5S Phương pháp để quản lý, sắp xếp môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Nâng Cao Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Ansell Việt Nam (Trang 40)

Biểu đồ 2 .22 Sự sai lệch giữa tồn kho thực tế và hệ thống ERP

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. Các phương pháp nâng cao năng suất lao động

1.4.3. 5S Phương pháp để quản lý, sắp xếp môi trường làm việc

Trong hoạt động sản xuất cũng như kinh doanh, việc quản lý, sắp xếp môi trường làm việc là hết sức cần thiết, điều này giúp cho công việc trở nên hiệu quả hơn. Một phương pháp phổ biến mà nhiều người hay áp dụng đó là 5S viết tắt từ 5 chữ S trong tiếng anh: Sort, Set in order, Shine, Standardize, Sustain (Isao Kato, Art Smalley, 2020).

- Sort: nghĩa là Sàng lọc, đây là bước đầu tiên của phương pháp nhưng cũng rất

bị, sau đó tiến hành chọn và loại bỏ những thứ không cần thiết cho công việc hiện tại.

- Set in order: nghĩa là Sắp xếp, ở bước này sẽ giúp cho mọi thứ trở nên gọn gàng,

ngăn nắp hơn. Mỗi khi cần dùng đến sẽ dễ dàng tìm thấy tránh lãng phí thời gian tìm kiếm.

- Shine: nghĩa là Sạch sẽ, giữ cho các thiết bị, máy móc, vật dụng trong tình trạng

khơng có bụi bẩn, dầu nhớt. Tạo thói quen thường xuyên vệ sinh, lao chùi, dọn dẹp tránh xa các nơi ô nhiễm, xây dựng một không gian nơi làm việc trong lành, sạch sẽ, sáng tạo để làm việc hiệu quả.

- Standardize: nghĩa là Săn sóc, xem mọi thứ phục vụ trong cơng việc như một

món đồ q giá của mình, để bảo vệ, săn sóc chúng, giữa chúng ln trong tình trạng tốt nhất.

- Sustain: nghĩa là Sẵn sàng, duy trì tác phong chuyên nghiệp, một thái độ và tư

duy đúng đắn tạo thành thói quen tự giác trong cơng việc, luôn trong trạng thái tốt nhất về nguồn lực và trang thiết bị để sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sản xuất.

Ý nghĩa của hoạt động 5S

5S không chỉ là phương pháp tăng hiệu quả của các hoạt động sản xuất mà nó cịn giúp cho mọi người tạo ra một mơi trường làm việc sạch đẹp, gọn gàng và tiện lợi. Ngồi ra, cịn một số lợi ích như:

- Nhân viên làm việc trong môi trường và sức khỏe được đảm bảo

- Thao tác công việc dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm được thời gian làm việc hơn. - Văn hóa doanh nghiệp theo xu hướng hịa đồng, cởi mở giúp nâng cao tinh thần

làm việc.

- Chất lượng công việc cũng như cuộc sống được nâng tầm. - Nâng cao năng suất lao động cho nhân viên.

Mặt khác, 5S còn được áp dụng rất hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp. Mục tiêu chính của chương trình 5S bao gồm:

- Xây dựng ý thức cải tiến (Kaizen) cho mọi người tại nơi làm việc.

- Xây dựng tinh thần đồng đội giữa mọi người.

- Phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và cán bộ quản lý thông qua các hoạt động thực tế.

- Xây dựng cơ sở để đưa vào các kỹ thuật cải tiến. 1.4.4. VSM - Sơ đồ chuỗi giá trị

VSM tên đầy đủ là “Value Stream Mapping” là một trong những công cụ được sử dụng để tạo một bản đồ quy trình quan cho tất cả các thành phần cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ từ khâu mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến xuất kho hàng thành phẩm. VSM sử dụng ký hiệu, đường dẫn, hình ảnh để mơ tả các hoạt động của một quy trình vận hành sản xuất (Benjamin Sweeney, 2019)

VSM chứa tất cả các yếu tố từ nguyên vật liệu, cơ sở vật chất đến con người, được thể hiện dưới dạng các thông tin và các bước cần thiết dưới dạng một sơ đồ. Mục đích cơ bản của bản đồ chuỗi giá trị là phát hiện và giảm các lãng phí trong hoạt động sản xuất của một quy trình lớn qui mơ nhà máy hay tập đồn.

Những lợi ích của VSM

- Dễ dàng nắm bắt và hiểu được một quy trình sản xuất từ khâu mua nguyên vật liệu đến công đoạn cuối là xuất kho thành phẩm một cách trực quan nhất.

- VSM giúp cho các nhà quản lý, lãnh đạo phát hiện các lãng phí trong q trình của mình từ đó tìm ra ngun nhân và loại bỏ.

