Giải pháp về nâng cao hiệu quả thanh kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước ở huyện Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 129 - 134)

đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước ở huyện Lắk

Một là, tăng cường hoạt động giám sát các dự án đầu tư XDCB từ vốn nhà nước. Luật NSNN cũng như các văn bản pháp quy có liên quan đến đầu tư từ nguồn vốn NSNN đã quy định rất chặt chẽ quy trình, cơ chế quản lý đầu tư từ khâu lập kế hoạch, xét duyệt, thẩm định kế hoạch, dự án đến khâu cấp phép quản lý vốn và quyết tốn. Nói chung quy trình thủ tục đại bộ phận các cơ quan đơn vị liên quan đều tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nhưng nhiều khi cịn mang tính chất hình thức, đầu tư cịn dàn trải theo cảm tính, thất thốt cịn lớn, hiện tượng tiêu cực, tham nhũng còn xảy ra, nguồn vốn nhà nước chưa được sử dụng có hiệu quả. Do đó, cần hồn thiện cơ chế giám sát vốn đầu tư từ vốn nhà nước như sau:

Tăng cường hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh theo hướng: có kế hoạch giám sát thường xuyên hàng năm theo nhiệm kỳ HĐND, kết hợp giám sát định kỳ với giám sát đột xuất đối với một số dự án trọng điểm của tỉnh, giám sát hoạt động tại các dự án đầu tư trong những trường hợp cụ thể nhằm tạo ra yêu cầu, áp lực cao cho các cơ quan chức năng trong quá trình thực thi quản

lý vốn đầu tư XDCB từ vốn nhà nước.

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng nhằm phát hiện, uốn nắn những sai phạm trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng để đảm bảo công tác đầu tư xây dựng mang lại hiệu quả cao. Do vậy, công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng phải được thực hiện ở tất cả các giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, tiến hành thanh tra, kiểm tra ở tất cả các lĩnh vực đầu tư xây dựng. Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo cho tính hiệu quả của cơng trình, dự án sau này, tránh lãng phí khi dự án khơng có tính khả thi, việc thanh tra ở giai đoạn này cần tập trung vào đánh giá sơ bộ tính hiệu quả dự án, cơng trình, địa điểm thực hiện dự án, thi cơng xây dựng cơng trình. Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tư cần được tiến hành thường xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất kỳ, khi thấy có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo cho tiến độ cũng như chất lượng cơng trình được đảm bảo đúng thiết kế và dự toán đã được duyệt.

Tăng cường chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền với trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư tại các sở, ngành. Quy định trách nhiệm cá nhân đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, xử lý kỷ luật đồng thời xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nếu không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Việc thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giúp các sở, ngành phân tích đánh giá đúng tình hình đầu tư XDCB sử dụng vốn nhà nước nhằm có phương án chỉ đạo điều hành một cách phù hợp, để sửa đổi, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách quản lý đối với lĩnh vực này.

dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hoạt động của các cơ quan thanh tra: thanh tra cấp tỉnh, thanh tra xây dựng, thanh tra tài chính, thanh tra sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo thanh tra tồn diện, tiết kiệm thời gian, khơng chồng chéo, hạn chế lãng phí và đảm bảo hiệu quả. Nâng cao chất lượng thanh tra, tránh nể nang, né tránh, thiếu khách quan khi thực hiện thanh tra các dự án đầu tư XDCB từ vốn nhà nước do chính nội bộ ngành thực hiện. Có chế tài xử lý nghiêm đối với đoàn thanh tra trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra nếu có hành vi dung túng cho các sai phạm. Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan thanh tra, từ đó nâng cao cơng tác thanh tra. UBND tỉnh cần phải kiện toàn lực lượng thanh tra, kiểm tra cơng tác ĐTXD đủ mạnh, có chun mơn nghiệp vụ và là những chun gia giỏi của các lĩnh vực ĐTXD cán bộ phải có phẩm chất đạo đức có uy tín và trung thực.

