Tình hình kinh tế huyện Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 63 - 71)

Trong 5 năm qua, tình hình kinh tế của huyện có sự tăng trưởng tương đối khá. Theo báo cáo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khố XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) trong 5 năm (2016-2020) đạt 15.528 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong nhiệm kỳ đạt 7,04%/năm

(thấp hơn mục tiêu của Nghị quyết 14,5% - 15%). Trong đó: Tỷ trọng nơng - lâm nghiệp tăng 6,09% (theo Nghị quyết 6,5%-7%); công nghiệp - xây dựng tăng 8% (theo Nghị quyết tăng từ 23%-25%); thương mại - dịch vụ, du lịch tăng 10,9% (theo Nghị quyết tăng trên 22%).

Đồng thời, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nơng - lâm nghiệp chiếm 67,83% (theo Nghị quyết 47- 48%), Công nghiệp - Xây dựng 18,37% (theo Nghị quyết 26%- 27%); Thương mại - Dịch vụ 13,8% (theo Nghị quyết là 24%- 25%).

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 29,5 triệu đồng /người/năm, đạt 113,46% theo Nghị quyết, tăng 10,936 triệu đồng/người/năm so với năm 2015.

Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm (2016- 2020), đạt khoảng 2.760 tỷ đồng, tăng so với giai đoạn 2010 - 2015: 1.579 tỷ đồng.

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt 35,850 tỷ đồng, tăng so với năm 2015: 9,045 tỷ đồng, tăng trung bình hàng năm 15% ( theo Nghị quyết Đạt hội 10%).

13.800%18.370% 18.370%

Nông lâm nghi pệ

Thương mại - Dịch vụ

Nguồn: UBND huyện Lắk, Tỉnh Đắk Lắk

a) Nông, lâm nghiệp, thủy sản Về nông nghiệp:

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng năm 2020 đạt 27.790 ha, so với đầu nhiệm kỳ tăng 2.553ha, đạt 97,28% so nghị quyết; tổng sản lượng năm 2020 đạt 114.645 tấn, đạt 97% so với nghị quyết; lương thực bình quân đầu người năm 2020 đạt 1.627 kg/người, đạt 100,5% so với nghị quyết.

- Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định trong 5 năm quá.

Năm 2020, tổng đàn trâu, bò đạt 22.450/23.000 con, đạt 97,6% so kế hoạch; đàn heo ước đạt 48.470/50.600 con, đạt 95,8% so kế hoạch; đàn gia cầm ước đạt 630.000/600.000 con, đạt 105% so kế hoạch. Tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi được áp dụng rộng rãi; cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được thực hiện khá tốt; công tác thanh tra, quản lý việc kinh doanh thuốc

thú y trên địa bàn được tăng cường; công tác kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ cơ bản thực hiện tốt.

Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: Luôn được quan tâm đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, từng bước thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời khơng ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Một số loại cây, con giống cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao đang được phát triển và nhân rộng. Cán bộ nông nghiệp của huyện đã thường xuyên thực hiện tốt việc tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; các mơ hình và chương trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi vào sản xuất, chăn nuôi.

Về lâm nghiệp:

- Công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng ln được chú trọng. Các đơn vị ngành lâm nghiệp, UBND các xã, các đơn vị chủ rừng thường xuyên tuyên truyền các văn bản của Nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường tuần tra, kiểm sốt và ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Trong 5 năm, toàn huyện thực hiện trồng 1.110 ha rừng nguyên liệu, đạt 111% so với Nghị quyết đề ra; diện tích rừng giao khốn quản lý, bảo vệ là 18.000 ha, hiện nay độ che phủ rừng của huyện đạt 64,4% (Nghị quyết XIV là 65%).

- Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản: Thường xuyên tuyên truyền, vận động

nhân dân thực hiện tốt Luật thuỷ sản cũng như các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đẩy mạnh phát triển các mơ hình nuôi trồng thuỷ sản trong nhân dân. Hiện nay, tồn huyện có diện tích ni trồng thủy sản 750ha, tổng sản lượng thủy sản đánh bắt, khai thác trong năm 2020 ước đạt 2.350

tấn, trong đó sản lượng ni trồng ước đạt 600 tấn, sản lượng đánh bắt ngoài tự nhiên ước đạt 1.750 tấn.

b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Tổng giá trị

trong 5 năm qua đạt khoảng 1.343 tỷ đồng (theo giá cố định năm 2010), trong đó, cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp 653 tỷ đồng, xây dựng 690 tỷ đồng.

Riêng năm 2020 tổng giá trị khu vực này là 319,367 tỷ đồng, đạt 138,5% so với kế hoạch, giá trị hàng năm tăng trung bình 8%/năm.

- ệ thống lưới điện: Tồn huyện lưới điện Quốc gia đã phủ kín 11

xã, thị

trấn, số thơn, bn đã có điện lưới Quốc gia 123/124 thơn bn đạt 99,19%; cịn 01 bn chưa có điện (bn Đắk Sar, xã Đắk Nuê), tỷ lệ hộ sử dụng điện ước đạt 98%, đạt 100% so với kế hoạch đặt ra.

-Nước sinh hoạt: Tồn huyện hiện có 17 cơng trình cấp nước tập trung

được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau, với quy mô thiết kế từ 32- 288m3/ngày đêm. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90% (theo kế hoạch phải > 90%).

