Phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 56)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.3.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Các loại dữ liệu thứ cấp có vai trị quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Các loại dữ liệu này giúp định hướng tổng quan vấn đề, tìm hiểu thơng tin cần thiết ban đầu để có kế hoạch nghiên cứu tiếp theo.

Các dữ liệu có nguồn gốc từ bên trong Cơng ty bao gồm báo cáo nhân sự, các tài liệu liên quan đến đặc điểm, chức năng, hoạt động của Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina, thông tin liên quan đến người lao động và các thông tin khác phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina.

Các dữ liệu có nguồn gốc từ bên ngồi cơng ty: Nghiên cứu các sách, các bài nghiên cứu đăng tại các tạp chí, internet…, tham khảo về sự hài lịng trong cơng việc của người lao động ở các tổ chức có liên quan.

2.3.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thơng qua hình thức khảo sát. Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và tính chất của thang đo likert, tác giả sử dụng bảng hỏi giấy với sự hỗ trợ của phỏng vấn viên để có thể hỗ trợ giải thích các thắc mắc của người được phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài từ 15 phút cho đến 30 phút.

2.3.2.1. Xây dựng bảng hỏi

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên việc đánh giá các biến số là các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động được nêu ra ở khung lý thuyết của chương 1. Các câu hỏi hướng tới việc ghi nhận đánh giá của người được khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động cũng như đánh giá về động lực làm việc của mỗi cá nhân. Các câu hỏi được đưa ra trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đã được công bố cùng với tham khảo ý kiến chuyên gia cho phù hợp với điều kiện Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina và bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay.

Nội dung phiếu khảo sát

- Đánh giá về tính chất cơng việc - Đánh giá về thu nhập và phúc lợi - Đánh giá về đào tạo và phát triển - Đánh giá về phong cách lãnh đạo - Đánh giá về quan hệ đồng nghiệp - Đánh giá về môi trường làm việc

- Đánh giá về động lực làm việc của người lao động

Cấu trúc bảng hỏi

Nội dung của bảng hỏi (chi tiết ở phụ lục) được chia làm 3 phần:

Phần I: Thông tin chung về đối tượng khảo sát. Phần này bao gồm những đặc điểm về độ tuổi, giới tính, trình độ chun mơn, thâm niên cơng tác...

Phần II: Đo lường các chỉ tiêu đánh giá thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động. Phần này lấy ý kiến của người lao động về từng yếu tố tạo động lực làm việc cụ thể như tính chất cơng việc, lương, thưởng, phúc lợi, đào tạo và phát triển, phong cách lãnh đạo, mối quan hệ đồng nghiệp, môi trường làm việc…

Phần III: Điều tra về nhu cầu, nguyện vọng của người lao động. Phần này lấy ý kiến về nhu cầu, dự định của người lao động, ...

2.3.2.2. Chọn mẫu

Đối tượng khảo sát là lãnh đạo, nhân viên làm việc tại Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina ở Hà Nội. Tổng mẫu là 240. Tác giả phát bảng hỏi cho tổng mẫu, số phiếu thu về hợp lệ và sau khi làm sạch là 230 phiếu.

Để đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu thì việc lựa chọn cỡ mẫu thích hợp là rất cần thiết. Hiện nay, việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Comrey, Lee (1992) không đưa ra một con số cố định mà đưa ra các con số khác nhau với các nhận định tương ứng: 100 = tệ, 200 = khá, 300 = tốt, 500 = rất tốt, 1.000 hoặc hơn = tuyệt vời. Theo Habing (2003) cho rằng mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Theo Hair và ctg (1998) (được trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2012) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tỷ lệ quan sát phải là 5:1, nghĩa là mỗi biến đo lường cần có tối thiểu 5 quan sát. Trong khi Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài luận văn có tất cả 31 biến quan sát, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết là 37 * 5 = 185 mẫu. Vì số phiếu khảo sát ở Cơng ty mẹ thu về chỉ là 230 phiếu (chiếm khoảng 95,8% tổng mẫu) đảm bảo mức độ tin cậy của mẫu. Phiếu khảo sát bổ sung được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên.

Biến nhân khẩu học trong luận văn là quá trình thu thập và nghiên cứu các dữ liệu về con người liên quan đến các đặc điểm về tuổi tác, giới tính, trình độ và thâm

niên công tác của người lao động tại đơn vị. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu được mô tả như sau:

* Mơ tả mẫu theo giới tính

Tỷ lệ nam và nữ tham gia khảo sát có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ nam tham gia trả lời là 60,43% trong khi nữ là 39,57%. Tuy nhiên, con số này cũng phản ánh khá đúng đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina với đặc điểm là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thiết bị điện tử kỹ thuật.

