CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. So sánh điểm trung bình nhận thức, thái độ về dịch vụ hỗ trợ tâm lý
trong trường và sức khỏe tâm thần của học sinh THPT
3.3.1. So sánh điểm trung bình nhận thức và thái độ của học sinh THPT
đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường
Thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường
P Nhận thức của
học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý
Đánh giá của học sinh THPT về lợi ích dịch vụ hỗ trợ tâm lý
0
Đánh giá của học sinh THPT về nhà tham vấn
0
Bảng 3. 4: So sánh điểm trung bình giữa nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường
Để khám phá sự khác biệt giữa nhận thức của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý và thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường, nghiên cứu tiến hành so sánh sự khác biệt giữa hai nhóm nhận thức của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý: đánh giá của học sinh THPT về lợi ích của dịch vụ hỗ trợ tâm lý, đánh giá của học sinh THPT về nhà tham vấn. Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa thái độ của học sinh THPT và nhận thức của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Cụ thể, có sự khác biệt đáng kể giữa thái độ của học sinh THPT và đánh giá của học sinh THPT về lợi ích của dịch vụ hỗ trợ tâm lý (M=1.506), thái độ của học sinh THPT và đánh giá của học sinh THPT về nhà tham vấn (M=1.401).
3.3.2. So sánh điểm trung bình khó khăn sức khỏe tâm thần và thái độ của
học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường
Khó khăn sức khỏe tâm thần
P Thái độ của học sinh đối
với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường
Nguy cơ thấp 0
Nguy cơ trung bình 0
Nguy cơ cao 0
Bảng 3. 5: So sánh điểm trung bình giữa khó khăn sức khỏe tâm thần và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường
Để khám phá sự khác biệt về thái độ của học sinh đối với các khó khăn về sức khỏe tâm thần của học sinh THPT, nghiên cứu tiến hành so sánh sự khác biệt giữa 3 nhóm: khó khăn sức khỏe tâm thần nguy cơ thấp với thái độ của học sinh THPT, khó khăn sức khỏe tâm thần nguy cơ trung bình với thái độ của học sinh THPT, khó khăn sức khỏe tâm thần nguy cơ cao với thái độ của học sinh THPT. Kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa cả 3 nhóm nguy cơ về sức khỏe tâm thần với thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Trong đó, nhóm gặp khó khăn nguy cơ cao về sức khỏe tâm thần ở mức cao với điểm trung bình M= 4.852, nhóm nguy cơ thấp về sức khỏe tâm thần ở mức thấp nhất với điểm trung bình M=2.506.