Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát (Trang 28 - 30)

Chương 2 : Cơ sở lý thuyết

2.4. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài

2.4.1. Các nghiên cứu trong nước

Các cơng trình nghiên cứu trong nước về lĩnh vực xây dựng chủ yếu tập trung vào những hoạt động thi cơng tại các cơng trình, cụ thể là về cơng tác quản lý chất lượng công việc trong giai đoạn thi cơng của các dự án. Đáng nói đến là bài nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Ngọc, Cù Việt Hưng, Phan Nguyên Phương, Vũ Thị Hồng Nhung và Trần Tiến Dũng (2022) về vấn đề khí động và kết cấu của một cơng trình xây dựng hồn thiện. Theo các tác giả, khả năng chịu lực của một dự án hoàn thiện sẽ bị ảnh hưởng bởi gió, một yếu tố trong mơi trường tự nhiên và nó quyết định độ vững chắc của một dự án xây dựng. Một số đặc điểm được bài viết đề cập như là khả năng tiếp xúc với gió của một số bộ phận xây dựng và các tiết diện của

bề mặt cản gió. Qua đó, các tác giả đã tìm ra mối liên hệ giữa cấu tạo của các bộ phận tiếp xúc với gió và khả năng tạo ra lực tác động lên cơng trình nhằm hạn chế phần lực tác động, giúp nâng cao được tính ổn định, tính vững chắc hay khả năng chống chịu của các bộ phận khi có lực tác động phát sinh. Hơn nữa, việc cải thiện này còn giúp tiết kiệm được các khoản chi phí trong hoạt động xây dựng. Một cơng trình nghiên cứu khác của Nguyễn Chí Thiện, Hồ Đức Duy, Ngơ Hữu Cường, Bạch Văn Sỹ và Lê Thanh Cao (2022) đã đề cập đến vấn đề sự thay đổi của tần số dao động và các dạng dao động khác nhau tác động lên sản phẩm xây dựng hồn thành, liên quan đến khung bê tơng cốt thép khi chịu các loại tải trọng khác nhau. Theo các tác giả, sự thay đổi của tần số dao động và các dạng dao động sẽ là cơ sở để phát hiện ra những hư hỏng trong khối bê tông cốt thép, đánh giá được các mức độ hư hỏng khi chịu sự tác động của các mức tải trọng khác nhau. Bài nghiên cứu cũng phát hiện ra đặc điểm về vùng nứt trong khối bê tơng khi chịu ảnh hưởng của các lực có cường độ khác nhau khi có sự thay đổi của tần số dao động trong khối bê tông cốt thép và sự xuất hiện của các dạng dao động khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của các cơng trình xây dựng.

Một cơng trình nghiên cứu khác của Ngô Thanh Long và Nguyễn Quốc Dũng (2022) có đề cập đến vấn đề về kiểm sốt chi phí và thời gian trong hoạt động xây dựng. Theo các tác giả, phương pháp kỹ thuật ngược (Reverse Engineering – RE) sử dụng đối với sản phẩm ngói đất sét trong khâu thiết kế và chế tạo khn từ mẫu có sẵn sẽ giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho hoạt động sản xuất. Việc chế tạo được khuôn mẫu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng độ chính xác cho sản phẩm trong giai đoạn hồn thiện, đặc biệt là đối với những sản phẩm có hình dạng phức tạp. Tuy nhiên, hai tác giả có thừa nhận điểm hạn chế của hoạt động áp dụng phương pháp kỹ thuật ngược (RE) nằm ở việc lựa chọn thiết bị quét, số lần quét và cách bố trí chuẩn. Về việc tiết kiệm chi phí trong q trình sản xuất vật liệu xây dựng, một bài nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Hùng, Vũ Minh Đức và Nguyễn Nhân Hịa (2022) có đề cập đến vấn đề tận dụng các chất thải, phế liệu của quá trình sản xuất vật liệu xây dựng để tái chế nhằm cho ra một sản phẩm hữu ích trong hoạt động. Theo các tác giả, phương pháp xác định độ rỗng của sản phẩm và cơng

nghệ làm chặt có thể đảm bảo được chất lượng của sản phẩm đầu ra. Hơn nữa, lượng chất thải ra hàng năm của các nhà máy sản xuất là một con số không hề nhỏ, đặc biệt là các nhà máy sử dụng trữ lượng điện cao. Đây có thể được xem là một nguồn nguyên liệu đầu vào khổng lồ và có tính đảm bảo cho hoạt động sản xuất sẽ khơng bị thiếu hụt. Ngồi ra, các tác giả cũng nhắc đến việc kết hợp chất liệu polyme để tăng tính dẻo dai, bền chắc cho sản phẩm.

Sự hài lịng của khách hàng là ln nhận được rất nhiều quan tâm của các cơng trình nghiên cứu, đặc biệt là sự hài lòng của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ. Sở dĩ, đây là yếu tố quyết định sự thành công của các hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ trên thị trường. Bài nghiên cứu của Phạm Hùng Cường, Nguyễn Xuân Minh và Võ Hoàng Nhân (2019) đã đề cập về vấn đề sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Theo các tác giả, mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự hài lịng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ đó sẽ bị tác động bởi bảy yếu tố bao gồm giá cả, chất lượng sản phẩm, phương tiện hữu hình, sự tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ và sự cảm thơng. Qua đó, bài nghiên cứu đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm dịch vụ tại thị trường Việt Nam đối với người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ xây dựng của Công ty Cổ phần Hưng Nam Phát (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w