Bảng 2.1. Mơ tả mẫu theo giới tính

Tần suất Tỷ lệ Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Giá trị Nam 139 60.43 60.43 60.43 Nữ 91 39.57 39.57 100.0 Tổng 230 100.0 100.0

* Mơ tả mẫu theo độ tuổi

Mẫu khảo sát có đặc điểm về độ tuổi khá giống với tổng số lao động trong Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina. Những người trong độ tuổi từ 22- 30 chiếm tỷ lệ 35.22%. Nhiều nhất là lao động trong độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ 51.30%, và số mẫu trong độ tuổi từ 40 -50 chiếm tỷ lệ 12.17%, những người trong độ tuổi trên 50 chỉ chiếm tỷ lệ 1.3%,. Lao động làm việc trong Cơng ty cũng có độ tuổi khá trẻ, phần lớn từ 20 - 40 tuổi. Đây là nhóm lao động có nhiệt huyết cao, có tính sáng tạo, năng động và ln cố gắng cải thiện hiệu quả làm việc.

Bảng 2.2. Mô tả mẫu theo độ tuổi

Tần suất Tỷ lệ Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Giá trị 22 - 30 81.00 35.22 35.22 35.22 30- 40 118.00 51.30 51.30 86.52 40-50 28.00 12.17 12.17 98,69 >50 3.00 1.30 1.30 100.00 Total 230 100.0 100.0

* Mơ tả mẫu theo trình độ

Bảng 2.3. Mơ tả mẫu theo trình độ

Tần suất Tỷ lệ Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ

Giá trị Trên Đại học 28 12,17 12,17 12,17

Đại học 202 87,83 87,83 100,00

Total 230 100,00 100,00

Bởi phần lớn mẫu khảo sát ở Công ty yêu cầu kỹ thuật cao nên cơng ty khơng có lao động có trình độ dưới đại học. Số mẫu có trình độ trên Đại học chiếm 12,17%. Phần lớn mẫu có trình độ Đại học, chiếm tới 87,83%.

* Mô tả mẫu theo thâm niên

Các nhóm mẫu theo thâm niên có số lượng tương đương nhau. Nhiều nhất là nhóm làm việc trong cơng ty từ 3 - 5 năm chiếm 40% tổng số. Nhóm dưới 3 năm chiếm 44,78% và nhóm trên 5 năm chiếm 15,22%. Điều này cho thấy, người lao động chưa có sự gắn bó lâu dài với Cơng ty TNHH Điện tử Samsung Vina.

Bảng 2.4. Mô tả mẫu theo thâm niên

Tần suất Tỷ lệ Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích luỹ Giá trị Dưới 3 năm 103,00 44,78 44,78 44,78 Từ 3 - 5 năm 92,00 40,00 40,00 84,78 Trên 5 năm 35,00 15,22 15,22 100.00 Total 230,00 100,00 100,00 2.3.2.3. Các thang đo

Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát gồm có: thang đo định danh, thang đo tỷ lệ, thang đo cấp bậc, thang đo likert 5 mức độ: (1) Khơng đồng ý; (2) Ít đồng ý; (3) Khơng có ý kiến; (4) Khá đồng ý; (5) Đồng ý.

Bảng 2.5. Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát

Nhân tố Biến Thang đo

Các biến độc lập

Đánh giá chi tiết về từng yếu tố ảnh hưởng

Các chỉ số đánh giá về tính chất cơng việc

Likert 5 mức

độ Các chỉ số đánh giá về thu nhập và phúc lợi

Các chỉ số đánh giá về đào tạo và phát triển Các chỉ số đánh giá về phong cách lãnh đạo Các chỉ số đánh giá về quan hệ đồng nghiệp Các chỉ số đánh giá về môi trường làm việc Biến phụ thuộc

Đánh giá về động lực làm việc của người lao động

Động lực hiện tính chủ động và sáng tạo trong cơng việc

Động lực làm việc hiệu quả và nâng cao năng suất lao động

Động lực gắn bó lâu dài với công ty Sự hài lịng với cơng việc

Sự u thích cơng việc

Tính sẵn lịng làm việc và có trách nhiệm với cơng việc

Likert 5 mức độ

Thông tin cá nhân

Thông tin phân loại đáp viên

Giới tính Định danh

Độ tuổi Cấp bậc

Trình độ chun mơn Cấp bậc

Thời gian làm việc Cấp bậc

2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập về, cần kiểm tra cách ghi thông tin về người lao động, sau đó mã hóa các mục hỏi thành các biến nhập dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0 for Windows. Cơ sở dữ liệu chưa thể đưa ngay vào phân tích vì có thể cịn nhiều lỗi do nhập dữ liệu không đạt yêu cầu hoặc hiểu sai lệch câu hỏi trong quá trình thu

thập thơng tin. Do đó, cơ sở dữ liệu một lần nữa được làm sạch và ngăn ngừa các lỗi vi phạm trước khi đưa vào phân tích kỹ thuật.

Dữ liệu thứ cấp được đưa vào phần mềm Excel để xử lý lại bằng các cơng thức tốn học nhằm đạt được mục tiêu minh chứng cho các nhận định, phù hợp với nội dung nghiên cứu.

