Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của học sinh

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 35 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Cơ sở lý luận/ các lý thuyết liên quan đến đề tài

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của học sinh

1.2.3.1. Nhận thức của học sinh về sức khỏe tâm thần

Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa về sức khỏe tâm thần “là trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thơng thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho cộng đồng của mình”. Theo Từ điển Tâm lý học “sức khỏe tâm thần là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, khơng có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với mơi trường” [56]. Vì thế nên “sức khỏe tâm thần được hiểu là trạng thái khỏe mạnh, thoải mái mà cá nhân có thể đương đầu với những stress trong cuộc sống, thực hiện được công việc và sinh hoạt hằng ngày.”

Jorm A.F lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “hiểu biết về sức khỏe tâm thần (MHL)” vào năm 1997 để mô tả “kiến thức và niềm tin về các rối loạn tâm thần giúp họ nhận ra, quản lý hoặc phòng ngừa” [57]. Thái Nguyễn Quỳnh Chi cũng đồng ý rằng “định nghĩa này nhấn mạnh vai trò của việc thừa nhận các vấn đề sức khỏe tâm thần và tìm kiếm sự trợ giúp để quản lý và phòng ngừa bởi những người xung quanh [15]. Nghiên cứu về “sự hiểu biết về sức khỏe tâm thần” đã chứng minh rằng nhiều người trẻ tuổi khơng tìm kiếm hoặc trì hỗn việc tìm kiếm sự giúp đỡ do: sợ kì thị, khơng có khả năng nhận ra triệu chứng, thiếu kiến thức về sự giúp đỡ và thiếu phản hồi thích hợp từ người thân”. Những nghiên cứu của Omarzu (2000), Vogel và Wester (2003) cho rằng “những người nhìn nhận rằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích sẽ nhận thức về hành vi đó một cách tiêu cực hơn” [58].

Từ những nghiên cứu trên có thể thấy được giữa sự hiểu biết về sức khỏe tâm thần có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý.

1.2.3.2. Trải nghiệm/ niềm tin của học sinh về dịch vụ hỗ trợ tâm lý

Kết quả nghiên cứu của Ji Hee Lee cho thấy “những người nghĩ rằng các dịch vụ tâm lý mang đến nhiều lợi ích sẽ có thái độ tích cực hơn đối việc tìm kiếm các dịch vụ này [53]. Ngoài ra, những người sẵn sàng tiết lộ thông tin về bản thân, cảm xúc của họ hoặc cả hai cho người khác cũng thoải mái hơn khi thảo luận với chuyên gia sức khỏe tâm thần.” Từ đó có thể đặt ra rằng những trải nghiệm và niềm tin của học sinh về dịch vụ hỗ trợ tâm lý cũng có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hỗ trợ tâm lý mang lại trong trường học.

Đồng thời, thông qua những nghiên cứu về trải nghiệm và niềm tin của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường học sẽ hỗ trợ trong việc vận động cho các nhà tham vấn học đường hồn thành vai trị vốn có của họ. Hai nghiên cứu trong những năm gần đây đã xem xét trải nghiệm của học sinh

trung học phổ thông đối với tham vấn học đường và của các chuyên viên tham vấn [30]; [59].

Vela-Gude và cộng sự đã thực hiện các cuộc phỏng vấn định tính để thu thập dữ liệu, và Solmonson đã sử dụng một cuộc khảo sát định lượng. Họ đã khám phá nhận thức của sinh viên đại học Latino về các nhà tham vấn. Họ nhận thấy các học sinh cho rằng các nhà tham vấn đưa ra những hướng dẫn (lời dẫn dắt) khơng đầy đủ và có sự phân biệt rõ ràng đối với từng học sinh khác nhau. Học sinh cũng tin rằng các tham vấn viên khơng có nghĩa vụ và khơng nhất thiết phải cung cấp đầy đủ dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho họ.

Cuối cùng, những người tham gia nghiên cứu này nhận thấy các nhà tham vấn học đường có kỳ vọng thấp về học sinh và hạn chế tiềm năng học tập của họ. Vela Gude và cộng sự kết luận rằng các cố vấn học đường đang phải gánh vác rất nhiều trách nhiệm theo phương hướng, quy định thuộc cơ sở giáo dục mà họ đang công tác và những gánh nặng lớn này khiến họ không thể tương tác thường xuyên hơn và hiệu quả hơn với học sinh đúng chuẩn dịch vụ hỗ trợ tâm lý.

