Các yếu tố dự báo thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 78)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Các yếu tố dự báo thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý

không đến trải nghiệm nhiều các hoạt động tham vấn tâm lý trong trường dù có gặp một vài vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự e ngại của học sinh hoặc nhà tham vấn tâm lý gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hỗ trợ các em học sinh thật sự gặp khó khăn.

3.5. Các yếu tố dự báo thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường trong trường P Beta Tuổi 0.02 0.11 Truyền thơng 0.55 -0.03 Vấn đề hịa nhập 0.17 -0.08 Sức khỏe tâm thần 0.45 -0.04

Đánh giá của học sinh về lợi ích của hoạt động tham

vấn tâm lý 0.03 0.13

Đánh giá của học sinh về năng lực nhà tham vấn 0.31 0.06 Đánh giá chung hoạt động tham vấn tâm lý dựa trên trải

nghiệm của học sinh 0.45 0.04

Bảng 3. 9: Phân tích hồi quy mức độ dự báo về thái độ của học sinh với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý liên quan đến các yếu tố nhân khẩu, sức khỏe tâm thần và

nhận thức của học sinh về hoạt động tham vấn tâm lý trong trường

Những sự biến đổi của các biến: nhân khẩu, vấn đề sức khỏe tâm thần, nhận thức của học sinh về hoạt động tham vấn tâm lý trong trường giải thích

được 7.4% sự thay đổi của thái độ học sinh với việc tìm kiếm sự hỗ trợ về tâm lý ở nhóm nghiên cứu (R2=0.74). Mơ hình kiểm định có ý nghĩa thống kê với hệ số p =0.000

Sự biến đổi của độ tuổi học sinh giải thích được 11% sự biến thiên của thái độ học sinh với việc tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý trong trường. Dựa theo kết quả phỏng vấn sâu có thể thấy học sinh

Sự biến đổi của đánh giá của học sinh về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý giải thích được 13% sự biến thiên của thái độ học sinh với việc tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý trong trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài đã tiến hành tìm hiểu, thu thập và chắt lọc các nghiên cứu trong và ngồi nước nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận vững chắc làm nền tảng để nghiên cứu vấn đề nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường với nhiều khía cạnh khác nhau. Qua đây, nghiên cứu đã xây dựng nền tảng cơ sở lí luận để đánh giá thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý, mối tương quan giữa nhận thức và thái độ của học sinh THPT và các yếu tố dự báo ảnh hướng đến nhận thức và thái độ của học sinh gồm: giới tính, sức khỏe tâm thần, niềm tin/kinh nghiệm, truyền thông.

Nghiên cứu được tiến hành tại 3 trường THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hoạt động phịng tâm lý trong trường. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát từ tháng 3-4/2021 bằng phiếu hỏi dựa trên các thang đo: thang đo về điểm mạnh và khó khăn (SDQ) với độ tin cậy α = 0,64; thang đo nhận thức của học sinh về công tác tư vấn tâm lý học đường với độ tin cậy α = 0,93; thang đo thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp với độ tin cậy là α = 0,72.

Một số phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu này như sau: (1) Học sinh có nhu cầu được tham vấn rất cao nhưng số lượng học sinh thực sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn học đường rất thấp; (2) Nhận thức và niềm tin của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý chưa cao và nhiều học sinh không phản hồi được về chất lượng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường; (3) Thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường chưa thực sự tích cực; (4) Dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường chưa thể hỗ trợ tối đa khả năng của mình đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh.

Nhìn chung hầu hết nhận thức của học sinh ở mức độ hữu ích của dịch vụ hỗ trợ tâm lý và năng lực của nhà tham vấn học đường khá tốt. Cụ thể có

270 học sinh đánh giá cao nhất lợi ích đối với các vấn đề học tập chiếm 74.8% và 264 học sinh đánh giá cao đối với các vấn đề y tế sức khỏe chiếm 73.1%. 296 học sinh đánh giá cao sự thân thiện và khả năng tiếp cận của nhà tham vấn học đường chiếm 81.9%, 225 học sinh đánh giá trung bình trở lên với sự sẵn sàng hỗ trợ cho học sinh chiếm 78.9%.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát về mức độ sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường lại cho thấy học sinh cịn hạn chế khi tìm kiếm dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường. Với câu hỏi: “Từ lúc vào trường đến nay, em đã đến phòng tư vấn tâm lý bao nhiêu lần?”. Kết quả thu được như sau: 25/361 (7%) học sinh báo cáo đã từng đến phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Trong số, những học sinh tự báo cáo khơng đến phịng tư vấn tâm lý trong trường, có 116/361 học sinh (32,1%) có vấn đề muốn chia sẻ với cán bộ tâm lý trong nhà trường nhưng không muốn đến; 220/361 học sinh (60.9%) khơng có bất kỳ vấn đề gì nên khơng đến phịng tư vấn tâm lý.