2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu

2.5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu cả 4 chương. Với phương pháp này, tác giả phân mảnh vấn đề nghiên cứu thành các nội dung khác nhau, tìm hiểu chi tiết từng khía cạnh để có cái nhìn sâu sắc nhiều mặt, đa chiều. Điều này giúp cho vấn đề nghiên cứu được nhìn nhận rõ nét hơn, hiểu được bản chất sự vật, hiện tượng. Ngược lại, phương pháp tổng hợp được sử dụng để ghép nối các mảnh nghiên cứu từ phương pháp phân tích tạo thành bức tranh tổng thể với các nhận định chung về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp giúp luận văn tìm ra được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới động lực làm việc của người lao động trong thời gian qua, rút ra những vấn đề mà Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina còn hạn chế. Khi sử dụng hai phương pháp trên, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các cơng thức tốn học và kinh tế lượng, các biểu đồ để giúp thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề mà luận văn đặt ra.

2.5.2. Phương pháp logic và lịch sử

Phương pháp này xem xét và trình bày quá trình nghiên cứu về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động theo một trình tự liên tục về thời gian; làm rõ tác động giữa các yếu tố này tới động lực làm việc của người lao động.

2.5.3. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng chủ yếu tại Chương 3 để thống kê về thực trạng và so sánh, phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động của Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina ở nhiều khía cạnh và mơ tả đánh giá của người lao động thơng qua các tiêu chí đo lường. Đồng thời, mơ tả đặc điểm khảo sát và phản hồi khảo sát để làm nổi bật các nhận định mà luận văn đưa ra.

Các cơng cụ tính tốn, trình bày và thống kê, kiểm định được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

- Thống kê mô tả: mô tả mức độ đánh giá của những người được phỏng vấn theo thang đo với các biến quan sát đã đưa.

- Phân tích độ tin cậy: Phương pháp phân tích hệ số tin cậy (Cronbach Anpha) được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo. Phương pháp này giúp loại bỏ các biến quan sát khơng đủ độ tin cậy (có hệ số tương biến và tổng biến nhỏ hơn 0,3). Nếu Cronbach Anpha ≥ 0,5 thì được coi là đạt độ tin cậy. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), các thang đo có hệ số Cronbach Anpha từ 0,6 trở lên cũng có thể sử dụng được trong bối cảnh nghiên cứu là mới hoặc mới với người được phỏng vấn. Đối với đề tài nghiên cứu mang tính chất khám phá thì sẽ lấy chuẩn hệ số Cronbach Anpha ≥ 0.6.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis): Phương

pháp này giúp tìm ra sự kết hợp có ý nghĩa giữa các biến. Phân tích nhân tố nhằm rút gọn tập hợp nhiều biến thành một số biến tương đối ít hơn, giúp cho nghiên cứu có được một bộ biến số có ý nghĩa hơn. Đồng thời, kiểm tra độ tin cậy của các biến trong một thang đo. Để thực hiện phân tích nhân tố, trị số KMO phải có giá trị từ 0.5 đến 1 (Hair và cộng sự, 2006). Các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Hair cộng sự, 2006). Factor loading lớn hơn 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, nếu lớn hơn 0.4 là quan trọng và lớn hơn 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Số lượng nhân tố được xác định dựa vào chỉ số Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Phương pháp phân tích Principal axis factoring với phép quay Varimax sẽ được thực hiện và điểm dừng khi trích các yếu tố có Eigenvalue lớn hơn 1. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mơ hình nghiên cứu. (Gerbing và Anderson, 1998) Tiêu chuẩn phương sai trích: tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.

- Phân tích hồi quy tương quan: Phân tích hồi quy, tương quan để thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tác động đến văn hóa cơng sở và mức độ tác động của các nhân tố này. Để kiểm định mối quan hệ này, phương pháp tương quan Pearson được sử dụng để đánh giá mối liên hệ.

r được dùng để ước lượng hướng và độ mạnh của mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. r nằm trong khoảng -1≤ r ≤ 1

|r| > 0,8: tương quan mạnh

|r| = 0,4 - 0,8: Tương quan trung bình |r| < 0,4: tương quan yếu

r càng lớn thì tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc càng chặt chẽ 0< r ≤ 1: gọi là tương quan tuyến tính thuận

- 1≤ r ≤ 0: gọi là tương quan tuyến tính nghịch

Sau khi thang đo của các yếu tố được kiểm định sẽ kiểm định các giả thuyết mơ hình cấu trúc và độ phù hợp tổng thể mơ hình.

Mơ hình hồi quy bội và kiểm định với mức ý nghĩa 5%:

Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 +….. + BnXn

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc Xi: Các biến độc lập

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn. Bằng tiếp cận kết hợp cả nghiên cứu định tính và định lượng, dữ liệu tác giả thu thập từ cả hai nguồn là thứ cấp và sơ cấp.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn khá phong phú, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp xử lý dữ liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp logic, lịch sử, phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phương pháp phân tích định lượng mơ hình hồi quy tuyến tính. Các phương pháp được sử dụng linh hoạt trong các chương của luận văn để mang lại kết quả nghiên cứu toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động tại

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH điện tử samsung vina (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)