Đánh giá nghiên cứu cho thấy vẫn còn nhiều điều cần học hỏi về kinh nghiệm trong tham vấn học đường đối với học sinh trung học phổ thông. Chúng tôi phải hỏi học sinh về kinh nghiệm của họ để cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý tốt hơn và vận động tốt hơn cho vai trò của các nhà tham vấn học đường như mơ hình ASCA (2012) tán thành. Như vậy, và bởi vì có bằng chứng cho thấy các tham vấn viên học đường thường khơng thể hồn thành vai trị của họ [60]; [61], mục đích của nghiên cứu là khám phá những trải nghiệm có ý nghĩa của học sinh trung học trong quá trình làm việc với nhà tham vấn thơng qua phỏng vấn định tính, hiện tượng học. Các nhà nghiên cứu đã xem xét câu hỏi nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thơng trải nghiệm có ý nghĩa như thế nào trong việc tư vấn với cố vấn học đường? Những phát hiện của nghiên cứu này làm sâu sắc thêm nền tảng kiến thức của quá trình hỗ trợ tâm lý tại trường học từ quan điểm của học sinh. Kết quả thông báo cho những

người thực hiện công tác trong dịch vũ hỗ trợ tâm lý, tham vấn giáo dục và giám sát viên về những kinh nghiệm mà học sinh trung học phổ thơng nhận thấy có ý nghĩa trong việc đón nhận dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại trường học.

Nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa nhà tham vấn học đường và học sinh trung học phổ thơng, họ nhận thấy được nhiều góc nhìn trong nhận thức của học sinh đối với loại hình dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Đa số kết quả nhận được cho thấy học sinh trải nghiệm trong mối quan hệ với các nhà tham vấn tại trường học của họ khơng chỉ hữu ích mà cịn dễ tiếp cận, rất có ý nghĩa đối với họ [62].

Qua nhiều bài phỏng vấn sâu đối với các học sinh trung học phổ thông, ta có thể đúc kết yếu tố quyết định tạo nên niềm tin của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường chủ yếu phụ thuộc vào các lợi ích mà họ nhận được. Những lợi ích nhận được từ nhà tham vấn học đường bao gồm những gì học sinh đánh giá cao khi nhận được từ người tham vấn như thông tin, lời hướng dẫn, lời xác nhận/ khẳng định một vấn đề khuất mắc nào đó, sự khuyến khích và nhận trợ giúp về các chủ đề liên quan đến học tập, cũng như các vấn đề về các mối quan hệ bạn bè và giáo viên trong trường. Phần lớn, các học sinh tham gia trong những bài phỏng vấn trên đã tìm đến các nhà tham vấn để biết thêm thông tin, lời chỉ dẫn phù hợp và nhận thấy lợi ích từ những gì họ đạt được từ dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Lợi ích của các học sinh trong dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại trường còn bắt nguồn từ mong muốn được ai đó cơng nhận, từ đó hình thành niềm tin đặc biệt dành cho nhà tham vấn. Một số học sinh còn tiếp cận tham vấn viên học đường với mục đích để họ can thiệp vào các vấn đề liên quan đến "phe phái" và giáo viên, chẳng hạn như những xung đột và bất đồng mang tính nghiêm trọng.

Cùng với những trường hợp phỏng vấn học sinh trên, có thể đưa ra kết luận để học sinh có niềm tin và tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý ở trường học thì học sinh phải nhận thức được rằng mối quan hệ giữa họ và nhà tham vấn học

đường là mối quan hệ hợp tác theo hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho học sinh.

Rõ ràng là học sinh đã có được sự tự tin và đảm bảo trong việc ra quyết định của mình thơng qua những nỗ lực hợp tác với các nhà tham vấn học đường của họ. Đối với văn hóa ở nhiều nước như Hoa Kỳ, uy tín của dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến định hướng học tập của học sinh, những lời đề nghị của họ có quyền hạn can thiệp đến chương trình dạy học và định hướng của các giáo viên, đồng thời họ giữ một trí quan trọng trong quan niệm của nhiều phụ huynh. Nên việc học sinh thành lập mối quan hệ mang tính hợp tác sẽ mang đến nhiều điều tích cực trong suốt khoảng thời gian học tập của học sinh. Những vấn đề về bắt nạt, mâu thuẫn giữa học sinh với học sinh, thậm chí là mâu thuẫn giữa giáo viên với học sinh cũng sẽ được các nhà tham vấn hỗ trợ và/ hoặc can thiệp khi cần thiết.

