6. Kết cấu luận văn
4.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường động lực làm việc của người lao động
4.2.4. Nâng cao năng lực lãnh đạo
Năng lực lãnh đạo là nhân tố có mức ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của người lao động. Năng lực lãnh đạo là nhân tố quyết định sự thành công không chỉ trong hoạt động chung của cơng ty mà cịn ảnh hưởng tới hoạt động riêng của từng cá nhân nhân viên. Trong tháp nhu cầu của Maslow thì nấc thang thứ ba “Nhu cầu xã hội“ và thứ tư là “Tự trọng“ được thể hiện qua mối quan hệ giữa người lãnh đạo với cấp dưới. Nhà quản trị đóng vai trị là phương tiện thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của nhân viên.
Theo kết quả nghiên cứu thì đa phần nhân viên vẫn còn chưa đánh giá quá cao về năng lực lãnh đạo, chủ yếu nằm ở việc ban lãnh đạo chưa thấu hiểu khó khăn trong cơng việc của nhân viên, chưa hướng dẫn tận tình và chưa coi trọng quan điểm, sự đóng góp của nhân viên. Như vậy, để cải thiện mối quan hệ của lãnh đạo với cấp dưới và nâng cao năng lực lãnh đạo, các nhà quản lý ở Công ty TNHH Điện tử Samsung Vina cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ tại đơn vị, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đối với nhân viên. Để thực hiện điều đó, người lãnh đạo cần hiểu rõ về nhân viên của mình bằng việc thiết lập kênh báo cáo và trao đổi thông tin để người lao động dễ dàng chia sẻ, báo cáo và nhận được sự quan tâm, trợ giúp của cấp trên khi cần thiết cũng như không gặp khó khăn trong việc giao tiếp, trao đổi với cấp trên. Việc tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng và trao đổi thông tin giữa lãnh đạo và người lao động cũng có thể thực hiện vào khoảng thời gian ngồi giờ làm việc hoặc ngay trong lúc làm việc. Lãnh đạo cần quan tâm đến người lao động, trao đổi thẳng thắn với nhân viên, tìm hiểu sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên trong công việc cũng như trong cuộc sống để có cách cư xử phù hợp. Song song với việc thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo cũng cần ghi nhận ý kiến đóng góp của nhân viên và giúp đỡ nhân viên khi cần thiết. Mỗi năm, Công ty nên tổ chức điều tra về người lao động một lần, bộ phận tổ chức và nguồn nhân lực căn cứ vài kết quả điều tra để vạch ra kế hoạch hành động rõ ràng, cải thiện mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên, công bố công khai cho người lao động.
năng lực cho các nhà lãnh đạo, từ đó người lao động thêm phần tơn trọng, tin tưởng và tiếp thu sự chỉ đạo của cấp trên.
Thứ ba, nhà lãnh đạo cần luôn hành động gương mẫu, làm tấm gương cho nhân viên noi theo. Nhà lãnh đạo cần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc Quy tắc ứng xử, đặc biệt khi đưa ra các quyết định cần đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, có tình, có lý để cho nhân viên tâm phục, khẩu phục. Điều đó có nghĩa là nhà lãnh đạo cũng cần tránh tình trạng thiên vị nhân viên bởi bất kỳ lý do gì gây ra mâu thuẫn hoặc sự khơng hài lịng đối với nhân viên khác. Nhà lãnh đạo cần giải quyết từng vấn đề của nhân viên một cách riêng rẽ, kịp thời và cụ thể.
Thứ tư, lãnh đạo cần giao tiếp với cấp dưới bằng tình cảm nhiều hơn bằng lý trí. Cấp trên nên cư xử nhẹ nhàng và tạo khơng khí thoải mái với cấp dưới bằng những cuộc trị chuyện thân mật mang tính trao đổi, tránh quát mắng, gây áp lực cho cấp dưới. Tệ quan liêu bị đẩy lùi, khuyến khích nhân viên sáng tạo, tin tưởng nhân viên sẽ cải thiện sự hài lịng của người lao động trong cơng việc. Nhà lãnh đạo cần tạo bầu khơng khí thực sự thân thiện với nhân viên, có biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo kịp thời, phù hợp khi họ làm sai mà không làm tổn thương người lao động