- Hệ thống Bưu chính viễn thơng; Đã từng bước nâng cao chất

lượng hoạt

động, đảm bảo an tồn thơng tin liên lạc, kịp thời phục vụ các tổ chức, cá nhân trong và ngồi huyện có nhu cầu; việc triển khai, đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông tăng lên đáng kể, đến năm 2019 tồn huyện có 77 trạm BTS. Trên địa bàn huyện hiện có 19 đại lý Internet, có 01 bưu cục và 10 điểm bưu điện văn hóa xã; có 03 đơn vị hoạt động, kinh doanh và cung cấp dịch vụ viễn thông gồm VNPT, Viettel, MobiFone và 02 đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực Bưu chính đó là: Viettel Post và Bưu điện huyện. Tồn huyện ước có 34.564 thuê bao điện thoại (kể cả cố định và di động), bình quân 49,45 thuê bao/100 dân; số thuê

bao Internet băng thông rộng 0,96 thuê bao/100 dân. Công tác quản lý nhà nước về các dịch vụ Interrnet được tăng cường, đảm bảo quy định của pháp luật.

c) Thương mại, dịch vụ và du lịch

Thương mại, dịch vụ: Ngày càng được mở rộng, hàng hóa đa dạng về

chủng loại, phong phú về mẫu mã; cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, tổng doanh thu ngành thương mại, dịch vụ đạt khoảng 4.075 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2020 đạt 980 tỷ đồng, tăng 385 tỷ đồng so với năm 2015.

- Hoạt động du lịch: Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch trên địa

bàn từng bước được đầu tư nâng cấp. Đến nay, huyện Lắk đã được công nhận 02 di tích cấp Quốc gia là di tích lịch sử Văn hóa thắng cảnh Hồ Lắk và thác Bìm Bịp. Chất lượng hoạt động du lịch trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, góp phần thu hút số lượng khách đến tham quan du lịch ngày càng đơng. Tồn huyện có 11 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó 11 cơ sở kinh doanh nhà nghỉ và một số nhà trọ bình dân khác, tổng số phịng là 148 phòng; số lượt khách đến thăm quan du lịch năm 2019 trên 38.000 lượt khách; doanh thu của ngành du lịch trong 5 năm qua đạt 26,8 tỷ đồng tăng 4,1% so với giai đoạn 2011 – 2015.

2.1.2.2. Tình hình xã hội của huyện Lắk

a) Về giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện 5 năm qua không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Hiện nay, tồn huyện hiện có 47 đơn vị trường học, (tăng 03 trường so với năm học 2014- 2015), trong đó có 13 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 12 trường THCS, 02 THPT và 01 trường THCS Dân tộc nội trú. Tổng số học sinh năm học 2019 - 2020 từ bậc Mầm non đến bậc THCS

có 15.668 học sinh/531 lớp (tăng so với năm học 2014 - 2015 là 1.075 hs). Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp một đạt 100%, 100% học sinh hồn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. Năm học 2019- 2020 tỷ lệ học sinh bỏ học còn 0,54% (so với đầu nhiệm kỳ giảm 0,79%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 98% (tăng so với năm học 2014- 2015 là 15%); chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng lên (100% giáo viên đạt chuẩn ở bậc mầm non và THCS).

Chương trình kiên cố hóa trường lớp được quan tâm đầu tư. Hiện nay, tồn huyện có 662 phịng học, trong đó có 51,8% phịng học kiên cố, 45,2% phịng học bán kiên cố. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, đến nay có

14 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (đạt 100% theo nghị quyết XIV)

b) Về y tế, dân số và lao động việc làm

Quy mô mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được kiện toàn, củng cố; cơ sở vật chất và trang thiết bị từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân. Tồn huyện có 11 trạm y tế xã, thị trấn và 124 y tế thơn, bn. 100% trạm y tế xã có đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng và nữ hộ sinh; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT; 100% trẻ em có hồn cảnh đặc biệt được chăm sóc.

Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân, tinh thần trách nhiệm y đức của đội ngũ thầy thuốc có nhiều chuyển biến tích cực; việc tiêm chủng mở rộng, kiểm tra vệ sinh an tồn thực phẩm được duy trì thực hiện có hiệu quả; các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai thực hiện tốt; tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ vắc cin bình quân hàng năm đạt 92% (theo chỉ tiêu của nghị quyết là 95%); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng năm 2020 còn 20% (theo nghị quyết là 17%); tồn huyện có 11/11 xã, thị trấn duy trì đạt tiêu chí quốc gia về y tế; hiện nay huyện có 07 bác sỹ/ vạn dân.

Cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời, an tồn; góp phần nâng cao chất lượng dân số. Giảm tỷ suất sinh năm 2020 là: 0,4%o; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên cịn 1,3% .

Cơng tác xóa đói giảm nghèo thường xuyên được chú trọng, các cấp ủy đảng đã chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình mục tiêu Quốc gia, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cây con giống, khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi, đẩy mạnh phong trào giúp đỡ nhau phát triển kinh tế nâng cao thu nhập; phấn đấu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện cịn 24,99%, giảm 26,33% so với cuối năm 2015 (bình quân mỗi năm giảm 5,27%, đạt 174% chỉ tiêu kế hoạch). Trong 5 năm, đã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 605 hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, với tổng kinh phí là khoảng 27.225 triệu đồng.

Cơng tác dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động được quan tâm; trong

5 năm đã tạo và giải quyết việc làm cho khoảng 8.261 lao động trong các lĩnh

vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ; mở 23 lớp dạy nghề với 799 học viên tham gia học nghề như nấu ăn, chăn nuôi thú y, sửa chữa máy nổ, xây dựng cơ bản...

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w