Nhận thức về vai trò của nhà tâm lý trong trường

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 55 - 57)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng kết quả nghiên cứu

3.1.1. Nhận thức về vai trò của nhà tâm lý trong trường

Lập kế hoạch giáo dục cho tương lai Trợ giúp tìm kiếm cơng việc Các vấn đề

học tập các vấn đề y tế sức khỏe Mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh Mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh Mối liên hệ liên cá nhân 0 10 20 30 40 50 60 27.4 26.9 20.8 20.5 31.3 29.1 30.7 4.7 5.8 4.4 6.4 13 13.6 12.2 44 47.1 49.9 46.5 40.2 38 38.8 23.8 20.2 24.9 26.6 15.5 19.4 18.3 Học sinh THPT đánh giá về lợi ích của hoạt động tham

vấn tâm lý trong trường

Không chắc Khơng hữu ích Hữu ích Rất hữu ích

Biểu đồ 3. 1: Học sinh THPT đánh giá về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường

Nhìn chung hầu hết học sinh cho thấy mức độ nhận thức hữu ích và rất hữu ích đối với các lợi ích mà hoạt động tham vấn tâm lý trong trường mang lại. Cụ thể có 270 học sinh đánh giá cao nhất lợi ích đối với các vấn đề học tập chiếm 74.8% và 264 học sinh đánh giá cao đối với các vấn đề y tế sức khỏe chiếm 73.1%. Bên cạnh đó, các vấn đề như: lập kế hoạch cho tương lai, trợ giúp tìm kiếm cơng việc cũng được học sinh đánh giá có mức độ hữu ích cao.

Học sinh cũng cho thấy mức độ khơng hữu ích trong vấn đề hỗ trợ giải quyết các mối quan hệ như: 47 học sinh cho rằng không hữu ích trong vấn đề giải quyết mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh chiếm 13%, 49 học sinh cảm thấy khơng hữu ích trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh chiếm 13.6%, 44 học sinh cho biết khơng hữu ích trong việc giải quyết các mối quan hệ liên cá nhân chiếm 12.2%.

Trung bình có gần 100 học sinh chiếm tỉ lệ gần 1/3 mẫu khảo sát có sự khơng chắc chắn khi đánh giá về lợi ích của hoạt động tâm lý trong trường học. Cụ thể, học sinh khơng có sự đánh giá nhiều nhất ở việc giải quyết các mối quan hệ bao gồm: mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh (31.3%), mối quan hệ liên cá nhân (30.7%), mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh (29.1%). Qua biểu đồ có thể thấy được học sinh có nhiều nhu cầu tư vấn về các vấn đề học tập hơn so với vấn đề liên quan đến các mối quan hệ xã hội. Điều này có thể lí giải bằng việc học tập từ xưa đến nay vẫn luôn là trọng tâm ở các trường học, dưới sự ảnh hưởng từ cha mẹ, thầy cô, học sinh sẽ dành nhiều sự quan tâm về các kết quả học tập hơn các nhu cầu, cảm nhận cá nhân hoặc các mối quan hệ. Ngồi ra, có gần 1/3 học sinh khơng có sự chắc chắn khi đánh giá, lí giải điều này có thể xuất phát từ việc các em chưa có nhiều cơ hội trải nghiệm và nhận thức đúng về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý hoặc do hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường cịn có nhiều khó khăn, chưa phổ biến rộng rãi và giúp cho các em học sinh trải nghiệm về hoạt động tâm lý tại trường trong quá trình học tập của các em.

Các đánh giá về nhận thức lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường khơng chỉ ra có sự khác biệt về giới tính, tuổi tác của các em học sinh (p>0.05). Bên cạnh đó, nhận thức về lợi ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường cũng không cho thấy sự khác biệt giữa các trường được khảo sát (p>0.05). Về mặt truyền thơng cũng khơng có sự khác biệt đối với đánh giá về nhận thức lới ích của hoạt động tham vấn tâm lý trong trường học (p>0.05).

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)