đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lắk
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, Bộ máy quản lý đầu tư cơng cịn thiếu hiệu quả. Năng lực, trình
độ chuyên môn của cán bộ, công chức chưa thực sự ngang tầm, cịn thiếu chắc chắn trong cơng tác chỉ đạo, điều hành dẫn đến một số thất thốt, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất, trình độ cán bộ cấp xã, công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tư xây dựng còn kém. Lãnh đạo khơng ít xã chưa ý thức đầy đủ về những hạn chế, yếu kém của mình trong cơng tác đầu tư xây dựng. Báo cáo của các xã về đầu tư vẫn nặng về thành tích, chưa thẳng thắn nhìn nhận hết mức độ nghiêm trọng về các sai phạm, thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cũng như chưa làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
Thứ hai, Công tác quy hoạch của huyện hiện nay chưa theo kịp với yêu cầu
phát triển bền vững. Nhiều quy hoạch có tầm nhìn cịn hạn chế, chậm được điều chỉnh, các quy hoạch về không gian, kiến trúc, đất đai… thiếu sự lồng ghép kết nối vào quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của huyện và tỉnh, ít có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, các đơn vị tư vấn nghiên cứu quy hoạch còn hạn chế về ý tưởng, do đó tính sáng tạo trong các đề án quy hoạch chưa cao. Công tác quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu xuất phát từ nguyên nhân các phòng ban, cơ quan chưa tập trung lập và hoàn thành các quy hoạch ngành, lãnh thổ, khu
vực và quy hoạch chi tiết. Sự thiếu đồng bộ trong công tác lập quy hoạch xuất phát từ việc thiếu phối hợp quy hoạch giữa các phòng ban chức năng liên quan.
Thứ ba, quản lý và giám sát đầu tư cịn kém làm thất thốt vốn đầu tư và
chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả cơng trình như dự kiến; phân cấp quyết định và sử dụng vốn đầu tư chưa kèm với giám sát, kiểm soát chất lượng và hiệu quả đầu tư. Trong phân bổ vốn đầu tư, một địa phương phân bổ vốn cho dự án khơng đáp ứng các ngun tắc, tiêu chí; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để. Việc hướng dẫn thực thanh tốn khoản mục chi phí giám sát thi công của Ban giám sát cộng đồng của các dự án đầu tư theo cơ chế đặc thù thực hiện theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 chưa đồng bộ.
Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chưa được thực hiện thường
xuyên, liên tục, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được coi trọng. Công tác giám sát nội bộ hiệu quả thấp. Một số xã trong một số dự án cụ thể đã không chấp hành nghiêm các quy định về quản lý đầu tư sử dụng vốn nhà nước, dẫn đến tình trạng phân bổ vốn đầu tư dàn trải, nợ đọng, kéo dài tiến độ thực hiện, gây lãng phí, thất thốt trong đầu tư. Một số các dự án đầu tư vi phạm quy định pháp luật về đầu tư. Kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy các cơng trình, dự án đều có sai phạm trong khâu lập thủ tục đầu tư, thiết kế, đấu thầu, sử dụng vốn có đầu tư sai mục đích, nghiệm thu, thanh tốn khống, quyết tốn sai so với khối lượng thực tế đã thi công, đơn giá, định mức… gây thất thốt, lãng phí. Việc xử lý các sai phạm trong quản lý đầu tư và xây dựng chưa kịp thời, nghiêm minh. Việc quy trách nhiệm cho các đối tượng có liên quan trong q trình đầu tư dự
án không rõ ràng, cụ thể, không đủ sức răn đe nên chưa có tác động tích cực trong việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng lãng phí, tham ơ, thất thốt trong đầu tư, xây dựng. Vì vậy, đã làm xói mịn lịng tin của người dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật trong lĩnh vực quản lý đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước.