie Curie đều nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nơi có tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng, đời sống cư dân liên tục thay đổi và phát triển, nhiều tầng lớp lao động khác nhau. Học sinh đi học luôn được tiếp cận nhanh nhất đối với những thay đổi, đổi mới trong giáo dục. Các em học sinh chủ yếu sống tại thành phố Hồ Chí Minh và được sinh sống trong các hộ gia đình thuộc nhiều tầng lớp lao động khác nhau. Việc lựa chọn các trường trên giúp chúng tôi nghiên cứu và so sánh được nhận thức và thái độ của học sinh khi sử dụng và đánh giá các dịch vụ hỗ trợ tâm lý ở từng trường học.

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã tiến hành thực hiện theo 5 giai đoạn cụ thể như: Giai đoạn 1 – Xây dựng cơ sở lý luận;Giai đoạn 2 –

Thiết kế nghiên cứu; Giai đoạn 3 – Điều tra khảo sát; Giai đoạn 4 - Xử lý dữ liệu; Giai đoạn 5 – Viết báo cáo. Các phương pháp được sử dụng trong quá

trình thực hiện đề tài bao gồm: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp sử dụng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thống kê toán học

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1. Thực trạng kết quả nghiên cứu 3.1. Thực trạng kết quả nghiên cứu

3.1.1. Nhận thức về vai trò của nhà tâm lý trong trường

Lập kế hoạch giáo dục cho tương lai Trợ giúp tìm kiếm cơng việc Các vấn đề

học tập các vấn đề y tế sức khỏe Mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh Mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh Mối liên hệ liên cá nhân 0 10 20 30 40 50 60 27.4 26.9 20.8 20.5 31.3 29.1 30.7 4.7 5.8 4.4 6.4 13 13.6 12.2 44 47.1 49.9 46.5 40.2 38 38.8 23.8 20.2 24.9 26.6 15.5 19.4 18.3 Học sinh THPT đánh giá về lợi ích của hoạt động tham

vấn tâm lý trong trường

Khơng chắc Khơng hữu ích Hữu ích Rất hữu ích

Biểu đồ 3. 1: Học sinh THPT đánh giá về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường

Nhìn chung hầu hết học sinh cho thấy mức độ nhận thức hữu ích và rất hữu ích đối với các lợi ích mà hoạt động tham vấn tâm lý trong trường mang lại. Cụ thể có 270 học sinh đánh giá cao nhất lợi ích đối với các vấn đề học tập chiếm 74.8% và 264 học sinh đánh giá cao đối với các vấn đề y tế sức khỏe chiếm 73.1%. Bên cạnh đó, các vấn đề như: lập kế hoạch cho tương lai, trợ giúp tìm kiếm cơng việc cũng được học sinh đánh giá có mức độ hữu ích cao.

Học sinh cũng cho thấy mức độ khơng hữu ích trong vấn đề hỗ trợ giải quyết các mối quan hệ như: 47 học sinh cho rằng khơng hữu ích trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh chiếm 13%, 49 học sinh cảm thấy khơng hữu ích trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh chiếm 13.6%, 44 học sinh cho biết khơng hữu ích trong việc giải quyết các mối quan hệ liên cá nhân chiếm 12.2%.

Trung bình có gần 100 học sinh chiếm tỉ lệ gần 1/3 mẫu khảo sát có sự khơng chắc chắn khi đánh giá về lợi ích của hoạt động tâm lý trong trường học. Cụ thể, học sinh khơng có sự đánh giá nhiều nhất ở việc giải quyết các mối quan hệ bao gồm: mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh (31.3%), mối quan hệ liên cá nhân (30.7%), mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh (29.1%). Qua biểu đồ có thể thấy được học sinh có nhiều nhu cầu tư vấn về các vấn đề học tập hơn so với vấn đề liên quan đến các mối quan hệ xã hội. Điều này có thể lí giải bằng việc học tập từ xưa đến nay vẫn luôn là trọng tâm ở các trường học, dưới sự ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô, học sinh sẽ dành nhiều sự quan tâm về các kết quả học tập hơn các nhu cầu, cảm nhận cá nhân hoặc các mối quan hệ. Ngồi ra, có gần 1/3 học sinh khơng có sự chắc chắn khi đánh giá, lí giải điều này có thể xuất phát từ việc các em chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm và nhận thức đúng về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý hoặc do hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường cịn có nhiều khó khăn, chưa phổ biến rộng rãi và giúp cho các em học sinh trải nghiệm về hoạt động tâm lý tại trường trong quá trình học tập của các em.

Các đánh giá về nhận thức lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường khơng chỉ ra có sự khác biệt về giới tính, tuổi tác của các em học sinh (p>0.05). Bên cạnh đó, nhận thức về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường cũng không cho thấy sự khác biệt giữa các trường được khảo sát (p>0.05). Về mặt truyền thơng cũng khơng có sự khác biệt đối với đánh giá về nhận thức lới ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học (p>0.05).

