CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả phỏng vấn sâu học sinh THPT về khả năng tìm đến dịch vụ hỗ
hỗ trợ tâm lý trong trường
Trường Học sinh Nội dung phỏng vấn Marie Cuire HS nam,
lớp 11
Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể
TL: em hay bị bạn bè bắt nạt khi đi học
Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?
TL: Em có đến phịng tâm lý 2,3 lần nhưng vấn đề của em vẫn chưa thực sự được giải quyết
Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?
TL: Em nghĩ phịng tâm lý nên có sự trao đổi với các thầy cô giáo, ban giám hiệu và phụ huynh để giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến học sinh.
HS nữ, lớp 10
Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể
TL: dạ em khơng có.
Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?
TL: em có biết đến và cũng từng đi ngang vài lxvii
lần nhưng em chưa từng tham vấn trực tiếp. Lúc đầu năm phịng có vài bài khảo sát và em thấy có một vài bạn được gọi đến.
Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?
TL: em nghĩ các bạn cũng có nhiều lo ngại khi đến phịng, sợ bị bạn bè trêu chọc hoặc có khi các bạn mới vào trường sẽ khơng biết có phịng tâm lý. Nếu phịng được tun truyền nhiều hơn có khi các bạn sẽ tìm đến tham vấn.
Nguyễn Tất Thành
HS nữ, lớp 10
Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể
TL: em thường xuyên bị lo lắng, sợ hãi. Em sợ hãi rất nhiều thứ và luôn trong tình trạng lo lắng
Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?
TL: Em nghĩ mình có nhu cầu nhưng em rất ngại đến phịng tâm lý và cũng khơng có thời gian thích hợp để đến. Trong các tiết học thì em ngại khơng dám xin thầy cơ và sau khi tan trường thì em chỉ đi về nhà.
Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?
TL: theo em, nếu có thể được hỗ trợ online hoặc đặt lịch hẹn qua email trước sẽ giúp em đỡ ngại hơn là trực tiếp đi đến phịng tâm lý.
HS nữ, Lớp 11
Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ
thể
TL: em khơng có
Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc không?
TL: em chưa đến và cũng không nghe nhiều về phòng tâm lý ở trường
Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?
TL: em nghĩ thầy cô nên giúp các bạn cảm thấy việc đến phịng tâm lý khơng phải điều gì q kì lạ hoặc sẽ bị chê cười thì sẽ dễ dàng cho các bạn tìm đến hơn.
Bình Phú HS nam, lớp 11
Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể
TL: dạ, em có, đơi lúc em có một vài suy nghĩ tự sát và em cũng hay gặp áp lực trong cuộc sống.
Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?
TL: em có nhu cầu nhưng chưa từng đến phòng tâm lý. Em ngại bạn bè nhìn thấy, em cũng khơng nghĩ thầy cơ có thể giúp em vượt qua được.
Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?
TL: Em không biết. Em chưa từng đi khám tâm tâm lý nên cũng khơng chắc.
HS nam, lớp 11
Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể
TL: Dạ, em hay gặp rắc rối trong các mối quan hệ xung quanh, trước giờ em cũng hay bị bắt nạt nên em thường hay lo lắng, ngại tiếp xúc mọi người.
Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?
TL: Em chưa từng đến phịng tâm lý, em thấy các thầy cơ trực cũng ít có mặt ở đó. Em nghĩ nếu nói ra việc bị bắt nạt có thể các bạn sẽ ghét em hơn.
Em nghĩ dịch vụ hỗ trợ tâm lý như thế nào là phù hợp để em và các bạn khác đến sử dụng?
TL: Em nghĩ giáo viên tâm lý nên là một giáo viên khơng dạy các mơn trong trường vì như thế sẽ khách quan hơn.
Bảng 3. 3: Mô tả kết quả phỏng vấn học sinh THPT về dịch vụ hỗ trợ tâm lý
Qua kết quả phỏng vấn, với câu hỏi “Em có đang gặp khó khăn nào về tâm lý
hoặc sức khỏe tâm thần cần được hỗ trợ? Ví dụ cụ thể” thì các em học sinh
THPT trong số mẫu phỏng vấn đều cho thấy hơn 2/3 các em gặp một vài khó khăn về tâm lý và có nhu cầu. Điều này đồng thời chỉ ra vấn đề sức khỏe tâm thần của các em đang nằm ở mức đáng báo động. Dựa theo kết quả khảo sát từ nghiên cứu này cũng cho thấy vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh THPT cần được quan tâm hơn.
Theo đó, với câu hỏi “Em có từng đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ tâm lý trong
trường của mình? Lí giải tại sao đến hoặc khơng?” thì đa số câu trả lời từ phía
các em học sinh THPT là các em hầu như khơng tìm đến dịch vụ hỗ trợ tâm lý lxx
dù có nhu cầu. Bên cạnh đó, các lí do các em khơng tìm đến liên quan đến thầy cơ cán bộ, thời gian hoạt động của phòng tâm lý, tâm lý lo ngại. Đây cũng có thể là các lí do chung mà đa số các em học sinh THPT hiện nay đang gặp phải khi nghĩ đến nhu cầu hỗ trợ tâm lý. Từ đó, các em học sinh THPT cũng đưa ra một vài quan điểm cá nhân nhằm cải thiện số lượng học sinh đến phòng tâm lý theo những lí do mà các em đã đưa ra như đặt lịch hẹn trước, tư vấn online, cán bộ tâm lý là thầy cô không giảng dạy các môn.