- Những yếu tố, thao tác, công đoạn không tạo ra giá trị sẽ được VSM chỉ ra và loại bỏ.

- Phát hiện kịp thời các sai sót, lỗ hổng để khắc phục và sửa chữa.

- Từ những điểm khuyết cần cải thiện mà VSM đưa ra, tận dụng cơ hội để đưa ra các ý tưởng, hành động cải tiến để nâng cao NSLĐ.

- Tiết kiệm, cắt giảm những chi phí khơng cần thiết, đẩy mạnh mục tiêu sản lượng nhưng vẫn giữ vững mục tiêu chất lượng tạo động lực nâng cao NSLĐ.

Một trong những mục tiêu quan trọng của VSM là giúp cho nhân viên, cấp lãnh đạo nhận ra được các cơ hội cải tiến trong quy trình hiện tại của mình. Phát hiện sự đứt quảng, nút thắt trong từng quy trình hay giữa các quy trình với nhau để có được các hành động khắc phục kịp thời. Đồng thời triệt tiêu các công đoạn, thao tác không tạo ra giá trị, gây lãnh phí, giảm các yếu tố về tồn kho từ đó giúp cho cơng ty có được một lộ trình thực hiện đúng đắn, tăng lợi nhuận sản xuất, nâng cao NSLĐ cho nhân viên.

Để có được những lợi ích trên, cần thực hiện VSM theo các giai đoạn sau:

Sơ đồ 1.1 Các giai đoạn thực hiện VSM

1.4.5. TPM - Bảo trì năng suất tồn diện

Bảo trì hay duy trì năng suất tồn diện trong các hoạt động sản xuất trong tiếng anh gọi là Total Productive Maintenance (TPM). TPM được sinh ra để tạo mối liên hệ hợp tác giữa các tổ chức, phòng ban nhất là giữa hoạt động của phịng bảo trì với các hoạt động sản xuất (Viện năng suất Viêt Nam, 2015)

Bảo trì là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp từ các hoạt động về bảo trì máy móc, dây chuyền sản xuất cho đến bảo trì các sản phẩm dịch vụ. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất TPM được xem như một kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng định kì nhằm đảm bảo tình trạng hoạt động của quy trình cũng như kiểm sốt sự cố trong q trình vận hành sản xuất.

Giai đoạn 2 Giai đoạn 4

Xây dựng sơ đồ chuỗi giá

trị hiện tại Nhận diện các cơ hội cải tiến

Phát triển sơ đồ chuỗi giá

trị tương lai Triển khai các mục tiêu và cải tiến

Sơ đồ chuỗi giá trị tương

lai

Mục tiêu của bảo trì năng suất tồn diện TPM

Bảo trì năng suất tồn diện có mục tiêu hết sức quan trọng, góp phần trực tiếp vào hiệu quả của q trình sản xuất, TPM tạo ra một mơi trường làm việc chuyên nghiệp về kỹ thuật mà ở đó khơng có sự cố cơ học trên các máy móc, thiết bị phục vụ cho q trình sản xuất cụ thể là: khơng có sự cố gây dừng máy, khơng có sản phẩm lỗi do dây chuyền tạo ra, khơng có hao hụt ngun vật liệu và nhất là khơng có tai nạn về con người liên quan đến máy móc, dây chuyền cơng nghệ. Điều này giúp cho hiệu năng của dây chuyền sản xuất tăng cao.

Bảng 1.1 Lợi ích của bảo trì năng suất tồn diện TPM

Lợi ích trực tiếp Lợi ích gián tiếp

- Tăng năng suất lao động cho quy trình sản xuất.

- Giảm hàng lỗi, hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất

- Giảm chi phí cho các hoạt động khắc phục sự cố sản xuất và bảo trì.

- Giảm lượng hàng tồn thành phẩm, chi phí lưu kho, quản lý tồn kho.

- Giảm tai nạn lao động do tác động từ máy móc, dây chuyền sản xuất.

- Kỹ năng và kiến thức của nhân viên được cải thiện.

- Tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và an toàn.

- Tự tin vận hàng và kiểm sốt quy trình

- Tăng tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc đội nhóm.

- Hình ảnh của nhân viên, nhà máy trở nên đẹp hơn.

- Sức cạnh tranh với đối thủ được nâng cao.

Các hoạt động chính của TPM

Bảo trì tự động (Autonomous Maintenance)

Người vận hành máy biết sửa chữa, bảo trì máy và nhận diện các hư hỏng ở một mức độ nhất định. Tự bảo dưỡng giúp người vận hành biết về kết cấu và chức năng của máy, hiểu về quan hệ giữa máy móc và chất lượng, quen với việc tuân thủ

nghiêm ngặt các quy định, từ đó phát hiện và chẩn đốn chính xác mọi bất thường của máy cũng như cách khắc phục nhanh chóng và phù hợp nhất.