3.1.2. Sự đánh giá của học sinh về năng lực của nhà tâm lý trong trường

Kiến thức về các quy định tuyển sinh Kiến thức về tư vấn hướng nghiệp Kiến thức về các bài kiểm tra năng lực Sự thân thiện và khả năng tiếp cận Hiểu các quan điểm của học sinh Sẵn lòng đại diện cho quan điểm học sinh Sẵn sàng trong việc phản ứng với các yêu cầu

Khả năng giải thích mọi thứ rõ ràng Tính tin cậy trong bảo mật thơng tin Hiệu quả của quá trình hỗ trợ học sinh giải quyết vấn đề Sự sẵn sàng hỗ trợ học sinh 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 20.8 19.4 19.7 13.9 17.2 24.1 20.2 16.9 22.7 19.7 17.2 2.8 5.3 4.7 4.2 8.3 8.6 3.9 5.3 4.7 4.7 3.9 32.4 28.5 34.6 27.1 27.4 28.5 31.3 30.7 23.8 32.1 21.3 29.9 30.5 28.3 31.3 29.9 23.8 29.4 29.9 26 29.1 31 14.1 16.3 12.7 23.5 17.2 15 15.2 17.2 22.7 14.4 26.6 H Ọ C S I N H TH P T ĐÁ N H G I Á V Ề n ă n g l ự c n h à t h am v ấ n t r o n g t r ư ờ n g

Không biết Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt

Biểu đồ 3. 2: Đánh giá của học sinh THPT về năng lực nhà tham vấn học đường

Nhìn chung, tỷ lệ học sinh đánh giá cao về năng lực nhà tham vấn học đường từ mức bình thường đến rất tốt. Cụ thể, 296 học sinh đánh giá cao sự thân thiện và khả năng tiếp cận của nhà tham vấn học đường chiếm 81.9%, 225 học sinh đánh giá trung bình trở lên với sự sẵn sàng hỗ trợ cho học sinh chiếm 78.9%.

Bên cạnh đó, học sinh đánh giá điểm rất tốt về năng lực của nhà tham vấn học đường về các khía cạnh như: sự sẵn sàng hỗ trợ học sinh (26.6%), sự thân thiện và khả năng tiếp cận (23.5%), tính tin cậy trong bảo mật thơng tin (22.7%). Điều này cho thấy học sinh có nhận thức về mức độ thiện cảm và độ tin cậy cao đối với năng lực nhà tham vấn học đường.

Ngoài ra, các đánh giá của học sinh về năng lực nhà tham vấn học đường cũng chỉ ra được các khía cạnh: sẵn sàng đại diện cho quan điểm của học sinh (8.6%), hiểu quan điểm học sinh (8.3%), khả năng giải thích mọi thứ rõ ràng

(5.3%) và các kiến thức về tư vấn hướng nghiệp (5.3%) được học sinh đánh giá chưa tốt.

Có trung bình khoảng 70 học sinh khơng đánh giá được về năng lực của nhà tham vấn học đường. Trong đó, học sinh khơng đánh giá được nhiều nhất về khía cạnh sẵn lịng đại diện cho quan điểm của học sinh (24.1%), tính tin cậy trong bảo mật thơng tin (22.7%), kiến thức về các quy định tuyển sinh (20.8%), sẵn sàng trong việc phản ứng với các yêu cầu (20.2%).

Qua biểu đồ trên, có thể thấy học sinh đánh giá cao về năng lực của nhà tham vấn học đường đồng nghĩa là học sinh nhận thức tốt năng lực tham vấn của trường học. Lý giải cho việc này, học sinh có thể có những trải nghiệm tốt khi tìm hiểu về các dịch vụ hỗ trợ tâm lý hoặc thiện cảm với các nhà tham vấn tâm lý. Bên cạnh đó, truyền thơng từ phía nhà trường cũng có thể góp phần tạo thiện cảm cho học sinh khi nhắc về dịch vụ hỗ trợ tâm lý ở trong trường.

Nhận thức của học sinh về năng lực của nhà tham vấn học đường khơng có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi (p>0.05). Trong các trường được khảo sát thì nhận thức về năng lực nhà tham vấn học đường của học sinh cũng khơng có sự khác biệt (p>0.05). Về mặt truyền thơng cũng không ghi nhận sự khác biệt trong nhận thức về năng lực nhà tham vấn học đường (p>0.05).

