nguồn vốn nhà nước
QLNN đối với các hoạt động đầu tư XDCB từ nguồn vốn nhà nước có vai trị quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội; tạo môi trường để thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân,...
Xuất phát từ những thực tiễn trên đỏi hỏi cần được đổi mới quản lý có hiệu quả hơn. Đó là do các yêu cầu dưới đây:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc tính của hoạt động đầu tư XDCB. Do yêu cầu
phải nhanh chóng khắc phục có hiệu quả tình trạng thất thốt, lãng phí, tham nhũng trong lĩnh vực ĐTXD từ nguồn vốn nhà nước hiện nay.
Lĩnh vực ĐTXD là một trong những lĩnh vực “nhạy cảm”, dẽ xảy ra thất thốt, tham ơ, tham nhũng. Thực tế trong lĩnh vực ĐTXD ở nước ta hiện nay, lãng phí và thất thốt vốn là hai căn bệnh mang tính phổ biến. Lãng phí, thất thốt diễn ra từ tất cả các khâu lập, phê duyệt chủ trương, dự toán, lập thẩm định dự án, thiết kế, quản lý chất lượng cơng trình, thanh, quyết tốn,... vơ hình chung đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đầu tư của dự án, làm tăng chi phí đầu tư. Về mặt vĩ mơ nó làm cho nhịp độ và chất lượng của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội suy giảm, kìm hãm phát triển sản xuất, công bằng xã hội không được coi trọng và dẫn đến nhiều hệ lụy khác trong đời sống xã hội.
Thứ hai, xuất phát từ vai trò của đầu tư XDCB đối với phát triển kinh tế.
Đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước góp phần xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương. Nhờ nguồn ngân sách nhà nước, các chủ đầu tư thực hiện các dự án đầu tư XDCB có thể xây dựng mới hoặc nâng cấp các cơng trình cũ, qua đó góp phần hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương. Đầu tư XDCB bằng nguồn vốn nhà nước góp phần khắc phục lỗ hổng của đầu tư tư nhân. Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước thường ưu tiên cho các lĩnh vực mà khu vực tư nhân khơng đầu tư, nhưng mang lại nhiều lợi ích xã hội như làm đường, xây cơng viên, đắp đê điều…Ngồi ra, hoạt động đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư tư nhân. Bởi vì Nhà nước thường sử dụng nguồn từ NSNN để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc doanh nghiệp nhà nước ở các vùng khó khăn, tạo dựng các khu cơng nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu… nhằm thu hút đầu
tư tư nhân. Nói cách khác, Nhà nước thực hiện các dự án đầu tư XDCB gắn với vai trò điều tiết, khắc phục thất bại thị trường, giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội cùng với việc tính tốn lợi ích chung, kích thích mở rộng đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngồi. Đầu tư XDCB bằng vốn Nhà nước góp phần nâng cao mức sống của nhân dân. Mục tiêu cuối cùng của các dự án đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước là nhằm tạo tiềm lực sản xuất mới cho nền kinh tế, nhờ đó tạo thêm việc làm mới, tăng thu nhập cho dân cư, xây dựng các khu vui chơi, giải trí… qua đó nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ tính chất của nguồn vốn nhà nước trong đầu tư
XDCB. Quản lý các dự án ĐTXD từ vốn nhà nước để đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, tiết kiệm, đáp ứng mục tiêu ban đầu của dự án. Như chúng ta đã biết, để thực hiện được một dự án đầu tư XDCB bao gồm rất nhiều quy trình, thủ tục phức tạp, nhiều chủ thể tham gia quản lý, do đó quản lý các hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN rất khó khăn. Làm thế nào để đảm bảo đầu tư XDCB đúng mục tiêu, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả KTXH,.. là một trong những yêu cầu của quản lý đầu tư XDCB hiện nay.
Thứ tư, xuất phát từ chức năng, vai trò của nhà nước trong quản lý. Để
đảm bảo chức năng của QLNN đối với hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng diễn ra đúng pháp luật, đúng định hướng, có hiệu lực và hiệu quả.
Bất kỳ một hoạt động QLNN nào đều phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật để đảm bảo mọi hoạt động của xã hội phải trong khuôn khổ pháp lý. Hoạt động quản lý đầu tư XDCB cũng phải được tuân thủ theo quy định pháp luật về quy
trình, trình tự thủ tục,.. đáp ứng yêu cầu là đảm bảo mục tiêu, hiệu quả của nguồn vốn, chương trình