với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk
Thứ nhất, xác định rõ vai trò của các cá nhân, tổ chức trong cơng tác cải
cách hành chính cũng như trong đền bù giải phóng mặt. Đặc biệt là vai trị của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các
trường hợp xung yếu. Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến vốn đầu tư XDCB ở các địa phương trên, trong đó vai trị cá nhân lãnh đạo về tinh thần gương mẫu, “dám làm, dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần được đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nước.
Thứ hai, hồn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến
lược lâu dài, hạn chế bớt những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn. Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương ban hành, UBND huyện cần cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền được phân cơng, phân cấp.
Thứ ba, tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về
rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối vốn đầu tư. Trong công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư cần tuân thủ đúng quy định hiện hành, xem xét kỹ lưỡng và phân bổ hợp lý nguồn vốn để ưu tiên một số lĩnh vực phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác QLNN đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn nhà nước cấp huyện ở trong chương 1 của Luận văn, tác giả đã hệ thống hóa những lý luận về cơng tác QLNN đối với đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và cơng tác QLNN đối với ĐTXDCB bằng vốn nhà nước cấp huyện nói riêng; Trong đó, luận văn đã xây dựng 5 nội dung của QLNN đối với ĐTXDCB bằng vốn nhà nước cấp huyện bao gồm: (1) Xây dựng và thực thi quy hoạch, kế hoạch về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước; (2) Ban hành và thực thi văn bản quản lý liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN; (3) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN; (4) Thẩm định, phê duyệt, đấu thầu các dự án đầu tư XDCB từ vốn ngân sách nhà nước;(5) Thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Đồng thời, luận văn cũng đã chỉ các nhân tố ảnh hưởng tới công tác QLNN đối với ĐTXDCB bằng vốn nhà nước cấp huyện, đó là cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hồn thiện công tác QLNN đối với ĐTXDCB bằng vốn nhà nước trên đị bàn huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắk.
Trên cơ sở những lý luận về công tác QLNN đối với ĐTXDCB bằng vốn nhà nước cấp huyện đã được đề cập chi tiết trong chương 1, tác giả sẽ tiến hành phân tích để chỉ ra thực trạng công tác QLNN đối với ĐTXDCB bằng vốn nhà nước cấp huyện tại huyện Lắk, tỉnh Đắc Lắk. Thực trạng cơng tác này được tác giả trình bày cụ thể trong chương 2 của Luận văn.
CHƢƠNG 2