Kiến nghị với các bộ liên quan (Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư…)

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 136 - 141)

hoạch – Đầu tư…)

Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, rà sốt lại tồn bộ những bất cập

trong việc thực hiện Luật đầu tư cơng để trình Chính Phủ và trình Quốc hội cho sửa Luật Đầu tư công theo hướng phải đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả đầu tư công. Việc ban hành luật đầu tư công được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ và hồn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơng tác quản lý hoạt động đầu tư và sử dụng vốn đầu tư cơng; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải trong đầu tư cơng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Việc ban hành Luật Đầu tư công cũng tạo ra công cụ quan trọng để bảo đảm việc quản lý đầu tư cơng được cơng khai, minh bạch, góp phần tích cực vào việc chống thất thốt, lãng phí. Đồng thời, cũng là căn cứ pháp lý để tăng cường cơng tác phịng chống tham nhũng, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu trong quản lý đầu tư công. Tuy nhiên chính sách pháp luật về đầu tư cơng vẫn cịn nhiều bất cập như để thi hành luật đầu tư cần 7 nghị định hướng dẫn và kéo dài gần 2 năm thì mới hồn thành việc ban hành và trong thời

gian tới cần phải hoàn thiện.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quản lý đầu tư công theo thông lệ quốc tế đảm

bảo đạt chất lượng tương đương trung bình các nước ASEAN-4, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức lập và thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà sốt, hồn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư và giá trong lĩnh vực xây dựng của các ngành kinh tế để quản lý chặt chẽ, tiết kiệm đầu tư công.

Thứ ba, tập trung triển khai giao sớm kế hoạch vốn cho các bộ, ngành và địa

phương. Trong kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, các cơ quan có thẩm quyền về giao kế hoạch vốn đầu tư phải nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của Quốc hội về dự tốn ngân sách các năm, sớm trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn kịp thời để các bộ, ngành và địa phương có căn cứ phân bổ kịp thời cho các dự án để thực hiện, không phân thành nhiều đợt như các năm trước.

Đối với số vốn cịn lại chưa phân bổ và bố trí khơng đúng quy định của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 thì kiên quyết cắt giảm để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và thu hồi các khoản vốn đã ứng trước.

Thứ tư, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét

giảm số lượng chương trình mục tiêu quốc gia, để giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội; ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các nhiệm vụ đầu tư trên địa bàn huyện nghèo thành một chương trình mục tiêu chung để giảm bớt đầu mối, tập trung nguồn lực cho việc hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo. Lồng ghép theo hướng giảm bớt số lượng các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương. Tạo điều

kiện cho địa phương đề xuất mức vốn cho từng cơng trình được linh hoạt, chủ động hơn.

Thứ năm, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội

ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đầu tư công để đáp ứng với yêu cầu công việc trong thời đại mới.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở khoa học đã được trình bày ở chương 1 và thực trạng công tác quản lý đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước được trình bày ở chương 2, căn cứ vào lý luận và thực tiễn trong nội dung của chương 3 tác giả trình bày về quan điểm và mục tiêu quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước của huyện Lắk.

Tác giả đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện quản ly nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước trên địa bàn huyện Lắk bao gồm nhóm giải pháp về hồn thiện tổ chức bộ máy, về công tác quy hoạch kế hoạch, nâng cao năng lực và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, tăng cường thanh kiểm tra giám sát...

Theo đó, về dài hạn, cần nghiên cứu tổng thể, đánh giá tồn diện về hệ thống cơ chế chính sách, các cơng cụ quản lý, công tác hướng dẫn, kiểm tra… liên quan đến quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công; tăng cường hợp tác quốc tế để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm của các nước phát triển và những nước có hồn cảnh kinh tế - xã hội tương tự như huyện Lắk, trên cơ sở đó đề xuất những nội dung cần sửa đổi, hồn thiện và có được hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, phù hợp.

KẾT LUẬN

Đầu tư cơng có vai trị quan trọng trọng việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước. Trong giai đoạn hiện nay đầu tư cơng vẫn có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề đặt ra là phải quản lý có hiệu quả cơng tác quản lý đầu tư công trong điều kiện nguồn lực của địa phương còn hạn chế. Mặc dù quản lý đầu tư cơng là lĩnh vực quan trọng tuy nhiên thì hiện nay công tác quản lý đầu tư cơng tại huyện Lắk cịn tồn tại nhiều hạn chế, do đó trong thời gian tới cần có sự quản lý chặt chẽ và đẩy mạnh hơn nữa.

Với đề tài quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn nhà nước trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, tác giả đã tập trung hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý đầu tư công tại địa phương từ việc phân tích các khái niệm đầu tư, đầu tư XDCB, quản lý, quản lý nhà nước để làm rõ khái niệm quản lý đầu tư nhà nước về đầu tư XDCB. Trong luận văn này tác giả chủ yếu tập trung phân tích cơ sở khoa học dưới gốc độ chức năng quản lý nhà nước từ việc phân tích sự cần thiết phải có cơng tác quản lý đầu tư XDCB, các yếu tố ảnh hưởng hưởng đến công tác quản lý đầu tư XDCB đến tập trung phân tích các nội dung quản lý nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước cho đến liên hệ các bài học kinh nghiệm của một số địa phương để làm cơ sở khoa học cho việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước tại huyện Lắk ở chương

2 và là cơ sở để đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

nhà nước về đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước trong thời gian tới tại địa phương. Bên cạnh việc hệ thống hóa cơ sở khoa học về quản lý đầu tư XDCB bằng vốn nhà nước, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đầu

tư XDCB bằng vốn nhà nước tại huyện Lắk để làm rõ bức tranh tổng quát về tình hình đầu tư XDCB cũng như công tác quản lý đầu tư XDCB tại địa phương. Đầu tiên tác giả tập trung giới thiệu tổng quan về huyện Lắk, khái qt tình hình đầu tư cơng và cơng tác quản lý đầu tư công, trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra những thành tựu cũng như hạn chế cịn gặp phải và tìm ra ngun nhân tại sao có những hạn chế đó. Phân tích thực trạng kết hợp với cơ sở khoa học về quản lý đầu tư XDCB là cơ sở để đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tại huyện Lắk.

Để huyện Lắk là một huyện phát triển, là điểm đến của nhiều nhà đầu tư, là môi trường tạo ra cơ hội mọi người cùng phát triển thì các cấp chính quyền tại địa phương cần nhanh chóng hồn thiện và nâng cao công tác quản lý đối với các hoạt động đầu tư công, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư XDCB sử dụng vốn Nhà nước, có như vậy sự tồn tại và phát triển của địa phương mới có thể bền vững, đưa địa phương thốt nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 136 - 141)