Vì thế, đánh giá của học sinh về hoạt động tham vấn trong trường chỉ ra được có172 học sinh đánh giá tốt và rất tốt đối với hoạt động tham vấn trong trường chiếm 47.6%, 20 học sinh cảm thấy hoạt động tham vấn trong trường chưa tốt và vơ giá trị chiếm 5.5%. Trong đó có 169 học sinh khơng nghe nhiều về phịng tâm lý ở trường nên khơng thể đánh giá chiếm 46.8%. Từ đây ta thấy được số lượng học sinh thực sự có những trải nghiệm và đánh giá khách quan đối với sự hữu ích của cơng tác tư vấn tâm lý cịn ít, chiếm tỉ lệ gần ½ mẫu khảo sát.

Nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra mức độ tương quan giữa nhận thức của học sinh với thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường và thu được kết quả như sau: đánh giá của học sinh về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường có mối tương quan thuận và là tương quan yếu với thái độ của học sinh đối với tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý (r=0.2). Đánh giá về năng lực của nhà tham vấn tâm lý trong trường có tương quan thuận và là tương quan yếu đối với thái độ của học sinh (r=0.18). Học sinh đánh giá về

hoạt động tham vấn tâm lý dựa trên trải nghiệm có tương quan thuận và là tương quan yếu (r=0.13). Điều này cho thấy, học sinh càng có nhận thức càng tốt về hoạt động tham vấn tâm lý tại trường thì sẽ càng có thái độ tốt trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý.

Đối với các đánh giá về tình trạng sức khỏe tâm thần cho thấy, mức độ nguy cơ thấp về sức khỏe tâm thần của học sinh chiếm đa số với 209 em học sinh 57,9%. Tuy nhiên, ½ trên tổng số 361 em học sinh thuộc nhóm nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Điều này cho thấy được rằng, các em học sinh THPT trong nhóm khảo sát gặp nhiều những khó khăn trong vấn đề quản lí cảm xúc cũng như khó khăn trong việc hòa nhập với các mối quan hệ xung quanh.

Từ đó, nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu mối tương quan về nhận thức, thái độ của học sinh đối với vấn đề sức khỏe tâm thần và đạt được các kết quả sau. Cụ thể, học sinh đánh giá về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường có mối tương quan nghịch và tương quan yếu với các vấn đề sức khỏe tâm thần (r=-0.18),tương quan nghịch với vấn đề hành vi (r=-0.22) và tương quan nghịch với vấn đề tăng động (r=-0.15). Do đó, học sinh càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần thì đánh giá về hoạt động hỗ trợ tâm lý trong trường càng ít tích cực. Đánh giá của học sinh về năng lực của nhà tham vấn học đường có mối tương quan nghịch và là tương quan yếu với vấn đề sức khỏe tâm thần (r=-0.21) trong đó có tương quan nghịch với vấn đề hành vi (r=- 0.19), vấn đề tăng động (r=-0.23). Nghĩa là học sinh gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần càng ở mức nguy cơ thì sẽ đánh giá càng ít tích cực với năng lực của nhà tham vấn học đường. Đánh giá của học sinh về hoạt động tham vấn tâm lý dựa trên những trải nghiệm có mối tương quan nghịch và tương quan yếu (r=-0.11) với vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Điều này cho thấy học sinh càng gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần thì sẽ càng đánh giá thiếu tích cực về hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học.

2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá thực trạng, khám phá nhận thức và thái độ của học sinh đối với tham vấn học đường tại các trường trung học phổ thơng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm trường học chưa bị đóng cửa bởi đại dịch covid – 19. Một số phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu này như sau: (1) Học sinh có nhu cầu được tham vấn rất cao nhưng số lượng học sinh thực sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn học đường rất thấp; (2) Nhận thức và niềm tin của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý chưa cao và nhiều học sinh không phản hồi được về chất lượng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường; (3) Thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường chưa thực sự tích cực; (4) Dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường chưa thể hỗ trợ tối đa khả năng của mình đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của học sinh.

Thứ nhất, số lượng học sinh tiếp cận và sử dụng dịch vụ tham vấn học đường rất thấp (7%) trong khi đó số lượng học sinh tự nhận thấy bản thân có vấn đề cần được tham vấn nhưng khơng đến phịng tâm lý trong trường và tham vấn cán bộ tâm lý rất cao (32,1%). Kết quả nghiên cứu này trái ngược hoàn toàn so với báo cáo của các tác giả nước ngoài. Trong nghiên cứu của [76] có đến 48,9% học sinh thuộc mẫu khảo sát đã sử dụng dịch vụ tham vấn trong trường; tương tự như vậy [82] đã báo cáo 85% học sinh trung học phổ thông tham vấn cán bộ tâm lý trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thi vào đại học, 74% học sinh tham vấn các vấn đề liên quan đến học tập. Cụ thể, có rất nhiều lí do từ phía các em đưa ra khi được hỏi “tại sao em có nhu cầu nhưng lại khơng đến phịng tham vấn tâm lý?” đã nhận được những sự chia sẻ như sau “Em biết trường có phịng tâm lý nhưng em sẽ không đến hoặc gửi thư vào hịm thư vì sợ bị các bạn bè khác nhìn thấy hay biết được sẽ trêu chọc – một học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành”. Một em khác cho biết “Em nghĩ rằng các vấn đề của em khơng thể được giải quyết dù đến phịng tâm lý, nếu em đến đó em lo rằng mọi vấn đề sẽ tệ hơn khi được thơng báo đến ba mẹ”. Sự khác biệt này có thể xuất phát từ nguồn nhân lực thực hiện công tác tham vấn học

