cơ bản từ ngân sách nhà nước
1.2.4.1. Các nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, tài ngun thiên nhiên, vị trí địa lý có ảnh hưởng đến đến các hoạt động ĐTXD. Cụ thể, đối với những địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi như các tỉnh thuộc đồng bằng, gần cảng biển; thuận lợi sản xuất, giao thơng là những vùng có tiềm năng thu hút được nhiều vốn đầu tư, ngồi ra, với các địa phương thuận lợi sẽ có suất đầu tư, giá thành cho mỗi sản phẩm đầu tư thấp hơn so với các tỉnh điều kiện địa lý, tự nhiên khó khăn. Trong khi đó, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng thường gặp thiên tai, lũ lụt, địa hình hiểm trở, khơng thuận lợi sẽ làm tăng chi phí đầu tư trong q trình đầu tư là những vùng ít được các nhà đầu tư quan tâm. Điều này dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư phát triển từ các nguồn vốn khác khó khăn và sẽ đặt gánh nặng lên nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách địa phương.
Trong những trường hợp điều kiện tự nhiên thuận lợi (thời tiết ổn định, không khắc nghiệt, không bão lũ, hạn hán) tài nguyên dồi dào sẽ là những nhân tố thuận lợi góp phần giảm chi phí đầu tư trong suốt cả các giai đoạn của quá trình đầu tư (chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư). Hay tại những nơi có địa hình, địa chất thuận lợi, tài nguyên phong phú, dồi dào, không gặp những chấn động nhiều về địa chất, địa hình khơng hiểm trở thì đây cũng là những tiền đề để thực hiện dự án đúng tiến độ và tạo ra các sản phẩm do các DAĐT sản xuất ra đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, giá thành thấp nhất góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Do vậy, hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSĐP chịu ảnh hưởng của yếu tố điều kiện tự nhiên. Nhận biết được điều này để thúc đẩy phát triển ở những vùng khó khăn, nhà nước và các địa phương cần có các chính sách ưu đãi
đối với doanh nghiệp khi đầu tư vào các khu vực khó khăn, đồng thời, nhà nước và địa phương cũng cần đầu tư trước một bước về kết cấu hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Điều kiện kinh tế - xã hội ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN hiện nay gồm có nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW (các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, bổ sung từ NSTW,..) và nguồn vốn NSĐP. Với việc nguồn vốn hỗ trợ từ NSTW ngày càng cắt giảm thì NSĐP giữ một vai trị hết sức quan trọng trong đầu tư phát triển.
Đối với các địa phương có điều kiện KTXH phát triển, nguồn thu NSĐP hàng năm lớn sẽ thuận lợi cho việc chi đầu tư. Ngược lại, đối với các địa phương có điều kiện KTXH khó khăn, trong điều kiện quy mơ vốn ĐTXDCB từ nguồn NSĐP còn hạn hẹp, khả năng tự chủ tài chính kém, vốn cân đối NSĐP thấp. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến việc bố trí vốn đầu tư bị dàn trải, không đáp ứng được tiến độ của các dự án đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan
- Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước: Đây là toàn bộ các quy định, quy tắc do nhà nước ban hành để điều chỉnh các hoạt động về ĐTXDCB, tạo ra hành lang pháp lý cho tất cả các hoạt động của các cơ quản lý về hoạt động ĐTXDCB và các cá nhân, chủ thể tham gia trong hoạt động này. Cụ thể, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan quản lý các hoạt động ĐTXDCB; Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định nội dung của QLNN về ĐTXDCB và hệ thống các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này,…
Như vậy, hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước về quả lý ĐTXDCB có vai trị hết sức quan trọng đối với cơng tác quản lý ĐTXD, nó là cơ sở hành
lang pháp lý cho mọi hoạt động về ĐTXDCB diễn ra đúng pháp luật, đúng quy định, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong đầu tư. Nếu hệ thống thể chế vừa thiếu vừa yếu sẽ có nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho tiêu cực, tham nhũng, thất thốt, lãng phí trong đầu tư. Nếu hệ thống chính sách pháp luật đầy đủ nhưng khơng đồng bộ, chồng chéo, nhiều thủ tục,.. cũng khó thu hút được các nhà đầu tư và gián tiếp làm tăng chi phí đầu tư, giảm hiệu quả đầu tư của mỗi dự án.