Ba là, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, các sở, ngành cần thực hiện nghiêm túc các quy định về công khai, minh bạch hoạt động tại các dự án ĐTXD sử dụng vốn vốn nhà nước của mình. Xử lý vi phạm hành chính đối với các chủ đầu tư và nhà thầu không treo biển báo hoặc biển báo thiếu thông tin theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giám sát của mọi tầng lớp dân cư. Cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn tuyên truyền vận động các tổ chức, công dân tham gia giám sát việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư XDCB từ vốn. Có cơ chế khuyến khích, khen thưởng và bảo vệ, đề cao vai trị giám sát của cộng đồng, các đồn thể, hiệp hội, các cơ quan báo chí đối với hoạt động tại các dự án, nhằm phát hiện, ngăn chặn, phịng, chống, tham nhũng, thất thốt, lãng phí ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB từ vốn nhà nước.

Thứ tư, tăng cường vai trò giám sát- tư vấn phản biện của các tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Ngồi việc thực hiện tốt vai trị giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc,.… cần có những quy định Pháp luật bắt buộc phải có giám sát, tư vấn - phản biện và giám định xã hội của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng đối với các dự án lớn - quan trọng ở trung ương và địa phương giao một số dịch vụ công sang cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp (cấp chứng chỉ, đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn ....), một số lĩnh vực có

thể giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp sáng kiến và soạn thảo luật thuộc ngành nghề chuyên môn phù hợp.

Thứ năm, thẩm định và thẩm định độc lập dự án: Công tác thẩm định dự án đã được quy định trong các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư công. Vấn đề là làm thế nào để việc thẩm định dự án trở nên thực chất và có chất lượng. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tư công. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mực thẩm định dự án cho mọi dự án đầu tư công, bất kể nguồn vốn như thế nào. Áp dụng thẩm định độc lập đối với các dự án quan trọng, để xác định tính khả thi, hiệu quả của dự án một các tốt nhất. Sự lạc quan thái quá và thiếu khách quan đối với các dự án đầu tư công - do xác định chi phí quá thấp và lợi ích quá cao - là hiện tượng phổ biến. Chính vì vậy, ln cần phải kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn, hơn nữa lại do chính cơ quan thực hiện tự thẩm định.

Xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trong quản lý đầu tư XDCB từ vốn nhà nước

Đầu tư công là lĩnh vực xảy ra tham nhũng hết sức phổ biến. Đây là lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư rất lớn từ ngân sách nhà nước, trong khi đó cơ chế quản lý

tương đối lỏng lẻo, chính vì vậy tham nhũng xảy ra nhiều, đồng thời số tiền bị thất thoát thường rất lớn. Trong lĩnh vực này, tham nhũng xảy ra ở mọi công đoạn, từ khâu quy hoạch, lập, duyệt dự án, thiết kế, thi công, thanh tra, kiểm tra, đến nghiệm thu thanh tốn, quyết tốn. Tình trạng trên xuất phát từ nhiều ngun nhân trong đó có ngun nhân từ chính đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý trong lĩnh vực này. Việc buông lỏng quản lý, việc kiểm tra không thường xuyên, chặt chẽ, cố tình bỏ qua những sai phạm, tiêu cực trong quản lý cũng là một trong những lý do khiến tình trạng vi phạm tăng thêm. Để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công trên địa bàn cần thực hiện giải pháp kiên quyết xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra vi phạm mà không phát hiện xử lý hoặc không đề xuất xử lý kịp thời; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc không phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đầu tư công, theo phân cấp quản lý và quy định của pháp luật.

Việc xử lý nghiêm những người đứng đầu, những người cố tình bao che cho sai phạm là một trong những giải pháp cần được thực hiện quyết liệt. Việc buông lỏng quản lý và thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý đối với đầu tư cơng sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng. Do đó xử lý những cá nhân tổ chức để xảy ra

vi phạm sẽ góp phần hạn chế được những vi phạm và khi đó cơng tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này được tốt hơn. Tùy theo tính chất vụ việc, tùy theo hồn cảnh thực tế mà có những chế tài thích hợp để xử lý làm gương cho những cá nhân tổ chức có ý định vi phạm trong tương lai.

Đối với hành vi không xử lý, xử lý khơng nghiêm cũng có biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe và góp phần giúp các cá nhân tổ chức này làm hết trách nhiệm của mình trong cơng việc. Việc khơng có biện pháp xử lý và xử lý khơng kịp thời sẽ để lại những tiền lệ xấu trong tương lai do đó cần kiên quyết xử lý

những hành vi này. Nếu giải pháp này được thực hiện tốt thì góp phần nâng cao cơng tác quản lý nhà nước đối với đầu tư công.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn huyện lắk, tỉnh đắk lắk (Trang 129 - 134)