Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 39)

vốn nhà nước

- Khái niệm quản lý

Để nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước, trước hết cần làm rõ khái niệm “quản lý”. Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc độ khoa học khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động

chung nào đó mà được tiến hành tn theo một quy mơ tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc cơng tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”. Theo C.Mác quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được

cái thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Ở đây C.Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý. Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào cịn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

Quản lý nhà nước.

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác

động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp,

đến hoạt động tư pháp. Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; Quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của nhà nước. Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.

Khái niệm quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước

Quản lý nhà nước về đầu tư xây dụng cơ bản là quản lý quá trình, tiến trình bỏ vốn bằng tiền, công sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác để tạo tài sản cố định cho nền kinh tế thơng qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hố hoặc khơi phục các tài sản cố định, giúp các địa phương, các quốc gia đạt được các mục tiêu phát triển về cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Có thể hiểu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB là quá trình điều khiển, dẫn hướng tất cả các bộ phận, cơ quan có liên quan đến thực hiện q trình, tiến trình bỏ vốn bằng tiền, cơng sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác để tiến hành các hoạt động tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế.

Quản lý đầu tư XDCB nói chung và quản lý nhà nước về đầu tư XDCB nói

riêng là một cơng việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều công việc, hoạt động khác nhau. Nội dung các hoạt động cũng rất đa dạng, phong phú. Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn nhà nước phải được thực hiện đối với từng hoạt động hay từng hạng mục của dự án cơng trình. Đó là q trình điều khiển, dẫn hướng tất cả các bộ phận, cơ quan có liên quan thực hiện q trình, tiến trình bỏ vốn bằng tiền từ NSNN, công sức, lao động và cùng với các nguồn lực khác để tiến hành các hoạt động tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế.

Quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn nhà nước của chính quyền cấp huyện là tổng thể các cách thức, phương thức mà các cấp chính quyền cấp huyện sử dụng nhằm điều khiển, dẫn hướng các bộ phận, cơ quan khác nhau thực hiện các hoạt động liên quan đến đầu tư XDCB bằng NSNN nhằm đạt được các mục tiêu hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội tại địa phương một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Mục tiêu quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp huyện

Sử dụng NSNN đúng mục đích, theo chiến lược kế hoạch đầu tư

Sử dụng NSNN tiết kiệm, chống lãng phí, thất thốt Đảm bảo chất lượng cơng trình đáp ứng yêu cầu

Đảm bảo tiến độ đầu tư

bản từ nguồn vốn Nhà nước của chính quyền cấp huyện

Nguồn: Tác giả xây dựng

- Sử dụng vốn nhà nước đúng mục đích, theo chiến lược, kế hoạch đầu tư

Mục tiêu đầu tiên của QLNN về đầu tư XDCB từ nguồn vốn nhà nước của chính quyền cấp huyện là sử dụng NSNN đúng mục đích, theo chiến lược, kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt.

Căn cứ theo chiến lược và kế hoạch từ cấp trên, chính quyền cấp huyện, thông qua các Ban quản lý dự án đầu tư XDCB và các chủ đầu tư trên địa bàn có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích là xây dựng cơng trình đã được phê duyệt, hướng đến xây dựng và hồn thiện kết cấu hạ tầng cho địa phương, khơng sử dụng vốn nhà nước vào mục đích khác và cũng khơng làm sai chiến lược và kế hoạch đầu tư đã được xác định trong các văn bản của Trung ương, tỉnh và huyện.

- Sử dụng vốn nhà nước tiết kiệm, phịng, chống lãng phí, thất thốt vốn nhà nước

Mục tiêu thứ hai của QLNN về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước của chính quyền huyện là sử dụng vốn nhà nước tiết kiệm, chống lãng phí, thất thốt. Đây là mục tiêu chung của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN áp dụng đối với cả nước, các địa phương khác nhau, không phân biệt phạm

vi thành phố, tỉnh, huyện xã. Ở cấp chính quyền huyện, mục tiêu sử dụng NSNN một cách tiết kiệm, chống lãng phí, thất thốt càng phải được quan tâm và chú trọng đặc biệt, giúp thực hiện tốt các mục tiêu của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn nhà nước một cách hiệu quả nhờ sử dụng NSNN tiết kiệm, khơng lãng phí và khơng làm thất thốt ngân sách của Nhà nước.

- Đảm bảo chất lượng cơng trình

Mục tiêu thứ ba của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng NSNN của chính quyền cấp huyện là đảm bảo chất lượng cơng trình. Để đạt mục tiêu này cần áp dụng các phương thức, công nghệ, kỹ thuật và giám sát cần thiết nhằm đảm bảo cho các cơng trình được xây dựng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cơng trình đã phê duyệt.

- Đảm bảo tiến độ đầu tư

Mục tiêu thứ tư của quản lý nhà nước về đầu tư XDCB từ nguồn vốn nhà nước của chính quyền cấp huyện là đảm bảo thực hiện đúng tiến độ đầu tư. Việc đảm bảo tiến độ đầu tư khơng những cho phép hồn thành cơng trình đúng thời hạn, phối hợp nhịp nhàng các cơng đoạn, hạng mục cơng trình với nhau, nhờ đó giảm chi phí, đảm bảo chất lượng cơng trình, mà cịn giảm thiểu ảnh hưởng khơng thuận lợi của việc xây dựng cơng trình với mơi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w