Hệ thống các văn bản pháp luật nói chung cũng như hệ thống các văn bản pháp luật về ĐTXDCB nói riêng được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, hệ thống văn bản này cũng được bổ sung, sửa đổi khi bản thân nó khơng đáp ứng được u cầu trong tình hình mới đã thay đổi. Để có thể quản lý hoạt động ĐTXDCB một cách hiệu quả, nhà nước phải luôn cập nhật sự thay đổi của hoạt động ĐTXDCB để từ đó bổ sung, sửa đổi hệ thống chính sách pháp luật về hoạt động này cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả ĐTXDCB từ nguồn NSNN.
- Năng lực, trình độ, đạo đức của đội ngũ cán bộ quản lý: Con người là nhân tố trung tâm đóng vai trị quan trọng, quyết định trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Chất lượng quản lý đầu tư, trước hết chịu sự tác động trực tiếp của con người, mà cụ thể là cán bộ quản lý đầu tư. Đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư địi hỏi phải là người có trình độ hiểu biết sâu về chuyên môn và những kiến thức chung về khoa học, kinh tế, xã hội để có thể tổng hợp những kiến thức đó đưa vào q trình quản lý đầu tư. Hơn nữa, đây cịn là đội ngũ có nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm là những gì tích lũy được qua tri thức. Nhờ tích lũy kinh nghiệm, cán bộ quản lý đầu tư có thể tăng nhanh tốc độ và hiệu quả làm việc của mình. Ngồi ra, một trong những yếu tố vơ cùng quan trọng khác đó là tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Nếu cán bộ quản lý đầu tư khơng
có tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm đối với việc mình được giao thì sẽ khơng hồn thành tốt cơng việc được giao, gây ảnh hưởng cho bản thân họ và cho cả tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Cán bộ quản lý đầu tư đóng vai trị vừa là người tổ chức các khâu, vừa là chủ thể thực hiện các hoạt động quản lý.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý: Công tác quản lý ĐTXDCB gồm một chuỗi các hoạt động, quy trình, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và bao gồm nhiều chủ thể, cá nhân tham gia trong đó hoạt động của QLNN gồm nhiều khâu quan trọng như thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch; phân bổ vốn đầu tư; thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; đấu thầu, quản lý chất lượng cơng trình, quyết tốn vốn đầu tư; kiểm tra, thanh tra; đánh giá hiệu quả đầu tư,…Do đó năng lực quản lý của mỗi chủ thể, cá nhân trong cơ quan nhà nước có ý nghĩa quan trọng và quyết định hiệu quả đầu tư của mỗi dự án.
Các cơ quan nhà nước trong quản lý ĐTXDCB có trách nhiệm đối với việc ban hành và tổ chức thực hiện định hướng phát triển KTXH, lập, phân bổ kế hoạch vốn ĐTXDCB. Định hướng, kế hoạch phát triển nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, ý chí, đạo đức của những người lãnh đạo của địa phương và sự đúng đắn của chủ trương đầu tư và tổ chức thực hiện đầu tư.
Đối với hoạt động ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN, công việc quan trọng đầu tiên là lập kế hoạch, từ công tác lập kế hoạch cho phép xác định các dự án cần đầu tư, làm căn cứ cho việc lập, thẩm định chủ trương đầu tư. Nội dung quan trọng nữa trong công tác quản lý đầu tư là công tác thẩm định chủ trương đầu tư: Việc thẩm định chính xác, sát thực đối với nội dung này sẽ mang ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư của dự án sau này. Nếu công tác thẩm định chủ trương đầu tư của các cơ quan nhà nước thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng có dự
án khơng hiệu quả, lãng phí nguồn vốn, ảnh hưởng xấu đến việc cân đối nguồn lực chung của địa phương. Việc thẩm định, phê duyệt dự án cũng là khâu khá quan trọng, đây là một bước để cụ thể hóa quyết định chủ trương đầu tư, là một bước nữa kiểm soát của cơ quan nhà nước về tiêu chuẩn, định mức, tổng mức,.. đảm bảo dự án được tuân thủ theo chủ trương được duyệt. Triển khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu để đảm bảo dự án sớm được đưa vào thi công, khai thác. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án nhằm chấn chỉnh những sai sót, sai phạm, đảm bảo tuân thủ theo quyết định đầu tư đã được phê duyệt.
Như vậy, năng lực và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước về ĐTXDCB có ảnh hưởng quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động ĐTXDCB. Năng lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì khơng thể có hiệu quả cao trong hoạt động. Thực tiễn đã chứng minh, nếu hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước yếu kém, hành chính quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà cũng như sự phối hợp không chặt chẽ giữa các cấp quản lý, các cơ quan quản lý... sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư thì phải nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy nhà nước, đổi mới quản lý hành chính nhà nước trong đó sự phối hợp giữa các co quan chức năng là vô cùng cần thiết.