Tăng tổng sản lượng tốt sản xuất ra

Một phần của tài liệu Nâng Cao Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Ansell Việt Nam (Trang 98 - 101)

Biểu đồ 2 .22 Sự sai lệch giữa tồn kho thực tế và hệ thống ERP

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các giải pháp nâng cao năng suất lao động

3.2.1. Tăng tổng sản lượng tốt sản xuất ra

3.2.1.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu

Đây làm cách làm quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm ở đầu ra tại mỗi quy trình.Việc nâng cao chất lượng nguyên vật liệu sẽ giúp hạn chế tối đa sản phẩm lỗi, khuyết tật góp phần tăng sản lượng tốt, nâng cao NSLĐ cho người lao động nói riêng và cả quy trình nói chung.

- Tăng cường nhân viên kiểm soát chất lượng, tăng tần suất lấy mẫu kiểm tra để tra sót chất lượng. Nguồn lực được nâng cao, giúp cho việc theo dõi và kiểm tra chất lượng hiệu quả hơn, bên cạnh đó mỗi nhân viên sản xuất sẽ phải kiểm tra nhanh chất lượng sản phẩm sau khi ra khỏi cơng đoạn của mình, tạo nên nhiều lớp lọc hàng lỗi, hàng kém chất lượng.

- Nâng cao ý thức về chất lượng cho nhân viên sản xuất tại từng quy trình. Các cuộc hội thảo hay chủ đề về chất lượng, giúp cho người nhân sản xuất có cái nhìn khác về chất lượng. Khi có vấn đề về chất lượng sản phẩm nó khơng chỉ là trách nhiệm của nhà máy, mà là trách nhiệm của mỗi nhân viên. Nó quyết định đến uy tín, sự tồn tại lâu dài của công ty. Sản phẩm chất lượng được tạo ra bởi những nguồn lực chất lượng.

- Khơng sản xuất hàng hóa bằng ngun vật liệu khơng đạt chất lượng. Nguyên vật liệu không đạt chất lượng phải được cô lập ra khỏi khu vực đang sản xuất, khơng vì mục tiêu sản lượng hay vì bất cứ lí do gì mà bỏ qua mục tiêu chất lượng .

- Áp dụng nghiêm hơn các bộ tiêu chuẩn về an toàn. Các bộ tài liệu về chất lượng đã được trình duyệt và ban hành, tuy nhiên nhân viên sản xuất chưa nắm bắt rỏ, tại một số quy trình có treo các bảng biểu về tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm, bảng mẫu so sánh sản phẩm lỗi nhưng khi hỏi đến nhân viên sản xuất tại khu vực thì biết rằng họ hiếm khi dùng đến và hiện tại chỉ làm theo kinh nghiệm. Kết hợp với bộ phận đào tạo lên chương trình để chia sẻ cho nhân viên sản xuất tại từng quy trình.

3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất

Máy móc, trang thiét bị, dây chuyền sản xuất ln trong tình trạng tốt nhất để hoạt cộng hết cơng sức. Máy móc, trang thiết bị là cơng cụ trực tiếp tạo ra sản phẩm, tác động trực tiếp lên sản phẩm. Khi được áp dụng tốt TPM, 5S thì quy trình sẽ hạn chế được lỗi, khuyết tật, hàng dở dang do máy móc, thiết bị gây ra.

- Máy móc phải ln được bảo trì định kỳ, vệ sinh sạch sẽ, luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động để không ảnh hưởng đến sản phẩm khi sản xuất. Giảm thiểu các sản phẩm lỗi, sản phẩm có chất lượng kém do ảnh hưởng từ máy móc, trang thiết bị trong sản xuất.

- Áp dụng TPM duy trì năng suất tồn diện, nâng cao chất lượng găng tay thơng qua việc: bảo trì máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất, đào tạo quản lý chất lượng, cải tiến trọng điểm.

- Bảo trì tự động: nhân viên sản xuất tại mỗi quy trình là người dành nhiều thời gian làm việc nhất với các máy móc, thiết bị. Vì thế, nhân viên sản xuất sẽ sửa chữa, bảo trì các hư hỏng ở cấp độ thấp, các sự cố đơn giản không cần chuyên môn cao.

- Bảo trì có kế hoạch: chất lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền cũng là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng găng tay. Cho nên ln phải có các kế hoạch, hợp tác giữa sản xuất và bảo trì để có những mục bảo trì định kì tùy vào các cơ cấu, bộ phận làm việc nhiều hay ít, dễ hư hỏng hay khơng.

- Giảm thời gian dừng máy do sự cố về thiết bị, nguyên vật liệu không đạt chất lượng, sự cố vận hành hay nghiêm trọng hơn là tai nạn lao động. Giảm tần suất cũng như thời gian đổi sản phẩm trong q trình sản xuất.

