CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng kết quả nghiên cứu
3.1.5. Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh và mức độ khó khăn về
vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh
Vấn đề cảm xúc Vấn đề hành vi Vấn đề tăng động Vấn đề hịa nhập Tổng khó khăn về
SKTT 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 69.5 82 69 66.5 43.2 14.1 12.2 12.2 25.2 22.4 14.3 5.8 18.8 8.3 34.3
Mức độ nguy cơ sức khỏe tâm thần của học sinh THPT TP.HCM
Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình Nguy cơ cao
Biểu đồ 3. 5: Mức độ nguy cơ về sức khỏe tâm thần của học sinh THPT TP.HCM
Nhìn chung, mức độ nguy cơ thấp về sức khỏe tâm thần của học sinh chiếm đa số với 209 em học sinh 57,9%. Tuy nhiên, ½ trên tổng số 361 em học sinh thuộc nhóm nguy cơ trung bình và nguy cơ cao. Trong đó phải kể đến các vấn đề về cảm xúc và vấn đề hòa nhập, cụ thể:
Vấn đề cảm xúc, có đến 59 em học sinh chiếm 16,3% ở mức nguy cơ cao và 51 em học sinh chiếm 14,1% ở mức nguy cơ trung bình.
Vấn đề hịa nhập, có đến 30 em học sinh chiếm 8,3% ở mức nguy cơ cao và 91 em học sinh chiếm 25,2% ở mức nguy cơ trung bình.
Điều này cho thấy được rằng, các em học sinh THPT trong nhóm khảo sát gặp nhiều những khó khăn trong vấn đề quản lí cảm xúc cũng như khó khăn trong việc hịa nhập với các mối quan hệ xung quanh. Trong quá trình thu thập dữ liệu và phỏng vấn, nghiên cứu ghi nhận được nhiều em học sinh ghi vào “vấn đề khác” trong mục điều tra về sức khỏe tâm thần là cảm thấy hay lo lắng, buồn bả, khó khăn trong việc kiểm sốt cảm xúc của mình, bị bắt nạt. Có em chia sẻ “Em có nhiều những lo lắng, căng thẳng trong học tập
nhưng lại không thể chia sẻ với ai, ba mẹ cũng ít khi quan tâm nhiều đến những cảm nhận của em”. Qua đây có thể thấy được tình trạng sức khỏe tâm thần đáng quan ngại ở các em học sinh THPT hiện nay, dưới tác động của dịch Covid – 19 đang âm thầm tồn tại cũng ảnh hưởng phần nào đến các hoạt động học tập, vui chơi giải trí của các em. Tình trạng bài vở trên lớp phải bắt kịp với u cầu chung về giáo dục khi có những kì nghỉ học do tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tiến độ học tập. Các dịch vụ giải trí bị ngừng hoạt động, các em chủ yếu ở nhà mà ít có cơ hội được giao lưu, kết bạn.
Số lượng Phần trăm
Thực trạng mức độ khó khăn mà học sinh gặp phải hiện tại Khơng 106 29,4 Có, khó khăn nhưng khơng đáng kể 184 51 Có, khó khăn 63 17,5 Có, khó khăn nghiêm trọng 8 2,2
Thời gian tồn tại
vấn đề khó khăn Dưới 1 thángTừ 1-5 tháng 12148 47,518,8
Từ 6 – 12 tháng 19 7,4
Hơn 1 năm 67 26,3
Mức độ ảnh hưởng
của khó khăn Khơng chút nàoChỉ chút ít 25122 9,847,8
Tương đối 90 35,3
Rất nhiều 18 7,1
Bảng 3. 2: Mô tả mức độ khó khăn mà học sinh đang gặp phải hiện tại
Theo bảng mơ tả mức độ khó khăn mà học sinh đang gặp phải hiện nay. Cụ thể:
Về thực trạng, chỉ có 106 em trên tổng số 361 em học sinh cho biết mình khơng gặp khó khăn nào về sức khỏe tâm thần chiếm 29,4%; có 184 em học sinh có khó khăn nhưng khơng đáng kể chiếm 51% và 71 em học sinh cảm thấy khó khăn và khó khăn nghiêm trọng chiếm 19,7%. Con số này cho thấy
hơn 2/3 số em học sinh trong mẫu khảo sát gặp phải các vấn đề khó khăn về sức khỏe tâm thần trải dài từ khó khăn khơng đáng kể đến rất khó khăn.
Về thời gian, 121 em học sinh cho biết vấn đề khó khăn gặp phải dưới 1 tháng chiếm 47,5%; 48 em học sinh gặp khó khăn từ 1 – 5 tháng chiếm 18,8%; 19 em học sinh gặp khó khăn kéo dài từ 6 – 12 tháng chiếm 7,4% và 67 em học sinh cho biết vấn đề khó khăn kéo dài hơn 1 năm chiếm 26,3%. Điều này cho thấy được rằng vấn đề khó khăn về sức khỏe tâm thần của học sinh không phải là những vấn đề mới xuất hiện mà đã có thời gian để các khó khăn tăng nặng thêm.
Về mức độ ảnh hưởng, chỉ có 25 em học sinh trong tổng số các em học sinh gặp vấn đề khó khăn về sức khỏe tâm thần cho biết mình khơng bị ảnh hưởng gì chiếm 9,8%; cịn lại hơn 90% các em học sinh cảm thấy mình bị ảnh hưởng bởi khó khăn về sức khỏe tâm thần mang lại trải dài từ chỉ chút ít đến rất nhiều. Cụ thể, 122 em học sinh cảm thấy chỉ gặp chút ít ảnh hưởng của khó khăn về vấn đề sức khỏe tâm thần, 90 em học sinh cảm thấy tương đối ảnh hưởng bởi khó khăn sức khỏe tâm thần mang lại và 18 em học sinh cảm thấy bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những khó khăn do sức khỏe tâm thần gây ra.
Từ đây, nghiên cứu đã nhìn thấy được tình trạng khó khăn về sức khỏe tâm thần đáng báo động ở các em học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Điều này cũng cho thấy, cần nhiều hơn sự quan tâm hỗ trợ từ phía gia đình, nhà trường và xã hội giúp cho các em giải quyết được những khó khăn về vấn đề sức khỏe tâm thần. Cụ thể, nhà trường nói chung và các dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường nói riêng cần có những bước phát triển lớn mạnh hơn để có thể thực sự trở thành một cánh tay đắc lực kết nối sự hỗ trợ của gia đình và nhà trường để giúp các em học sinh nâng cao sức khỏe tâm thần của bản thân.