Ở Việt Nam, loại hình hỗ trợ tâm lý học đường chỉ vừa mới được phổ biến, chưa mang tính chuyên sâu, uy tín cùng những quyền hạn của nhà tham vấn Việt Nam đối với hệ thống giáo dục chưa thực sự được khai thác triệt để giúp hỗ trợ tốt hơn cho học sinh. Vì thế niềm tin của học sinh có ảnh hưởng đến khả năng sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường vẫn còn đang bỏ ngỏ.

1.2.3.3. Giới tính

Đặc điểm về giới tính ln là một yếu tố có tầm ảnh hưởng nhất định với mọi vấn đề và sự tương quan giữa giới tính với dịch vụ hỗ trợ tâm lý cũng được xem là một yếu tố. Theo Eyo Mary Bassey thì “giới tính có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Học sinh nữ thường ưu tiến đến các dịch vụ hỗ trợ tâm lý ở trường hơn là các học sinh nam” [22]. Phát hiện này phù hợp với Onyejiaku (1991) khẳng định rằng “mặc dù có sự khác biệt về giới tinh, thái độ của nam và nữ ở một mức độ nào đó, nhưng đều thuận lợi đối với dịch vụ tư vấn” [63].

Theo David A. Huffaker, Sandra L. Calvert "Một thành phần thuộc vai trò về giới (gender roles) là một đặc điểm vô cùng quang trong đánh dấu cột

mốc phát triển của thanh thiếu niên bao gồm tất cả những gì liên quan đến xu hướng tính dục (sexual orientations), hay bản sắc tình dục (sexual identity) (Huston, 1983). Ở tuổi vị thành niên, các khuynh hướng tình dục, dù là dị tính (heterosexual), đồng tính (homosexual), song tính (bisexual) hay chuyển giới (transgender), thường xuất hiện [64]" [65].

Nghiên cứu cũng chỉ ra "những người có xu hướng tính dục khác dị tính bao gồm người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hoặc chuyển giới thường phải đối diện với nhiều thách thức đặc biệt khó khăn về sự kỳ thị, miệt thị và thậm chí là trừng phạt [66]." Cũng vì lẽ đó nên "đến tận bây giờ, những người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới phải đối mặt với những cảm xúc và hấp dẫn tình dục đầu đời mà họ có thể khơng thể thảo luận với gia đình và bạn bè của mình [64]."

Điều đó cũng đặt ra một nghi vấn, những đối tượng thanh thiếu niên khơng thuộc xu hướng tính dục dị tính sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ đâu? David A. Huffaker và Sandra L. Calvert cũng đã đưa ra bằng chứng trong nghiên cứu của họ rằng “Trong một thế giới ảo, nơi có thể linh hoạt và ẩn danh, thanh thiếu niên có thể cảm thấy thoải mái hơn khi thể hiện xu hướng tình dục của mình và khám phá bản sắc tình dục của họ ngồi những quy định của xã hội. Trong các diễn đàn trực tuyến (forum), bao gồm cả nhật ký web (blog), ngơn ngữ là phương tiện chính mà qua đó bản sắc tình dục có thể được thể hiện và khám phá” [65].

Từ những nhận định từ các nhà nghiên cứu trong đài tài trên, ta có thể nhận thấy những thanh thiếu niên nói chung và các thanh thiếu niên khác dị tính nói riêng có cảm giác an tồn và thỏa mãn khi tìm đến sự hỗ trợ từ các kênh truyền thông và các trang diễn đàn vì ở những nơi đó, họ sẽ tìm được những người có cùng ngơn ngữ với mình, về cả mặt độ tuổi lẫn bản sắc tình dục, cũng như việc dễ dàng thể hiện mà không lo sự phán xét hay kỳ thị.