Bảo trì có kế hoạch (Planned Maintenance)

Với tiêu chí “Phịng bệnh hơn chữa bệnh” việc bảo trì có kế hoạch là bảo trì khơng phải đợi khi có sự cố dừng máy hay bị lỗi, mà việc bảo trì này được thực hiện theo kế hoạch định kì, trong trường hợp máy vẫn đang hoạt động tốt nhưng nếu đến lịch bảo trì thì vẫn phải thực hiện để giúp cho tuổi thọ máy cao, giảm thời gian và chi phí khi có sự cố khẩn cấp.

Quản lý chất lượng (Quality Management)

Tạo ra các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng, quy trình kiểm sốt hàng hóa từ khâu ngun liệu đầu vào đến thành phẩm chuyển giao cho khách hàng. Tiếp nhận các khiếu nại về chất lượng cũng như chủ động tìm ra các điểm yếu trên quy trình hay sản phẩm để có kế hoạch ngăn ngừa lỗi phát sinh.

Cải tiến có trọng điểm (Focus Improvement)

Ưu tiên tập trung cải tiến những vấn đề có tính quan trọng then chốt trước. Bên cạnh đó khuyến khích những sáng kiến cải tiến nhỏ của từng cá nhân hoặc từng bộ phận.

Huấn luyện và đào tạo (Training and Education)

Để một phương pháp hay công cụ được áp dụng hiệu quả, cần có lực lượng nhân viên người thực hiện có trình độ, nên cần phải có các chương trình đào tạo chuẩn, giúp cho nhân viên làm việc hiệu quả và chất lượng.

An toàn và sức khỏe (Safety & Health)

An tồn ln được đề cao và là điều kiện tiên quyết trong các doanh nghiệp hiện nay, với mục tiêu an tồn là trên hết, khơng có tai nạn lao động, không mắc các bệnh nghề nghiệp, không gây ô nhiễm mơi trường và đặc biệt là an tồn của lao động là nhân viên sản xuất trực tiếp tại máy, dây chuyền sản xuất.

Để TPM hoạt động hiệu quả, không thể thiếu sự hỗ trợ từ các bộ phận khác trong quá trình sản xuất. Việc xử lý, thu thập, quan sát hay cung cấp các thông tin là cần thiết và rất quan trọng đối với bộ phận bảo trì khi thực hiện cơng việc.

Quản lý từ đầu (Initial Phase Management)

Chủ động quản lý mọi thứ ngay từ đầu sẽ giúp cho nhà quản lý, lãnh đạo hay thậm chí là nhân viên sản xuất luôn tự tin và xử lý hiệu quả các trường hợp xảy ra. Từ đó ghi nhận, phân tích và cải thiện nó.

Tóm tắt Chương 1

Hiểu được các khái niệm cơ bản có liên quan đến việc nâng cao NSLĐ, đó sẽ là nền tảng vững chắc cho việc phân tích, đánh giá và chọn lọc các giải pháp phù hợp để nâng cao NSLĐ tại Công ty Ansell Việt Nam. Hiện nay, việc nâng cao NSLĐ trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết. Đối với mỗi ngành nghề, sản phẩm khác nhau có các phương pháp tính NSLĐ khác nhau, nhưng quan trọng hơn hết là từ rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ, doanh nghiệp cần phải nhận ra được những yếu tố tác động đến NSLĐ đang tồn tại trong doanh nghiệp của mình, từ đó lựa chọn những cơng cụ, phương pháp phù hợp nhất để cải thiện NSLĐ cho hoạt động sản xuất.

Rất nhiều nghiên cứu trước đó đã tìm ra những ngun nhân gây giảm NSLĐ, từ đó tiến hành phân tích các ngun do để tìm ra giải pháp cải thiện và nâng cao NSLĐ cho doanh nghiệp. Trong luận văn này, các dữ liệu về NSLĐ tại Cơng ty Ansell Việt Nam sẽ được tính trên cơng thức của phương pháp tính NSLĐ bằng hiện vật và thời gian. Các yếu tố tác động đến NSLĐ sẽ tập trung phân tích 5M, và cuối cùng là giải pháp đưa ra sẽ dựa trên các phương pháp nâng cao NSLĐ: Kaizen, Standard work, 5S, VSM đã được trình bày ở trên.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY ANSELL VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Tập đoàn Ansell

2.1.1. Mục tiêu và sứ mệnh

“Bảo vệ là điều cốt lõi trong mọi việc chúng tơi làm. Tập đồn Ansell khơng chỉ đơn giản là về sự an toàn, mà các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi giúp mọi người ở mọi nơi trở nên tự tin hơn và cho phép các doanh nghiệp và người lao động làm việc hiệu quả hơn.” (Đội ngủ lãnh đạo điều hành Ansell, 2020, tr.1)

Với tập đồn Ansell, khách hàng ln biết rằng họ được bảo vệ và có thể hoạt động tốt hơn bởi vì chun mơn về danh mục của tập đồn Ansell, sản phẩm sáng tạo, thương hiệu đáng tin cậy và công nghệ tiên tiến mang lại cho họ sự an tâm và tin tưởng mà khơng cơng ty nào khác có thể cung cấp.