đường. Ở các nước phương Tây, các dịch vụ tham vấn học đường do các nhà tham vấn học đường cung cấp, họ được đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề. Ở nước ta, nghiên cứu của Nguyễn Thị Trâm Anh về dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường học cho thấy kết quả thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý học đường tại các trường THCS chưa được phổ biến, mức độ nhận thức về hoạt động này ở nhà trường cịn hạn chế, tính hiệu quả chỉ ở mức trung bình và yếu. Nội dung của hoạt động còn nghèo nàn và chưa chuyên sâu. [4]

Thứ hai, nhận thức và niềm tin của học sinh về tham vấn học đường chưa cao: chỉ có 57,6% học sinh được hỏi có cảm nhận tốt và rất tốt về tham vấn học đường, có đến 46,8% học sinh khơng đưa ra được đánh giá vì khơng có thơng tin; hơn 50 % học sinh đánh giá tham vấn học đường hữu ích trong việc giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập, những vấn đề sức khoẻ thể chất và tâm thần, những mâu thuẫn trong các mối quan hệ. Về năng lực của cán bộ tâm lý làm công tác tham vấn, chưa đến 50 % học sinh đánh giá năng lực của các cán bộ tâm lý ở mức tốt và rất tốt. Vấn đề này có thể xuất phát từ đội ngũ tâm lý học đường hiện nay tại các cơ sở còn thiếu thốn các điều kiện vật chất. Trong các trường công cập, một số giáo viên được phân công kiêm nhiệm công tác tham vấn. Điều này đúng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Sơn khi chỉ ra “Đội ngũ làm công tác tham vấn học đường đa phần là giáo viên kiêm nhiệm từ các ngành như: ngữ văn, giáo dục công dân, giáo dục tiểu học, vật lí, quản lý giáo dục và các chuyên ngành khác” [81]. Các trường ngồi cơng lập tuyển dụng cán bộ từ nhiều ngành nghề khác nhau về làm công tác tham vấn học đường hoặc các giáo viên đã nghỉ hưu có nhiều kinh nghiệm sư phạm đảm nhận cơng tác này. Thực trạng này dẫn đến tâm lý e ngại ở học sinh khi tham vấn, rất nhiều học sinh có vấn đề muốn tham vấn nhưng khơng đến tham vấn thầy cơ.

Thứ ba, thái độ chưa tích cực của học sinh đối với tham vấn học đường. Nhiều học sinh được hỏi cho biết ngưỡng mộ những cá nhân tự tương đầu, tự vượt qua những vấn đề cá nhân, trong đó có những vấn đề tâm lý cảm xúc. Điều này liên quan đến yếu tố văn hoá và giáo dục. Các tác giả Atkinson và Gim

đưa ra giả thuyết rằng nhiều người Mỹ gốc Á sử dụng không đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần vì các giá trị văn hóa của họ xung đột với q trình trị liệu [83]. Nghiên cứu của họ cho thấy mức độ tiếp biến văn hóa của người Mỹ gốc Á đã ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp. Hơn nữa, Ying và Miller đã phát hiện ra rằng sự tiếp biến văn hóa là một yếu tố dự báo quan trọng về thái độ tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp [84]. Điều này cũng tương tự với nghiên cứu về khả năng tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ dịch vụ tâm lý ở các nước châu Á: tác giả Hamind khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp đối với bệnh tâm thần của người Ả Rập chỉ ra rằng người Ả Rập ít tích cực hơn so với người da trắng trong việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp [85], Zhang và cộng sự nghiên cứu về sự hội nhập văn hóa và thái độ của sinh viên quốc tế châu Á cho thấy học sinh quốc tế khi được tiếp cận với nền văn hóa Âu – Mỹ sẽ tích cực hơn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp, học sinh càng có sự giao thoa văn hóa càng cao thì thái độ của họ đối với khả năng tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp sẽ càng tích cực [86]. Tuy nhiên, tác giả Kim B. S. khi nghiên cứu về sự tuân thủ giá trị và quan niệm văn hóa Á-Âu đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp chỉ ra rằng có tương quan nghịch đáng kể giữa sự hịa nhập văn hóa với các giá trị châu Á và thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, Các yếu tố như chủ nghĩa tập thể, kiểm soát cảm xúc và sự khiêm tốn có tương

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)