Thực trạng sự đánh giá của học sinh về chất lượng dịch vụ hỗ trợ

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 59 - 63)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng kết quả nghiên cứu

3.1.3. Thực trạng sự đánh giá của học sinh về chất lượng dịch vụ hỗ trợ

tâm lý trong trường

Số lượng Phần trăm (%) Số lần đến phịng tâm lý Khơng đến 336 93.1 1 lần 9 2.5 2-3 lần 10 2.8 4 lần trở lên 6 1.7 Số lần gặp riêng nhà tham vấn Khơng có 345 95.6 1 lần 9 2.5 2-3 lần 6 1.7 4 lần trở lên 1 0.3

Bảng 3. 1: Nhu cầu đến phòng tâm lý trong trường của học sinh

Với câu hỏi: “Từ lúc vào trường đến nay, em đã đến phòng tư vấn tâm lý bao nhiêu lần?”. Kết quả thu được như sau: 25/361 (7%) học sinh báo cáo đã từng đến phòng tư vấn tâm lý trong trường học. Trong đó, có 11 học sinh nam, 13 học sinh nữ và 1 học sinh tự báo cáo thuộc xu hướng tính dục LGBTQ+. Tần suất học sinh đến phòng tư vấn: 2 học sinh đến phòng tư vấn trên 5 lần, 4 học sinh đến từ 4 đến 5 lần, 10 học sinh đến từ 2 đến 3 lần và 9 học sinh đến 1 lần. Trong số, những học sinh tự báo cáo khơng đến phịng tư vấn tâm lý trong trường, có 116/361 học sinh (32,1%) có vấn đề muốn chia sẻ với cán bộ tâm lý trong nhà trường nhưng khơng muốn đến; 220/361 học sinh (60.9%) khơng có bất kỳ vấn đề gì nên khơng đến phịng tư vấn tâm lý. Với câu hỏi: “Từ lúc vào trường đến nay, em đã có bao nhiêu buổi gặp riêng nhà tâm lý của trường?”. Chỉ có 16/361 (4,5%) học sinh đã đến gặp riêng cán bộ tâm lý. Trong số đó, có 1 học sinh đến gặp riêng 4 lần, 6 học sinh đến gặp riêng từ 2 – 3 lần và 9 học sinh đến gặp 1 lần. Học sinh sống tại địa bàn TP.HCM có thể có nhiều cơ hội

để tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như các điều kiện vui chơi giải trí, điều này giúp cho các em có nhiều cách thức để giải tỏa những căng thẳng cũng như tự đưa ra được những phương pháp giải quyết vấn đề của bản thân. Bên cạnh đó, các em học sinh vẫn còn nhiều nỗi e ngại khi tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường, phần lớn sự e ngại này xuất phát từ những ảnh hưởng về cách nhìn nhận khi sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý nói chung và dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường nói riêng. Điều này trùng khớp với nghiên cứu của Masuda đã chỉ ra rằng học sinh thuộc nhóm người Mỹ gốc Á có xu hướng ít tìm kiếm sự giúp đỡ chun nghiệp từ các chuyên gia, dịch vụ hỗ trợ tâm lý hơn so với học sinh thuộc nhóm Âu Mỹ [78]. Trong đó, nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy phần lớn học sinh đã tìm kiếm sự trợ giúp từ cố vấn học đường ít nhất một lần. Tuy nhiên, hơn 60% học sinh đã gặp cố vấn và không quay lại vào lần gặp tiếp theo [20]. Qua đây thấy được khả năng tiếp cận và tìm kiếm sự giúp đỡ tâm lý của học sinh Việt Nam có sự tương đồng với các nước châu Á. Các yếu tố văn hóa, giáo dục lâu đời đã ảnh hưởng đến quan điểm của người Việt Nam khi tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tâm lý. Đa số mọi người kể cả học sinh đều còn mang nhiều tâm lý e ngại khi sử dụng dịch vụ tâm lý mặc cho hiện nay các thông tin về sức khỏe tâm thần và dịch vụ tâm lý đã trở nên phổ biến hơn. Việc học sinh cịn hạn chế sử dụng cũng như tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại trường có thể xuất phát từ mức độ quan tâm về sức khỏe tâm thần của học sinh, tâm lý lo ngại về bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu ở Trung Quốc cũng chỉ ra các yếu tố có thể giúp giải thích hiện tượng này: (a) học sinh được cho là quan tâm đến sức khỏe thể chất hơn là tinh thần [79]; (b) sự kỳ thị đối với bệnh tâm thần tồn tại trong học sinh Trung Quốc [80]; (c) học sinh dành phần lớn thời gian cho kì thi đại học quốc gia, kì thi mà các nhà tâm lý học đường coi là trở ngại đối với việc học sinh sử dụng dịch vụ tư vấn học đường và phát triển tư vấn học đường trong tương lai tại Trung Quốc [20].

20%

70% 5%6%

HỌC SINH ĐÁNH GIÁ VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ TÂM LÝ

Rất tốt Tốt Chưa tốt Vô giá trị

Biểu đồ 3. 3: Học sinh THPT đã đến phòng tâm lý và đánh giá về chất lượng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường.

Đánh giá của học sinh về hoạt động tham vấn trong trường chỉ ra được có172 học sinh đánh giá tốt và rất tốt đối với hoạt động tham vấn trong trường chiếm 47.6%, 20 học sinh cảm thấy hoạt động tham vấn trong trường chưa tốt và vơ giá trị chiếm 5.5%. Trong đó có 169 học sinh khơng nghe nhiều về phịng tâm lý ở trường nên khơng thể đánh giá chiếm 46.8%. Từ đây ta thấy được số lượng học sinh thực sự có những trải nghiệm và đánh giá khách quan đối với sự hữu ích của cơng tác tư vấn tâm lý cịn ít, chiếm tỉ lệ gần ½ mẫu khảo sát. Ở đây, nghiên cứu cho thấy hiệu suất hoạt động của dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường nói chung và cơng tác tư vấn tâm lý nói riêng chưa thực sự tiếp cận và phủ sóng được đến tồn bộ học sinh trong nhà trường. Tương tự với nghiên cứu thực trạng đội ngũ tham vấn tâm lý tại Việt Nam đã chỉ ra “2/3 các trường học tại khu vực phía Nam chưa có phịng tâm lý hoặc có phịng nhưng khơng chun, sử dụng các phịng chức năng khác thay thế” [81]. Điều này có thể xuất phát từ những thái độ của học sinh đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường hoặc những hạn chế về truyền thông, những tương tác mang lại sự tin tưởng qua những trải nghiệm của học sinh.

Đánh giá dựa trên trải nghiệm của học sinh về hoạt động tham vấn tâm lý trong trường co sự khác biệt với truyền thơng tun truyền về phịng tâm lý trong trường (p<0.02). Ngoài ra, đánh giá dựa trên trải nghiệm của học sinh về hoạt động tâm lý khơng có sự khác biệt với giới tính, độ tuổi học sinh cũng như khơng có sự khác biệt giữa các trường được khảo sát (p>0.05).

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)