Sứ mệnh của tập đoàn Ansell là cung cấp các giải pháp an toàn, sáng tạo theo cách đáng tin cậy - tạo ra một thế giới “được Ansell bảo vệ”. (Đội ngủ lãnh đạo điều hành Ansell, 2020, tr.2)

Kể từ khi được thành lập vào năm 1893, Tập đoàn Ansell đã và đang dẫn đầu ngành cơng nghiệp an tồn bằng cách cung cấp các giải pháp, thiết bị bảo vệ tiên tiến cho hàng triệu người trên khắp thế giới.

Hình 2.1 Các giá trị của Tập đồn Ansell

2.1.2. Q trình hình thành và phát triển

2.1.2.1. Tập đoàn Ansell toàn cầu

Sơ đồ 2.1 Thời gian và mốc phát triển của Tập đoàn Ansell

(Ansell, Lịch sử của chúng tơi, 2022) Tập đồn Ansell được thành lập năm 1893: Dunlop UK thành lập một nhà máy lốp xe đạp tại Melbourne, Australia. (Tham khảo thêm ở Phụ lục 2.)

Hình 2.2 Bản đồ chuỗi hệ thống Tập đồn Ansell

Tập đoàn Ansell hoạt động trên hai mảng kinh doanh chính là Industrial (Cơng nghiệp) và Healthcare (Chăm sóc sức khỏe).

Mảng kinh doanh công nghiệp: Industrial GBU sản xuất và tiếp thị các giải pháp Quần áo bảo hộ hóa chất và găng tay hiệu suất cao cho một loạt các ứng dụng cơng nghiệp. Tập đồn Ansell bảo vệ người lao động trong hầu hết các ngành, bao gồm ơ tơ, hóa chất, chế tạo kim loại, máy móc và thiết bị, thực phẩm, xây dựng, khai thác mỏ, dầu khí và những người ứng cứu đầu tiên.

Hình 2.3. Nhãn hiệu trong mảng kinh doanh công nghiệp

(Ansell, Lịch sử của chúng tôi, 2022) Mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe: Healthcare GBU sản xuất và tiếp thị các giải pháp sáng tạo cho nhiều đối tượng khách hàng, bao gồm bệnh viện, trung tâm phẫu thuật, phẫu thuật nha khoa, phòng khám thú y, người ứng cứu tuyến đầu, nhà sản xuất, cửa hàng sửa chữa ơ tơ, nhà máy hóa chất, phịng thí nghiệm và các cơng ty dược phẩm.

Hình 2.4. Nhãn hiệu trong mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe

2.1.2.2. Nhà Máy Ansell Việt Nam

Hình 2.5 Nhà máy Ansell Việt Nam năm 2021

(Ansell, Lịch sử của chúng tôi, 2022) Địa chỉ: Lô số C.II>III -2+5, Đường số 7, Khu Công nghiệp Long Thành, Xã Tam An, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Năm 2017, Nhà máy Midas của Hàn Quốc được tập đoàn Ansell mua lại và đổi tên thành Ansell Việt Nam với diện tích 7,560m2 sản xuất, 1000 m2 văn phòng và 800m2 sân vườn. Với phần sản xuất bao gồm: 7 chuyền nhúng với năng suất 38 triệu đôi/ tháng; 250 máy dệt với năng suất 9 triệu đôi/ tháng; 3 máy Se sợi; 8 máy in.

Năm 2021, Ansell Việt Nam với tổng 1,140 nhân viên và người lao động, đồng thời diện tích sản xuất được mở rộng với 13,350 m2. Gồm: 15 chuyền nhúng với năng suất 90 triệu đôi/ tháng; 1,800 máy dệt với năng suất 65 triệu đôi/ tháng; 29 máy se sợi, 1 máy sang sợi; 12 máy in lụa và 2 máy in nhiệt.

(Ansell, Lịch sử của chúng tôi, 2022) Nhà máy Ansell Việt Nam sản xuất chủ yếu là găng tay nhúng PU và NBR

Một phần của tài liệu Nâng Cao Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Ansell Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w