Ngoài ra, David A. Huffaker và Sandra L. Calvert đã từng đề cập “ngơn ngữ là phương tiện chính mà qua đó bản sắc tình dục có thể được thể hiện và

khám phá", từ luận điểm này ta có thể hiểu rằng đối với thanh thiếu niên, ngơn ngữ đóng một vai trị quan trọng liên quan đến bản sắc tình dục và thể hiện vai trị giới của họ.

"Trong vai trò giới truyền thống (traditional gender roles) quy định nam giới (male) là đại diện cho những gì mang tính hành động, phơ trương bản thân, và tính nguyên tắc cá nhân cao. Trái lại, vai trò của nữ giới truyền thống được định nghĩa theo những gì mang tính cộng đồng, thể hiện qua biểu đạt cảm xúc và tập trung vào những nhu cầu của những người xung quanh (Bakan, 1966)."

Cơng trình của Deborah Tannen gợi ý rằng "các kiểu giao tiếp của nam và nữ thường khác nhau, nam giới sử dụng phong cách trực tiếp và mạnh mẽ trong khi nữ giới sử dụng phong cách tương tác gián tiếp và thân mật hơn (Tannen, 1995)." Những phong cách ngôn ngữ như vậy tương đồng với khả năng tự quyết thuộc thiên hướng nam tính (masculine) và khả năng giao thiệp thuộc thiên hướng nữ tính (feminine).

Một nghiên cứu trên 2.692 tin nhắn của các nhóm thảo luận trên Internet cho thấy rằng các nhóm do phụ nữ chiếm ưu thế có xu hướng "tiết lộ bản thân" và rồi chối bỏ hoặc cố gắng đánh lạc hướng điều bản thân đã chia sẻ [67]. Ngược lại, các nhóm thảo luận do nam giới thống trị thường sử dụng ngơn ngữ theo hướng chỉ đích danh (khơng nói bâng quơ), có bằng chứng xác thực [67], và nam giới dường như ít quan tâm đến sự tế nhị và đôi khi dùng những từ ngữ dung tục vi phạm nguyên tắc online [68].

Tuy nhiên Michelle Rodino phản bác quan điểm khái niệm hóa việc sử dụng ngơn ngữ nam và nữ theo xu hướng nhị nguyên (binary - quan điểm cho rằng mọi sự vật hiện tượng chỉ có 2 mặt đối lập, trắng và đen, đúng và sai, trai và gái) . Trong nghiên cứu của mình về Trị chuyện qua mạng internet (IRC), cô nhận thấy rằng những người tham gia IRC xây dựng và thể hiện giới tính theo nhiều cách khác nhau và việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt và năng động [69]. Do đó, nghiên cứu ngơn ngữ theo giới truyền thống (traditional

gender and language) có thể đơn giản hóa q mức các mẫu ngơn ngữ trực tuyến vì tính “ảo” cho phép tự do và linh hoạt hơn [69].

Trong cả hai trường hợp, nghiên cứu giao tiếp trung gian qua truyền thơng máy tính có thể cung cấp nhiều thơng tin chi tiết về cách nam giới (male) và nữ giới (female) thể hiện bản thân và tương tác với những người khác qua kênh online. Đối với nghiên cứu này, những điểm tương đồng và khác biệt về giới trong việc sử dụng ngôn ngữ là một phương tiện quan trọng để thanh thiếu niên hình thành danh tính của mình khi online.

Qua một vài nghiên cứu về cách giao tiếp của thanh thiếu niên trên mạng internet, càng khẳng định sự ưa chuộng của thanh thiếu niên đối với việc chia sẻ, bộc bạch trên internet về các vấn đề của bản thân nói chung và các vấn đề mang bản sắc giới (gender identity) nói riêng và có thể việc giao tiếp mặt đối mặt như dịch vụ hỗ trợ tâm lý khơng hồn tồn nằm trong sự ưu chuộng của họ. Đồng thời ta cũng nhận ra ngôn ngữ giao tiếp thuộc thiên hướng nam tính (masculine) và thiên hướng nữ tính (feminine) cùng mọi vấn đề thuộc về giới tính (gender) ở thanh thiếu niên bao gồm xu hướng tính dục (sexual orientations) vai trị về giới (gender roles) có tầm ảnh hưởng nhất định đến việc tìm sự trợ giúp, hỗ trợ từ cộng đồng tương tự dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại trường học nhưng khơng mang tính tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)