Phương pháp sử dụng bảng hỏi

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 51 - 53)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp sử dụng bảng hỏi

Nghiên cứu sử dụng bảng hỏi tự báo cáo, học sinh tham nghiên cứu được yêu cầu đọc câu hỏi và đưa ra câu trả lời mà khơng có bất kỳ sự tác động nào từ nhà nghiên cứu. Phương pháp này thích hợp khi thu thập ý kiến, quan điểm hoặc cảm xúc của những người tham gia đối với một sự việc hoặc hiện tượng được nghiên cứu. Bảng hỏi tự báo cáo trong nghiên cứu này chia bốn phần: phần thứ nhất gồm các câu hỏi thu thập thơng tin về giới tính, tuổi, lớp, trường học, hoạt động truyền thơng của nhà trường về tư vấn tâm lý học đường.

Phần thứ hai trong bảng hỏi tự báo cáo là Thang đo về điểm mạnh và khó khăn (SDQ) được sử dụng nhằm đo đạc mức độ khó khăn về sức khỏe tâm thần của học sinh. Ứng dụng thang đo ở Việt Nam có độ tin cậy .81, tính nhất

quán nội bộ tỷ lệ con của SDQ nằm trong khoảng từ kém đến trung bình (.31-.73). [75]. Trong nghiên cứu này độ tin cậy của thang đo là α = 0,64.

Phần thứ ba trong bảng hỏi tự báo cáo là thang đo nhận thức của học sinh về công tác tư vấn tâm lý học đường của tác giả [76]. Trong nghiên cứu về nhận thức của học sinh về tư vấn tâm lý học đường ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Shi và đồng nghiệp đã kế thừa và điều chỉnh thang đo nhận thức của học sinh trung học về dịch vụ tâm lý học đường ở Hoa Kỳ (McCullough, 1973). Thang đo này gồm một số câu hỏi. Câu thứ nhất hỏi về số lần học sinh đến phòng tâm lý của nhà trường. Câu thứ hai hỏi về số lần học sinh gặp riêng cán bộ tâm lý để tư vấn. Câu thứ ba được xây dựng dưới dạng thang đo Likert 4 điểm: 4= rất hữu ích, 3= hữu ích, 2= khơng hữu ích, 1= khơng chắc. Học sinh đánh giá sự hữu ích của tư vấn tâm lý trong trường phổ thông đối với 11 lĩnh vực: xây dựng kế hoạch học tập, giải quyết các vấn đề trong học tập, tìm việc làm thêm, chăm sóc sức khoẻ thể chất, tâm thần, giải quyết mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh, mâu thuẫn giữa học sinh và phụ huynh, mối quan hệ liên cá nhân. Câu 4 cũng được xây dựng dưới dạng thang đo Likert 4 điểm: 4= rất tốt, 3= tốt, 2= bình thường, 1=kém. Câu 5 hỏi về sự đánh giá chung của học sinh về công tác tư vấn tâm lý trong trường: “Dựa trên những trải nghiệm của bản thân, em đánh giá như thế nào về công tác tư vấn tâm lý trong trường?”. Các phương án trả lời: rất tốt, tốt, chưa tốt, vơ giá trị, em nghe nói rất ít về cơng tác này nên khơng đánh giá được. Độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu này là α = 0,93.

Phần thứ tư trong bảng hỏi tự báo cáo, nhóm nghiên cứu kế thừa và sử dụng thang đo thái độ đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp của Fischer [55]. Thang đo này hồm 10 items, đánh giá thái độ của một cá nhân đối với việc tìm kiếm sự trợ giúp tâm lý chuyên nghiệp. Các items được đánh giá trên thang điểm Likert 4 điểm, từ 0 đến 3: 0 hồn tồn khơng đồng ý, 3 hoàn toàn đồng ý. Tổng điểm nhận được bằng cách cộng điểm từ các items. Độ tin cậy bên trong của phiên bản gốc: α = 0.84 (Fischer & Farina, 1995), độ tin cậy trên các mẫu học sinh, sinh viên Châu Á nằm trong khoảng 0.64 đến

0.83 [77]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tin cậy của thang đo này: α = 0,72.

Một phần của tài liệu Nhận thức và thái độ của học sinh THPT đối với dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)