3.1.3. Thực trạng sự đánh giá của học sinh về chất lượng dịch vụ hỗ trợ

tâm lý trong trường

Số lượng Phần trăm (%) Số lần đến phịng tâm lý Khơng đến 336 93.1 1 lần 9 2.5 2-3 lần 10 2.8 4 lần trở lên 6 1.7 Số lần gặp riêng nhà tham vấn Khơng có 345 95.6 1 lần 9 2.5 2-3 lần 6 1.7 4 lần trở lên 1 0.3

Bảng 3. 1: Nhu cầu đến phòng tâm lý trong trường của học sinh

Với câu hỏi: “Từ lúc vào trường đến nay, em đã đến phòng tư vấn tâm lý bao nhiêu lần?”. Kết quả thu được như sau: 25/361 (7%) học sinh báo cáo đã từng đến phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Trong đó, có 11 học sinh nam, 13 học sinh nữ và 1 học sinh tự báo cáo thuộc xu hướng tính dục LGBTQ+. Tần suất học sinh đến phịng tư vấn: 2 học sinh đến phòng tư vấn trên 5 lần, 4 học sinh đến từ 4 đến 5 lần, 10 học sinh đến từ 2 đến 3 lần và 9 học sinh đến 1 lần. Trong số, những học sinh tự báo cáo khơng đến phịng tư vấn tâm lý trong trường, có 116/361 học sinh (32,1%) có vấn đề muốn chia sẻ với cán bộ tâm lý trong nhà trường nhưng khơng muốn đến; 220/361 học sinh (60.9%) khơng có bất kỳ vấn đề gì nên khơng đến phịng tư vấn tâm lý. Với câu hỏi: “Từ lúc vào trường đến nay, em đã có bao nhiêu buổi gặp riêng nhà tâm lý của trường?”. Chỉ có 16/361 (4,5%) học sinh đã đến gặp riêng cán bộ tâm lý. Trong số đó, có 1 học sinh đến gặp riêng 4 lần, 6 học sinh đến gặp riêng từ 2 – 3 lần và 9 học sinh đến gặp 1 lần. Học sinh sống tại địa bàn TP.HCM có thể có nhiều cơ hội

để tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như các điều kiện vui chơi giải trí, điều này giúp cho các em có nhiều cách thức để giải tỏa những căng thẳng cũng như tự đưa ra được những phương pháp giải quyết vấn đề của bản thân. Bên cạnh đó, các em học sinh vẫn còn nhiều nỗi e ngại khi tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường, phần lớn sự e ngại này xuất phát từ những ảnh hưởng về cách nhìn nhận khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý nói chung và dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường nói riêng. Điều này trùng khớp với nghiên cứu của Masuda đã chỉ ra rằng học sinh thuộc nhóm người Mỹ gốc Á có xu hướng ít tìm kiếm sự giúp đỡ chun nghiệp từ các chuyên gia, dịch vụ hỗ trợ tâm lý hơn so với học sinh thuộc nhóm Âu Mỹ [78]. Trong đó, nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy phần lớn học sinh đã tìm kiếm sự trợ giúp từ cố vấn học đường ít nhất một lần. Tuy nhiên, hơn 60% học sinh đã gặp cố vấn và không quay lại vào lần gặp tiếp theo [20]. Qua đây thấy được khả năng tiếp cận và tìm kiếm sự giúp đỡ tâm lý của học sinh Việt Nam có sự tương đồng với các nước châu Á. Các yếu tố văn hóa, giáo dục lâu đời đã ảnh hưởng đến quan điểm của người Việt Nam khi tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Đa số mọi người kể cả học sinh đều còn mang nhiều tâm lý e ngại khi sử dụng dịch vụ tâm lý mặc cho hiện nay các thông tin về sức khỏe tâm thần và dịch vụ tâm lý đã trở nên phổ biến hơn. Việc học sinh cịn hạn chế sử dụng cũng như tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại trường có thể xuất phát từ mức độ quan tâm về sức khỏe tâm thần của học sinh, tâm lý lo ngại về bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra các yếu tố có thể giúp giải thích hiện tượng này: (a) học sinh được cho là quan tâm đến sức khỏe thể chất hơn là tinh thần [79]; (b) sự kỳ thị đối với bệnh tâm thần tồn tại trong học sinh Trung Quốc [80]; (c) học sinh dành phần lớn thời gian cho kì thi đại học quốc gia, kì thi mà các nhà tâm lý học đường coi là trở ngại đối với việc học sinh sử dụng dịch vụ tư vấn học đường và phát triển tư vấn học đường trong tương lai tại Trung Quốc [20].

20%

70% 5%6%

HỌC SINH ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÂM LÝ

Rất tốt Tốt Chưa tốt Vô giá trị

Biểu đồ 3. 3: Học sinh THPT đã đến phòng tâm lý và đánh giá về chất lượng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường.

Đánh giá của học sinh về hoạt động tham vấn trong trường chỉ ra được có172 học sinh đánh giá tốt và rất tốt đối với hoạt động tham vấn trong trường chiếm 47.6%, 20 học sinh cảm thấy hoạt động tham vấn trong trường chưa tốt và vơ giá trị chiếm 5.5%. Trong đó có 169 học sinh khơng nghe nhiều về phịng tâm lý ở trường nên khơng thể đánh giá chiếm 46.8%. Từ đây ta thấy được số lượng học sinh thực sự có những trải nghiệm và đánh giá khách quan đối với sự hữu ích của cơng tác tư vấn tâm lý cịn ít, chiếm tỉ lệ gần ½ mẫu khảo sát. Ở đây, nghiên cứu cho thấy hiệu suất hoạt động của dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)