Nâng cao tính hiệu quả của dự án tự động hóa

- Đầu tư vào trang thiết bị chất lượng cao. Máy móc, dây chuyền tự động phải có chất lượng mới có được tính bền bỉ và năng suất vượt trội hơn.

- Phân tích, nhận dạng thực trạng và khả năng áp dụng trước khi mở dự án, khơng chạy đua thành tích. Đánh giá tính khả thi và ước lượng lợi ích dự án thơng qua việc tiết kiệm chi phí.

- Tái đào tạo cho nhân viên sản xuất cách làm một dự án khoa học, logic và đạt hiệu quả.

- Tạo cơ hội cũng như điều kiện để các nhân viên sản xuất đưa ra ý tưởng cải tiến dựa trên cơ sở áp dụng tự động hóa vào q trình sản xuất

- Xây dựng tinh thần cải tiến làm hợp tác giữa các cá nhân với nhau, tăng hiệu quả hoạt động đội nhóm.

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại quan tâm đến nhân viên sản xuất về mọi mặt với thói quen tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả cơng việc, máy móc trong thời đại 4,0. Cụ thể, tiến hành đánh giá thay thế các thiết bị an toàn trên máy Lộn tự động, nâng cấp bộ tay kẹp cho máy rút găng tay ở quy trình Nhúng.

- Đầu tư máy đóng gói tự động tại quy trình đóng gói: Nhằm tăng năng suất và giảm thiểu những thiếu sót mà quy trình thủ cơng khơng thể hồn thiện, dây chuyền sản xuất sẽ thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, tăng tính tự động hóa trong sản xuất.

3.2.1.3. Giảm sự chênh lệch báo cáo thực tế và số liệu hệ thống ERP

- Tăng cường tần suất kiểm tra tồn kho tại quy trình, nhất là khu vực đầu vào của quy trình Nhúng và In do đây là 2 quy trình hay bị sai lệch với số lượng lớn, để đánh giá sai lệch kịp thời khắc phục để đáp ứng nguyên vật liệu cung cấp cho hoạt động sản xuất.

- Kiểm tra hàng nhận và xuất kho song song với hệ thống. Ngoài việc thực hiện theo hệ thống, nhân viên kiểm tra chéo dựa vào số lượng nhập và xuất kho giúp cho nhân viên sản xuất theo dõi kịp thời bên cạnh đó có cái nhìn bao quát hơn, kịp thời xử lý sai lệch một cách nhanh nhất.

- Đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề và kiến thức chuyên sâu cho nhân viên sản xuất, việc kiểm đếm hay báo cáo không đúng số lượng thực tế gây ra hậu quả rất nghiêm trọng, vì thế việc đào tạo nâng cao tay nghề cho nhân viên sản xuất là hết sức cần thiết và quan trọng.

- Áp dụng tiêu chuẩn công việc vào báo cáo sản lượng, hàng lỗi đúng quy trình và minh bạch, đảm bảo tất cả nhân viên sản xuất đều thực hiện theo cách thức

giống nhau theo quy trình hướng dẫn cơng việc, báo cáo phải đúng số lượng, trung thực không được chạy đua năng suất sản xuất.

- Xây dựng trình tự cơng việc cũng như các hướng dẫn công việc một cách cụ thể, mô tả chi tiết các bước thực hiện báo cáo giúp cho các nhân viên thực hiện đồng nhất và khơng có sai lệch.

- Việc kiểm sốt và báo cáo sẽ khó khăn nếu quy trình có lượng tồn kho cao, vì thế cần phải theo dõi quá trình yêu cầu nguyên vật liệu đầu vào so với năng suất hoạt động của dây chuyền. Nhưng vẫn phải đảm báo nguồn nguyên liệu đầu vào tối thiểu để đảm bảo dây chuyền hoạt động.

- Áp dụng 5S cho từng quy trình, nhất là cá quy trình hàng hóa chưa được quản lý tốt về mặt sắp xếp, kiểm đếm báo cáo.

- Thành phẩm, nguyên vật liệu phải được sàn lọc để không bị lẫn các loại khác nhau hay giữa hàng tốt và hàng lỗi.

- Sắp xếp hàng hóa dễ tìm, dễ thấy và gọn gàng giúp cho việc kiểm đếm ít sai sót và hiệu quả hơn trong quá trình sản xuất.

 Đặc thù của biện pháp tăng tổng sản lượng tốt sản xuất ra sẽ có hiệu quả cao nhất khi áp dụng cho các quy trình như: Dệt, Phủ và In. Vì đây là 3 quy trình chính có tỷ lệ hàng lỗi cao, sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau, hơn nữa đây là các quy trình sản xuất ra số lượng thành phẩm rất lớn, tiêu tốn rất nhiều nguồn lực từ con người đến máy móc, trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Nâng Cao Năng Suất Lao Động Tại Công Ty Ansell Việt Nam (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w